Một số đề xuất nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH thương mại và xây dụng Việt Dũng.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu và các biện pháp tăng doanh thu tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Việt Dũng (Trang 63)

M thay đổi do q thay đổi do p Tổng thay đổ

4.3.1 Một số đề xuất nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH thương mại và xây dụng Việt Dũng.

và xây dụng Việt Dũng.

Xét theo một khía cạnh nào đó, tăng doanh thu cũng đồng nghĩa với tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động nếu doanh thu tăng trong trường hợp các chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hợp lý. Vì vậy làm thế nào để tăng doanh thu từ đó tối đa hoá lợi nhuận luôn là bài toán cần tìm lời giải đáp của nhiều DN. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Việt Dũng, được chứng kiến công tác thực tế em đã học hỏi được rất nhiều. Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công ty cũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, để góp phần

tăng doanh thu, em xin nêu ra một vài giải pháp mang tính chất tham khảo giúp công ty đạt được nhiều thành công ngày càng tốt hơn trong tiêu thụ sản phẩm góp phần tăng doanh thu cho công ty.

4.3.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu để tăng doanh thu.

Lý do đưa ra giải pháp: Trong thời gian thực tập, nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu ở công ty em nhận thấy công ty kinh doanh chủ yếu về vật liệu xây dựng, và có các đội thi công ở công trình, Doanh thu thu được từ công trình chiếm phần lớn DT trong công ty. Hiện nay có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này do vậy công ty gặp rất nhiều khó khăn. Một số công trình lớn tại địa bàn, DN đã bị trượt thầu.

Nội dung giải pháp: Nâng caokhả năng cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao năng lực về tài chính, tạo uy tín của mình trên thương trường, từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Nâng cao trình độ kỹ thuật xây dựng hồ sơ dự thầu, đổi mới cơ cấu và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý điều hành dự án để giảm thiểu các chi phí chung, chi phí máy móc thiết bị.

Tổ chức đào tạo cho các nhân viên kỹ thuật, kỹ sư để nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo tay nghề cho công nhân để mỗi người lao động trong công ty đều có khả năng nắm bắt tốt công việc và hoàn thành tốt công việc của mình.

Mua sắm thêm thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho công tác xây dựng ở các công trình, từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công tại công trình, làm nâng cao năng suất hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Điều kiện thực hiện giải pháp: Công ty phải trích một khoản tiền trong nguồn vốn của mình cho công việc đào tạo nhân viên kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị, ngoài ra công ty cần phải tuyển chọn nhân viên có kiến thức chuyên môn, kiến thức về kinh tế, am hiểu về công tác đấu thầu để có khả

năng đánh giá chính xác khối lượng thầu và từ đó giúp doanh nghiệp trúng được các gói thầu.

4.3.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ bán hàng đẩy mạnh phương thức bán lẻ

Lý do đưa ra giải pháp: Chúng ta biết rằng, khách hàng thường đến mua những địa điểm mà ở đó họ nhận được sự phục vụ chu đáo tận tình, cởi mở. Trên thực tế trong vấn đề này công ty chưa đảm bảo tốt. Nhân viên bán hàng còn thụ động, chưa có kỹ năng chuyên môn trong công tác tiêu thụ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các đại lý chưa cao, đặc biệt là các đại lý bán lẻ. Năm 2010 doanh thu của đại lý Dũng Hà giảm. Vì vậy một trong những giải pháp cấp thiết đặt ra là phải nâng cao hiệu quả của hoạt động của đội ngũ bán hàng.

Nội dung đưa ra giải pháp:

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ bán hàng thì công ty cần phải: - Lựa chọn đội ngũ bán hàng chuyên nghiêp đảm bảo các yêu cầu sau: +) Khi bán hàng phải có thái độ niềm nở, cách cư xử lịch thiệp, phục vụ chu đáo, tận tình với khách hàng, biết lắng nghe và trả lời đúng đặc biệt là phải có tính kiên trì đảm bảo phương châm “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

+) Có thái độ trung thực với khách hàng, không lợi dụng tình trạng thiếu hiểu biết của khách hàng để bán với giá cao, bán sản phẩm bị lỗi hay kém chất lượng.

- Tiến hành đào tạo đội ngũ bán hàng bằng các hình thức như: Hội thảo, đi công tác để học hỏi những kiến thức về các sản phẩm sơn và thị trường. Bồi dưỡng nghiệp vụ giúp họ ý thức được rằng bán hàng là một nghề có tính chất nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo cao.

- Thúc đẩy khích lệ nhân viên làm tăng hiệu quả của hoạt động bán hàng như: Cơ chế thù lao thích hợp, thanh toán sòng phẳng các khoản phí tổn cho người bán hàng, có những cuộc đối thoại nhận xét hàng năm, tổ chức chương trình hội nghị, đại hội người bán hàng.

- Coi nhiệm vụ tiêu thụ là công việc của mỗi người từ giám đốc tới nhân viên bảo vệ vì có tiêu thụ sản phẩm thì nhân viên trong công ty mới được hưởng lương. Mỗi người đều có khả năng giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng.

- Khoán doanh số bán hàng cho nhân viên để hưởng lợi

Thực hiện giải pháp này sẽ giúp cho công ty nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nhanh hơn từ đó có biện pháp kịp thời điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu đó góp phần đẩy mạnh phương thức bán lẻ tăng doanh thu. Không những thế nó giúp công ty có nhiều mối quan hệ mới một cách dễ dàng tạo lập sự tin tưởng của khách hàng khi ký kết hợp đồng, nâng cao uy tín của công ty trên thương trường.

Điều kiện thực hiện giải pháp: Công ty cần chú trọng về ngoại hình và khả năng giao tiếp trong công tác tuyển chọn đội ngũ nhân viên bán hàng. Ngoài ra, công ty cũng cần phải trích nguồn kinh phí cho các nhân viên bán hàng nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng việc cho họ đi học những khoá đào tao ngắn hạn về tiếp thị và giới thiệu sản phẩm.

4.3.1.3 Mạnh dạn đầu tư, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo giới thiệu sản phẩm

Lý do đưa ra giải pháp: Trong thời gian thực tập, nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu ở công ty em nhận thấy trong công tác bán hàng công ty chưa coi trọng tới vai trò của quảng cáo mặc dù có tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các hội trợ, triển lãm. Do vậy mà ít người biết đến sản phẩm của công ty.

bối cảnh cụ thể. Lĩnh vực kinh doanh của công ty chủ yếu là các sản phẩm về sơn. Công ty cần phải áp dụng nhiều hình thức quảng cáo để có thể tác động đến mọi thị trường tiêu thụ.

Hình thức quảng cáo thông qua truyền hình: Ý tưởng quảng cáo trên truyền hình cần phải có sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh. Vì vậy đầu tư cho một chương trình quảng cáo là rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Song quảng cáo trên truyền hình tác động đền tâm lý người tiêu dùng rất tốt.

Quảng cáo trên Intenet: Đây là một hình thức quảng cáo mới, hiện nay mạng lưới Intenet rộng lớn, người dân có xu hướng sử dụng mạng lớn, doanh nghiệp nên lập riêng cho mình một trang Web riêng để người dân dễ dàng tìm hiểu đây là hình thức quảng cáo mà trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, tuy nhiên tốn kém về tiền bạc không phải nhỏ.

Quảng cáo thông qua đội ngũ tiếp thị: Đây là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất, thông qua đội ngũ tiếp thị mà ban lãnh đạo có thể biết được trực tiếp ý kiến của khách hàng, biết được thị hiếu cũng như ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty.

Ngoài các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì hoạt động tiếp thị cũng cần được đẩy mạnh với hoạt động như: In lịch bưu thiếp có biểu tượng của công ty để tặng, biếu, khuyến mại….

Như vậy mỗi loại hình quảng cáo đều có ưu thế riêng, điều quan trọng là công ty cần phải biết vận dụng hình thức quảng cáo nào cho phù hợp với từng địa bàn, từng thời điểm cụ thể. Song dù quảng cáo bằng hình thức nào thì nội dung quảng cáo vẫn phải đảm bảo tính trung thực về sản phẩm và phù hợp với văn hoá từng địa phương.

Điều kiện thực hiện giải pháp: Công ty phải trích một khoản tiền trong nguồn vốn của mình cho công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của công ty để tất cả mọi người biết đến sản phẩm và chất lượng sản phẩm của công ty.

Ngoài ra công ty cũng phải tuyển chọn đội ngũ tiếp thị sản phẩm có trình độ và nghệ thuật giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục khách hàng cao để khách hàng tin tưởng khi dùng sản phẩm. Từ đó tăng lượng tiêu thụ hàng bán, góp phần tăng doanh thu.

4.3.1.4 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Lý do đưa ra giải pháp: Trong cơ chế thị trường đầy sôi động như hiện nay, thị trường tồn tại một cách khách quan và có vai trò quan trọng đối với sản xuất. Thị trường mách bảo và định hướng cho công ty theo hướng có lợi cho mình, cung cấp những tín hiệu giúp công ty có thể nhận biết các thông tin về sản phẩm, chủng loại, chất lượng, giá cả, nơi tiêu thụ, về đối thủ cạnh tranh và về tính chất của sản phẩm. Đồng thời thị trường cung cấp thông tin về việc xác định nhu cầu, những đòi hỏi của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường cần được công ty quan tâm.

Nội dung của giải pháp: Công tác tìm hiểu nghiên cứu thị trường là hoạt động vô cùng quan trọng. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin về thị hiếu, nhu cầu, mức thu nhập của người tiêu dùng, cao hơn là dự đoán được khả năng biến động của thị trường sản phẩm có thể xảy ra trong tương lai sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời. Phải tìm hiểu xem:

- Đâu là thị trường triển vọng nhất đối với sản phẩm của công ty? - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường đó?

Ngoài ra, việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng loại sản phẩm với công ty trên thị trường cũng rất quan trọng. Hiện nay đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là: Dulux, Nippon, Jotun, Mykolor,…Do vậy việc tìm hiểu các biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ của đối thủ sẽ giúp công ty có thể học tập và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Thấy được các đối thủ cạnh tranh công ty sẽ chủ động hơn trong việc đánh giá khả năng của mình để có phương hướng phát triển hợp lý.

Hiện nay việc duy trì các thị trường đã chiếm lĩnh không còn là vấn đề đơn giản khi có ngày càng nhiều DN tham gia vào lĩnh vực kinh doanh sản phẩm cùng loại. Tuy vậy với những thuận lợi sẵn có của mình như chất lượng sản phẩm, chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý, mẫu mã phong phú, hàng Việt Nam….. các sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín trên thị trường. Hệ thống mạng lưới tiêu thụ của công ty phát triển rộng khắp miền Bắc, nhưng thị trường miền Nam còn bỏ ngỏ, chưa khai thác. Do vậy công ty nên mở thêm chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Do đó công tác nghiên cứu thị trường càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Công ty cần phải nghiên cứu đặt địa điểm các của hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ, nắm bắt các nhu cầu của khách hàng đặc biệt cần phải tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mại, dành nhiều ưu đãi cho các nhân viên ở khu vực nếu bán được nhiều hàng.

Chính sách giá cả là một biện pháp hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường này. Công ty có thể sử dụng mức giá thấp hơn đối với thị trường khác cũng như so với các đối thủ cạnh tranh khác. Khi các sản phẩm này đã có chỗ đứng trên thị trường thì lúc đó công ty có thể lựa chọn các cá nhân, tổ chức có đủ tài chính để đặt đại lý cấp I. Công ty phải nghiên cứu khả năng tiêu thụ của từng thị trường để phân bổ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Điều kiện thực hiện giải pháp: Công ty cần phải thành lập một bộ phận riêng chuyên làm nhiệm vụ thu tập, xử lý thông tin có liên quan tới hoạt động tiêu thụ, dự đoán và phân tích xu hướng tiêu dùng trên thị trường, tiếp cận khảo sát thị trường. Ngoài ra, công ty cũng cần tuyển chọn nhân viên có chuyên môn, kiến thức về kinh tế, am hiểu thị trường để có khả năng đánh giá chính xác sự biến động và xu hướng biến động của thị trường. Ngoài ra, công ty cũng cần đẩu tư về mặt vật chất như tiền, phương tiện đi lại phục vụ cho việc đi lại khảo sát và nghiên cứu thị trường.

Lý do đưa ra giải pháp: Sau khi tìm hiểu thực tế về số liệu của công ty Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 tăng 250.588 (nđ), tỷ lệ tăng 24,93%, trong khi đó doanh thu tăng 2.226.814 (nđ), tỷ lệ tăng 18,38%. thấp hơn tỷ lệ tăng của chi phí cho nên công ty đã làm lãng phí trong kinh doanh. Nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí của công ty là chưa tốt. Do vậy, tiết kiệm chi phí phải được tiến hành trong tất cả các phòng ban, bộ phận cũng như các khâu của quá trình kinh doanh thì mới mang lại hiệu quả tối ưu.

Nội dung của giải pháp:

Một là: Tiết kiệm trong khâu đầu vào cho công ty. Công ty cần lựa chọn danh sách các nhà cung ứng một cách cẩn thận kỹ càng trên cơ sở xem xét các điều kiện về nguồn hàng như: Số lượng, chất lượng, các dịch vụ kèm theo, phương tiện, cách thức vận chuyển – giao hàng, phương thức thanh toán… đảm bảo yêu cầu trong điều kiện ràng buộc phải tối thiểu hoá chi phí. Sau khi đã lựa chọn được các nhà cung ứng, công ty phải xây dựng mội mối quan hệ đối tác tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhau, nhờ đó trong một số trường hợp công ty gặp khó khăn các nhà cung ứng có thể giúp đỡ, hỗ trợ cho công ty bằng các chính sách ưu đãi.

Hai là: Tăng cường công tác quản lý và sử dụng tốt hệ thống cơ sở vật chất cũng như tài sản của công ty, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chức năng nhiệm vụ và đúng công suất.

Ba là: Đơn giản các thủ tục hành chính, áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý hành chính nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong mọi hoạt động và thông tin được lưu trữ một cách khoa học, gọn gàng, giảm chi phí bảo quản tài liệu. Đồng thời việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính và áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện tinh giảm bộ máy nhân sự do công việc đã

được đơn giản hoá và có sự trợ giúp của hệ thống các thiết bị hiện đại. Nhờ đó có thể giảm chi phí quản lý - một bộ phận chi phí chiểm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí kinh doanh của công ty.

Bốn là: Rà soát lại hoạt động của các đại lý, cửa hàng hiện có. Nghiên cứu giảm bớt một số khâu trung gian nhằm giảm chi phí, tăng khả năng kiểm soát chất lượng và giá cả. Những đại lý, cửa hàng hoạt động không có hiệu quả công ty cần xác định rõ nguyên nhân để khắc phục trong công tác tổ chức tiêu thụ, quản lý nhân công

Ngoài ra, công ty cần phải tổ chức hợp lý quá trình vận chuyển hàng hoá

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu và các biện pháp tăng doanh thu tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Việt Dũng (Trang 63)