Những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 35 - 37)

quan đến chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Hiện nay, nhu cầu về đất đai để phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, việc thu hồi đất GPMB là điều kiện tiên quyết để khai thác các dự án nhưng đây lại là khâu gây nhiều ách tắc mà chủ yếu là do công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các địa phương còn yếu kém không chặt chẽ nhiều vướng mắc trong quan hệ quản lý và sử dụng đất đai để tồn đọng khá dài không giải quyết được. Tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp hay vì một quyết định không đúng của cấp có thẩm quyền, hiện tượng kéo dài tiến độ GPMB các dự án do các bên không nghiêm chỉnh thi hành pháp luật…Từ tình hình trên đặt ra những vấn đề về quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất.

- Điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính: hàng năm việc đo đạc phục vụ biến động, chỉnh lý bản đồ địa chính chưa được thực hiện thường xuyên yếu tố này làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý đất của các địa phương và trực tiếp là việc xây dựng phương án bồi thường thiệt hại trong công tác bồi thường GPMB và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Phân hạng, phân loại đất: Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy do không cập nhật điều chỉnh nội dung này theo sự biến động của đất đai, việc phân hạng, phân loại đất thiếu cơ sở khoa học dẫn đến hậu quả định giá bồi thường gặp khó khăn, thiếu chính xác gây bất hợp lý trong việc xây dựng giá đất để bồi thường thiệt hại.

- Giao đất, cho thuê đất: Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất có tác động rất lớn đến công tác bồi thường GPMB và TĐC, nguyên tắc giao đất, cho thuê đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch là điều kiện bắt buộc, nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt nguyên tắc này, hạn mức đất được giao và nghĩa vụ đóng thuế đất quy định không rõ ràng tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ dẫn đến khó khăn cho công tác bồi thường.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống HSĐC có vai trò quan trọng hàng đầu để “Quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trương bất động sản”, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai. Trước khi có Luật đất đai năm 1998, hệ thống tài liệu đất đai được thiết lập chủ yếu dựa trên kết quả số liệu bản đồ giải thửa, sổ mục kê, thống kê đất đai, nội dung sổ sách phản ánh quỹ đất theo từng loại đất, chủ sử dụng đất, nhưng không đề cập đến cơ sở pháp lý của đất đai. Thời kỳ này công tác quản lý đất đai bị buông lỏng nên hiện tượng bị lấn chiếm đất công, bỏ ruộng hoang hoá, sử dụng đất không đúng mục đích, cấp đất sai thẩm quyền là hiện tượng phổ biến.

Đến nay đã lập được hệ thống HSĐC, nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, hơn nữa công tác kiểm tra, đo đạc, sao chép hồ sơ đăng ký không được thực hiện nghiêm chỉnh nên có nhiều sai sót trong đo đạc ngoại nghiệp, tính toán diện tích, lưu trữ HSĐC, những tồn tại trên làm ảnh hưởng không

nhỏ đến công tác bồi thường GPMB và TĐC hiện nay khi quan hệ đất đai vận động trong cơ chế thị trường.

- Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: Giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai là một nhiệm vụ bức xúc, cần có sự quan tâm sâu của các cấp, các ngành. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ góp phần dung hoà các mối quan hệ khác trong xã hội, đảm bảo ổn định cuộc sống sản xuất xây dựng mối đoàn kết trong nhân dân. Song quá trình thực hiện giải quyết đơn thư tranh chấp vẫn còn một số tồn tại như còn để tồn đọng nhiều đơn thư chưa giải quyết đúng thời gian pháp luật quy định, thời gian giải quyết vụ việc đơn thư còn kéo dài, chưa tập trung dứt điểm [27].

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 35 - 37)