Bất cập về năng lực quản lý, hiệu lực quản lý, hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 82 - 83)

- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc còn chưa

3.2.2.3.Bất cập về năng lực quản lý, hiệu lực quản lý, hiệu quả quản lý

lý, hiệu quả quản lý

- Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật tại các địa phương có nơi, có lúc còn thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất.

- Công tác tổ chức thực hiện chưa được chuyên môn hóa và còn yếu kém trong tổ chức thực hiện; do cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ đối với các dự án thu hồi đất tại địa phương chưa bảo đảm về trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện, chưa được đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu để thực hiện chính sách, ... do đó, dẫn đến việc thực hiện sách bồi thường và GPMB khi Nhà nước thu hồi đất gặp khó khăn, hạn chế hơn.

- Việc áp dụng chính sách để thực hiện hỗ trợ ổn định đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp còn chưa linh hoạt, không thực hiện báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác nhằm bảo đảm ổn định đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp cho một số trường hợp đặc biệt (như các hộ gia đình nông nghiệp thuê đất công ích của xã để sản xuất) đã dẫn đến vướng mắc trong triển khai thực hiện; đồng thời phương thức thực hiện hỗ trợ ổn định đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp trên địa bàn huyện chưa phù hợp với quy định của Chính phủ.

- Chưa có các giải pháp cụ thể cũng như quy định bắt buộc việc bố trí tạo việc làm cho số lao động dôi dư khi bị thu hồi đất; nên ở địa phương và thực tế ở dự án nghiên cứu, nhiều hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất không có đủ điều kiện để chuyển đổi sang làm nghề khác do trình độ thấp và các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp khi muốn chuyển sang sản xuất kinh doanh lại không có mặt bằng, không có vốn để tự sản xuất kinh doanh,... Do vậy, đã dẫn đến người dân bị thu hồi đất bị ảnh hưởng lớn về đời sống và tìm cách cố tình không giao đất, gây vướng mắc và chậm trễ cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, GPMB.

- Đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn yếu về năng lực và kinh nghiệm trong công tác, dẫn đến kết quả hòa giải các sự vụ về tranh chấp tại cấp cơ sở chưa cao.

3.3. GIẢI PHÁP

Để nâng cao hơn nữa tính khả thi của chính sách, hạn chế tối đa các vướng mắc trong việc áp dụng và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, học viên đề xuất một số nhóm giải pháp sau:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 82 - 83)