TÍCH DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG VIỆT DŨNG
Kết quả phân tích doanh thu qua số liệu sơ cấp.
• Phương pháp điều tra
Trong luận văn em sử dụng phương pháp điều tra để thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra, bảng câu hỏi, đồng thời dựa trên phương pháp điều tra chon mẫu có chọn lọc của đối tượng điều tra do em tự thiết kế. Tổng số phiếu phát ra là 5 phiếu, với kết quả điều tra thu được kết hợp phương pháp thống kê miêu tả được thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả điều tra sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp phiếu điều tra:
STT CÁC CHỈ TIÊU SỐ
PHIẾU TL(%)
I. Tình hình doanh thu của công ty hiện tại là tốt hay tốt?
1 Tốt 4/5 80
2 Không tốt 1/5 20
II. Nhân tố khách quan nào ảnh hưởng tới doanh thu của công ty
1 Chính sách phát triển của chính phủ 3/5 60
2 Lãi suất ngân hàng 3/5 60
3 Tỷ lệ lạm phát 4/5 80
4 Đối thủ cạnh tranh 1/5 20
III. Nhân tố chủ quan nào ảnh hưởng tới doanh thu của công ty
1 Trình độ, chất lượng nhân viên 3/5 60
2 Kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, dài hạn 3/5 60
3 Nguồn vốn kinh doanh 2/5 40
4 Nguồn lực về kỹ thuật công nghệ 3/5 60
IV. Biện pháp cần thiết để tăng doanh thu
1 Mở rộng thị trường 2/5 40
3 Nâng cao hiệu quả hoạt động 4/5 80
4 Tiết kiệm chi phí kinh doanh 4/5 80
V. Những giải pháp giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ
1 Nâng cao năng lực tài chính 4/5 80
2 Đầu tư công nghệ 4/5 80
3 Nâng cao năng lực đấu thầu 5/5 100
VI. Nguyên nhân làm giảm doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2007
1 Do quy mô bán lẻ bị thu hẹp 4/5 80
2 Mặt hàng kinh doanh chưa được đa dạng và phong phú 4/5 80 3
Chưa đẩy mạnh công tác Marketing, quảng cáo sản
phẩm 4/5 80
4 Giá bán các loại sản phẩm quá cao 2/5 40
5 Do khủng hoảng kinh tế 5/5 100
VII. Biện pháp cấp thiết tăng DT của công ty hiện nay
1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ bán hàng 5/5 100 2
Đa dạng hóa các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm 5/5 100
3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 5/5 100 4 Hoàn thiện chính sách giá cả, chính sách thanh toán 5/5 100
5 Tiết kiệm chi phí kinh doanh 5/5 100
VIII. Định hướng trong tương lai của công ty
1 Mở rộng thị trường tiêu thụ 5/5 100
2 Đẩy mạnh phương thức bán lẻ 5/5 100
3 Đa dạng hóa phương thức thanh toán 5/5 100
Như vậy, qua bảng tổng hợp phiếu điều tra trên cho ta thấy vấn đề bức xúc hiện nay của công ty là cần phải tiến hành phân tích doanh thu. Trên cơ sở kết quả phân tích doanh thu tìm ra những nguyên nhân tồn tại từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng doanh thi, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
• Phương pháp phỏng vấn
Trong luận văn em sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập dữ liệu.
Thông qua phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn ông Mai Quang Dũng – Giám đốc công ty và bà Bùi Thị Yến - Kế toán trưởng công ty, đây là những người nắm rõ nhất tình hình kinh doanh của công ty cũng đều cho rằng phân tích các chỉ tiêu doanh thu và đưa ra các giải pháp tăng doanh thu là vô cùng cần thiết.
Cuộc phỏng vấn thứ nhất: Phỏng vấn ông Mai Quang Dũng – Giám đốc công ty TNHH thương mại và xây dựng Việt Dũng.
PV: Xin ông cho biết công ty hiện nay có phòng (ban) chuyên về phân tích hoạt động kinh tế của DN không?
TL: Hiện nay do quy mô kinh doanh của công ty còn nhỏ nên hiện tại công ty chưa có bộ phận riêng nào chuyên về phân tích hoạt động kinh tế cũng như doanh thu của công ty. Phòng kế toán ngoài việc hạch toán, lập báo cáo tài chính còn kiêm luôn phân tích hoạt động kinh tế của công ty. Do số nhân viên kế toán ít nên không thể đảm đương hết. Riêng phân tích doanh thu thì phòng kinh doanh đảm nhận để tiện cho việc lập kế hoạch kinh doanh trung hạn và dài hạn.
PV: Xin ông cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, và mức tăng giá hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh doanh của công ty?
TL: Năm 2008 có thể coi là năm kinh doanh đầy khó khăn của công ty. Lạm phát tăng cao 23,3% ; Lãi suất tiền vay, gửi thường xuyên biến động đặc biệt là giá xăng dầu tăng có lúc lên tới đỉnh điểm đã khiến chi phí đầu vào của công ty tăng cao. Mặt khác, mức thu nhập của người tiêu dùng bị hạn chế do các mặt hàng tăng cao đã làm cho số lượng hàng bán của công ty bị giảm sút chính vì vậy doanh thu năm 2008 là thấp nhất. Tuy nhiên do sự lỗ lực của toàn công ty mà tình hình kinh doanh được cải thiện và dần tăng lên, từ năm 2009 đến 2010 doanh thu toàn công ty dần tăng. Do vậy vấn đề phân tích doanh thu và từ đó tìm ra các giải pháp tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết.
PV: Xin ông cho biết nguyên nhân làm giảm doanh thu và hướng giải quyết nhằm tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận để đạt được mức doanh thu ổn định như hiện nay.
TL: Năm 2008 công ty vẫn được đánh giá là làm ăn có lãi. Đó là thành quả của cả tập thể không ngừng cố gắng. Tuy nhiên kết quả thì không được như năm 2007, 2009, 2010 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các khoản chi phí đầu vào của công ty tăng cao, phương thức bán lẻ bị thu hẹp. Mặt khác chi tiêu của người tiêu dùng bị hạn chế. Do vậy số lượng một số mặt hàng giảm mạnh, làm giảm doanh thu.
Về giải pháp khắc phục nguyên nhân trên, thì công ty đã cố gắng cắt giảm các khoản chi phí đến mức thấp nhất, đẩy mạnh phương thức đấu thầu công trình để sử dụng toàn bộ sản phẩm của công ty, đẩy mạnh phương thức bán lẻ, đa dạng hóa các sản phẩm và đặc biệt tạo thêm về nghiệp vụ cho nhân viên.
PV: Trong tương lai công ty có những định hướng gì?
TL: Hiện nay sản phẩm của công ty mới chủ yếu được tiêu thụ ở miền Bắc. Vì thế trong năm 2011 công ty nên mở thêm các chi nhánh ở miền Nam – đây là thị trường đầy tiềm năng cần phải khai thác. Ngoài ra, công ty sẽ có thêm bộ phận riêng chuyên về phân tích hoạt động kinh tế công ty để cung cấp kịp thời thông tin biến động cho các cấp lãnh đạo qua đó điều chỉnh cho hợp lý.
PV : Xin chân trọng cảm ơn vì những thông tin quý báu mà ông đã cung cấp.
Cuộc phỏng vấn thứ hai: Phỏng vấn bà Bùi Thị Yến – kế trưởng công ty TNHH thương mại và xây dựng Việt Dũng.
PV: Bà có thể nhận xét, đánh giá gì về công tác phân tích doanh thu của công ty?
TL: Do số lượng nhân viên kế toán của công ty quá ít nên không thể tiến hành phân tích đầy đủ các nội dung phân tích kinh tế mà nội dung phân tích doanh thu phòng kinh doanh sẽ đảm nhiệm. Khi phân tích sẽ lấy số liệu từ phòng kế toán, do đó nhiều khi cũng gặp khó khăn trong việc xử lý số liệu. Nhưng có thể đánh giá chung công tác tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của công ty chưa phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty.
PV: Tôi được biết năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản, nhưng công ty của bà vẫn làm ăn có lãi mặc dù doanh thu không bằng các năm khác, vậy thành công này là do đâu?
TL: Thành công đó trước hết thuộc về các cấp lãnh đạo trong công ty luôn đề ra được những chính sách hợp lý trong từng thời kỳ. Tuy nhiên vẫn phải kể đến sự cố gắng không ngừng của các nhân viên tiến hành phân tích doanh thu. Bên cạnh việc đề ra các chính sách kinh doanh, họ phải tiến hành phân tích doanh thu tìm ra nguyên nhân tăng, giảm để góp ý với các cấp lãnh đạo. Do vậy trong tương lai chúng tôi sẽ có thể có thêm một phòng ban chuyên về công việc này để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình.
PV: Theo bà các chính sách nhà nước trong từng thời kỳ có ảnh hưởng thế nào tới doanh thu của công ty?
TL: Ảnh hưởng rất nhiều là đằng khác. Đầu năm 2008 các công ty phải gồng mình vượt qua cơn bão tài chính. Công ty chúng tôi cũng nằm trong số đó, 6 tháng đầu năm công ty làm ăn thua lỗ, nhưng 6 tháng cuối năm Nhà Nước kịp thời ban hành chính sách thuế, trợ gía, tín dụng, tiền lương, kích cầu….đã tạo điều kiện cho công ty kinh doanh và kết quả là năm 2008 vẫn được đánh giá là làm ăn có lãi. Đến 01/01/2009 Nhà nước áp dụng chính sách giảm tỷ lệ thuế suất thuế TNDN từ 28% đến 25% đã giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí và góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.
Như vậy có thể tổng kết lại rằng qua phương pháp điều tra và phỏng vấn các nhà lãnh đạo của công ty đều nhận định rằng mặc dù năm 2008 làm ăn vẫn có lãi nhưng tỷ lệ tăng doanh thu, lợi nhuận lại thấp nhất qua các năm. Từ năm 2009, 2010 doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên việc tiến hành phân tích doanh thu và đề ra các giải pháp tăng doanh thu vẫn là vấn đề cấp thiết hiện nay.