Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục

Một phần của tài liệu Dạy học phần Văn học nước ngoài lớp 11 theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 50)

dục trong dạy học tác phẩm VHNN

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang bị cho ngƣời học những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp học sinh tiếp cận với những phƣơng pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thông qua đó mà dần dần hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức cao quý của con ngƣời hiện đại.

Dạy học không chỉ làm phát triển lý trí của con ngƣời và cung cấp cho ngƣời học một khối lƣợng kiến thức nào đó mà phải làm cháy lên ở họ lòng khát khao học tập một cách nghiêm túc. Thiếu điều đó thì cuộc sống không thể nào là một cuộc sống xứng đáng và hạnh phúc. Ảnh hƣởng giáo dục của khoa học là ngƣời đồng hành không tránh khỏi của dạy học. Song từ đó sẽ không đúng khi cho rằng dạy học bao giờ cũng có tác động nhƣ nhau đến học sinh và sự nỗ lực một cách tự giác, nghệ thuật của nhà giáo dục không có ý nghĩa quan trọng. Trái lại, tính chất giáo dục của dạy học, phƣơng hƣớng tƣ tƣởng và sức mạnh ảnh hƣởng của nó tới học sinh là do nội dung, phƣơng

44

pháp dạy học, sự tổ chức tiết học và do tác động của chính nhân cách ngƣời giáo viên quyết định. Chính vì vậy, để thực hiện nguyên tắc này cần phải:

- Trang bị cho ngƣời học những tri thức khoa học chân chính, hiện đại thể hiện qua các tác phẩm VHNN nhằm giúp cho họ nắm đƣợc quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tƣ duy, có cách nhìn và thái độ hành động đúng đắn đối với hiện thực.

- Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con ngƣời ở các quốc gia khác nhau cùng những truyền thống tốt đẹp trong lịch sử của họ. Từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trƣớc xu hƣớng toàn cầu hóa, hội nhập văn hóa thế giới.

- Bồi dƣỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, biết phê phán một cách đúng mức những thông tin đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác nhau về một vấn đề.

- Thông qua việc dạy học tác phẩm VHNN, bằng việc vận dụng các phƣơng pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hƣớng giúp học sinh làm quen với một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằm dần dần tiếp cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của ngƣời nghiên cứu khoa học.

Lấy nguyên tắc này làm cơ sở đề xuất các biện pháp dạy học văn học nƣớc ngoài lớp 11 theo quan điểm SPTT, chúng tôi sẽ đƣa ra đƣợc những biện pháp vừa có tính khoa học vừa có tính thiết thực trong việc giáo dục ngƣời học. Ví dụ khi dạy bài “Ngƣời trong bao” của Sê-khốp, ngƣời dạy không chỉ cần phải chú ý đến việc truyền đạt những kiến thức về nhân vật, cốt truyện, hay nghệ thuật truyện ngắn Sê-khôp mà quan trọng hơn là phải trang bị cho HS một lối sống lành mạnh, tích cực từ những bài học rút ra sau khi học tác phẩm đó.

45

Vấn đề dạy nhƣ thế nào để trang bị cho ngƣời học đƣợc những kiến thức, kĩ năng, thái độ…sẽ đƣợc cụ thể hóa qua những biện pháp, giải pháp ở phần sau.

Một phần của tài liệu Dạy học phần Văn học nước ngoài lớp 11 theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 50)