Thực trạng phát triển thương mại – dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 28)

Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Sự phát triển của ngành này là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.Vì vậy Huyện đã tập trung chỉ đạo, phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn; triển khai Hội chợ nông sản dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với các doanh nghiệp triển khai Hội chợ Xuân, Hội chợ hàng tiêu dùng và Phiên chợ hàng Việt có hiệu quả, hưởng ứng Chương trình kích cầu tiêu dùng và cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2011 ước tăng 22,8% so với năm 2010. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt 538,66 tỷ đồng (giá 1994), tăng 17,6% so với năm 2010 [29].

Ngành dịch vụ tài chính và tín dụng: Hoạt động tài chính ngân sách

với tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2010 đạt 1.163,9 tỷ đồng; năm 2011 đạt 1.437,1 tỷ đồng, vượt 30,3% mục tiêu đề ra [29].

Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn cũng khá phát triển trong những năm qua. Hiện nay trên địa bàn huyện nhiều chi nhánh ngân hàng: Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng Quân đội ... Cùng với các hợp tác xã tín dụng hoạt động giao dịch thường xuyên, các ngân hàng này đã thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đáp ứng tương đối tốt nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của các doanh nghiệp trong huyện. Dịch vụ tín dụng ngân hàng đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của huyện.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 28)