Thiếu việc làm 5 16,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 70)

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra

- Đánh giá của người dân về tình hình việc làm sau khi bị thu hồi đất Theo đánh giá của nhóm hộ bị thu hồi đất ở cho rằng: có 53,33% số hộ điều tra cho rằng việc làm tốt lên, đáp ứng đủ việc làm, những hộ này thường lao động làm việc trong các ngành nghề khác, tuy có người làm nông nghiệp chỉ là phụ không phải là thu nhập chính của gia đình nên tình trạng việc làm tương đối ồn định, họ có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc mới tốt hơn, thuận lợi hơn; còn 46,67% cho rằng việc làm không thay đổi so với trước.

Nhóm hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có tỷ lệ hộ đánh giá tình trạng đủ việc làm thấp nhất (đạt 33,33%), tỷ lệ hộ đánh tình trạng việc làm không thay đổi cao (đạt 50%) và số hộ đánh giá tình hình thiếu việc làm (đạt 1,67%). Nguyên nhân có sự đánh giá này do: đất nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất chính của người nông dân nên khi họ bị thu hồi một phần tư liệu sản xuất thì việc làm của họ không đảm bảo; lao động trong gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp trình độ đào tạo nghề chưa có nên khó khăn khi tiếp cận với công việc mới khi bị thu hồi đất. Đây chính là bài toán khó chưa có lời giải trong công tác GPMB. (Biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến tình hình việc làm

d) Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến trật tự an ninh xã hội

Trong tất cả các nhóm hộ điều tra, tỷ lệ hộ đánh giá tình trạng an ninh trật tự xã hội tốt lên là cao nhất, như: nhóm hộ thu hồi đất nông nghiệp đánh giá đạt 50%; nhóm hộ thu hồi đất ở đánh giá đạt 56,67%.(Bảng 2.17; Biểu đồ 2.5 )

Nhóm hộ chỉ thu hồi đất ở không có hộ nào đánh giá tình trạng an ninh, trật tự kém đi và 43,33% số hộ điều tra cho rằng tình trạng trật tự, an ninh xã hội không có sự thay đổi so với trước. Ngược lại nhóm hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có 36,67% số hộ đánh giá là tình trạng an ninh trật tự không thay đổi và 13,33% số hộ đánh giá tình trạng kém đi. Các hộ điều tra có đánh giá như trên vì theo họ khi tiến hành thực hiện dự án việc xây dựng kéo dài ảnh hưởng tình hình của địa phương và khi dự án đi vào thực hiện nhiều hoạt động phát sinh sẽ ảnh hưởng đến tình hình trật tự an ninh xã hội.

Bảng 2.17 Tình hình an ninh trật tự xã hội sau thu hồi đất

Hạng mục Nhóm hộ bị thu hồi đất NN Nhóm hộ bị thu hồi đất ở Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Tình hình an ninh trật tự xã hội sau thu hồi đất

- Tốt hơn 15 50,00 17 56,67

- Không thay đổi 11 36,67 13 43,33

- Kém đi 4 13,33

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra

hồi đất đến tình trạng an ninh trật tự xã hội

e) Những kiến nghị của người dân

Từ thực tế công tác thu hồi, GPMB, đề bù hỗ trợ, người dân đã đề xuất một số kiến nghị mà công tác GPMB chưa đáp ứng được

Những vấn đề tập trung người dân kiến nghị là: hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền; đào tạo nghề trực tiếp, cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất và tăng giá đất đền bù và tiền hỗ trợ. (Bảng 2.18, Biểu đồ 2.6)

Bảng 2.18 Những kiến nghị của người dân bị thu hồi đất

Hạng mục Nhóm hộ bị thu hồi đất NN Nhóm hộ bị thu hồi đất ở Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

- Hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền 26 86,67 25 83,33- Đào tạo nghề trực tiếp 6 20,00

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 70)