2.2.1. Về phía người dạy
2.2.1.1. Tạo ra những tình huống có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Để có thể vận dụng quan điểm SPTTT vào quá trình dạy học tác phẩm VHNN nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất, một trong những biện pháp đầu tiên ngƣời dạy cần chú ý đó là quan tâm đến việc tạo ra những tình huống học tập thúc đẩy sự tƣơng tác giữa GV – HS và môi trƣờng dạy học. Có nhiều
phƣơng pháp có thể áp dụng để tạo ra những tình huống có tính tƣơng tác : + Đƣa ra các vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều nhau, ví dụ khi giảng bài « Ngƣời trong bao » của Sê-khôp, GV có thể đƣa ra những câu hỏi mà có thể nhận đƣợc nhiều ý kiến trái chiều từ phía HS, GV khuyến khích HS tranh luận (với các bạn khác, thậm chí là với GV) để bảo vệ ý kiến của bản thân mình. Khi đó, sự tƣơng tác sẽ diễn ra và đem lại hiệu quả dạy học. Ví dụ GV có thể nêu câu hỏi : « Có ngƣời cho rằng những thói quen của Bê-li-côp thể hiện đó là con ngƣời ngăn nắp, cẩn thận. Em có đồng ý không ? Vì sao ? » . Với câu hỏi nhƣ vậy, chắc chắn HS sẽ có ít nhất hai luồng ý kiến trái chiều nhau, một số HS sẽ phản đối, không đồng tình với ý kiến trên vì cho rằng những thói quen của Bê-li-cốp không phải là cẩn thận mà là thói quen lập dị, trái khoáy, đem lại khó chịu, gò bó với mọi ngƣời xung quanh. Có một số HS lại đồng tình với quan điểm cho rằng Bê-li-cốp đúng là con ngƣời cẩn thận, chu đáo, biết lo xa…Nhƣ vậy hai nhóm HS thuộc hai luồng ý kiến khác nhau này sẽ tranh luận với nhau dƣới sự giám sát, hƣớng dẫn của GV. Nhiệm vụ mà GV cần làm là phải định hƣớng cho HS cách hiểu, từ những phân tích về nhân vật để các em thấy rằng nhóm thứ nhất đã hiểu đúng, tức là ở truyện
53
ngắn này Bê-li-cốp thể hiện là con ngƣời lập dị, khác thƣờng, lối sống thụ động, thu mình vào « trong bao » là lối sống cần phải bị lên án.
+ Đƣa ra những câu hỏi, tình huống có vấn đề: HS sẽ nỗ lực hết mức để giải quyết vấn đề, kiên trì tìm cách giải quyết vấn đề trong một thời gian đáng kể, dồn hết sự chú ý và tập trung vào vấn đề đang đƣợc đặt ra, học sinh áp dụng các chiến lƣợc nhằm giải quyết bài học nên động cơ học tập tăng lên. Với những cách dạy thế này, học sinh thấy hứng thú bởi các em đƣợc chủ động phát biểu ý kiến bản thân, đƣợc tƣ duy bài học theo cách thức mới mẻ, không bị gò bó, đồng thời GV tạo ra đƣợc sự tƣơng tác cao với ngƣời học.
+ Tăng dần độ khó của các câu hỏi, bài tập : GV đặt HS vào tình huống đòi hỏi ngƣời học cần phải cố gắng suy nghĩ để tìm ra những đáp án cho câu hỏi, bài tập. Vì là những câu hỏi, bài tập có độ khó cao dần cho nên đôi chỗ HS có thể bị bế tắc, lúc đó HS cần đến sự trợ giúp, gợi ý của GV. Trong những tình huống nhƣ vậy, GV và HS đã tạo ra đƣợc sự tƣơng tác, đem lại hiệu quả cho giờ dạy. Trong khi dạy thực nghiệm bài « Ngƣời trong bao », tôi cũng luôn chú ý đến tầm quan trọng của biện pháp này, tức là chú ý đến việc tăng dần mức độ khó của các câu hỏi, các bài tập liên quan đến bài học, từ đó hình thành sự hứng thú và tham gia tích cực ở HS.
2.2.1.2. Tổ chức các hoạt động dạy học tác phẩm VHNN nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh
Đồng thời để tạo ra động cơ, hứng thú học tập VHNN theo hƣớng tích cực cho HS, GV phải linh hoạt sử dụng và thay đổi các PPDH để luôn tạo ra sự chú ý, duy trì hứng thú và động cơ say mê học tập cho học sinh. Có hứng thú, say mê, HS mới tham gia tích cực vào bài học. Qua việc tổ chức các hoạt động, HS có thể hình thành khả năng tự phát hiện những tri thức mới lạ và giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập. Việc này giúp HS dần có ấn tƣợng tốt với việc học, tự tìm thấy niềm say mê hứng thú với môn học để dần hình thành động cơ và thái độ học tập một cách tích cực, chủ động.
54
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để tạo hứng thú cho HS khi dạy học VHNN là GV cần chú trọng đến việc tổ chức những hình thức học tập mới mẻ, không gò bó, dồn nén và tăng cƣờng khả năng tƣ duy sáng tạo HS, từ đó góp phần tích cực hóa hoạt động học của ngƣời học, tạo nên sự tƣơng tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học VHNN. Có một số phƣơng pháp cụ thể sau:
+ Trong quá trình dạy học các tác phẩm VHNN, GV tổ chức chia
nhóm và nêu ra những chủ đề thảo luận để HS có cơ hội trao đổi, đƣa ra
những ý kiến và trình bày bảo vệ ý kiến của nhóm mình. Dƣới sự hƣớng dẫn, điều khiển và quan sát của GV, các nhóm đƣợc tự do nêu ý kiến thảo luận. Nhiệm vụ của GV lúc này là điều khiển sao cho hoạt động thảo luận diễn ra sôi nổi, lôi cuốn toàn bộ HS trong lớp tham gia tích cực thảo luận, tranh luận để tìm ra chân lý kiến thức và tạo một môi trƣờng tâm lý thật sự tích cực cho hoạt động dạy và học. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, trƣớc hết chủ đề thảo luận đƣa ra cần phải trọng tâm, có sức hấp dẫn, kích thích HS để các em hăng hái thảo luận và thảo luận đúng hƣớng. Chủ đề cũng phải phù hợp với các mục tiêu, nội dung bài học. Trong quá trình hoạt động thảo luận và làm việc nhóm diễn ra, GV cần liên tục giám sát để kịp thời định hƣớng và điều chỉnh.
Phƣơng pháp này đã đƣợc tôi áp dụng khi dạy thực nghiệm bài “Ngƣời trong bao” của Sê-khốp, trong quá trình dạy học thực nghiệm, tôi đã tiến hành chia nhóm và giao nhiệm vụ để các nhóm thảo luận và thuyết trình kết quả. Ví dụ tôi chia lớp thành 4 nhóm, trong đó nhóm 1 và nhóm 2 sẽ cùng thảo luận về một câu hỏi đó là “Nhân vật Bê-li-côp có quan niệm sống nhƣ thế nào? Theo các em đó là quan niệm sống tích cực hay tiêu cực? Vì sao?” . Còn nhóm 3 và nhóm 4 thì cùng thảo luận về câu hỏi “Nhân vật Bê-li-côp thể hiện thái độ sống nhƣ thế nào đối với mọi ngƣời xung quanh? Các em có tán thành với thái độ sống nhƣ vậy không? Vì sao?”. Sau thời gian thảo luận là 5 phút, đại diện của các nhóm trình bày thuyết trình về kết quả mà các em đã thảo luận đƣợc. Qua dạy thực nghiệm tôi thấy rằng đây là một phƣơng pháp rất
55
hữu ích khi dạy học VHNN nói riêng, dạy học Ngữ văn nói chung, HS đƣợc làm việc dƣới sự giám sát, định hƣớng, dẫn dắt của GV. Bản thân ngƣời học có sự tƣơng tác với nhau trong quá trình thảo luận để tìm ra những quan điểm thống nhất về chủ đề đƣợc đƣa ra, đồng thời HS cũng đƣợc tƣơng tác với GV thông qua hoạt động thảo luận đó.
+Sử dụng phƣơng pháp đóng vai trong giờ học: Phƣơng pháp đóng vai là hình thức sân khấu hoá giờ học, tổ chức dạy học bằng phƣơng pháp này có khả năng tạo ra sự chú ý và hứng thú đối với học sinh và tích cực hóa hoạt động của HS. GV cho học sinh đóng vai thành các nhân vật trong một tình huống cụ thể để học sinh hoá thân vào nhân vật và hiểu rõ về nhân vật đó. Phƣơng pháp này đặc biệt thích hợp để tạo hứng thú và động cơ trong giờ học các môn Văn, Sử…khi tổ chức cho học sinh đóng vai các hình tƣợng nhân vật văn học, các nhân vật lịch sử. Phƣơng pháp này có thể áp dụng trong dạy học phần lớn các tác phẩm văn xuôi nƣớc ngoài. Ví dụ khi dạy bài “Ngƣời cầm quyền khôi phục uy quyền”, GV có thể yêu cầu HS chuyển thể đoạn trích này thành kịch bản văn học và diễn xuất bằng các vai diễn cụ thể (vai Gia-ve, vai Giăng –van – Giăng, vai Phăng –tin…), khi Hs đƣợc nhập vai diễn, HS phải tìm hiểu để thể hiện, diễn xuất đúng hành động, tâm trạng của nhân vật, vì vậy rõ ràng HS sẽ hiểu bài sâu hơn. Ngoài ra, Hs phổ thông hiện nay khá mạnh dạn cho nên các em rất thích đƣợc tham gia những hoạt động diễn xuất nhƣ vậy, vì thế hoạt động này đồng thời khuyến khích sự tham gia tích cực ở ngƣời học, tạo hứng thú cho HS.
2.2.1.3. Người dạy cần tăng cường vai trò người định hướng, dẫn dắt trong quá trình dạy học tác phẩm văn học nước ngoài
Để thực hiện tốt vai trò là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt trong quá trình dạy học, ngƣời dạy trƣớc hết cần lập một kế hoạch dạy học với các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và chỉ ra cách thức để đạt đƣợc những mục tiêu đó. Ngƣời dạy cũng cần xây dựng những hình thức KT-ĐG phù hợp để định hƣớng cho những tiết học tiếp theo.
56
Lập kế hoạch dạy học: nhiệm vụ đặc thù của Ngƣời dạy - Ngƣời dẫn đƣờng
Chính trong việc soạn thảo kế hoạch học tập mà ngƣời dạy đóng một vai trò thiết yếu. Trong nhiệm vụ này, ngƣời dạy chiếm một vị trí quan trọng. Các chƣơng trình học tập đƣợc xác định bởi bộ Giáo dục sẽ đƣợc áp dụng trong lớp học nhờ kế hoạch học tập. Lập kế hoạch học tập là một nhiệm vụ đặc trƣng của ngƣời dạy, ngƣời có nhiệm vụ dẫn dắt ngƣời học trong quá trình học tập. Nhiệm vụ của ngƣời dạy trong trƣờng hợp này là thiết lập một cầu nối giữa các khía cạnh lí thuyết và tổng quát với các đặc tính thực tiễn của chƣơng trình học nhằm thay thế các định hƣớng chung và các nội dung
chƣơng trình vào trong hoàn cảnh của một lớp học cụ thể tùy theo trình độ của ngƣời học mà anh ta nắm rõ. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc tiên ngƣời dạy sẽ phải nắm vững tất cả các thành tố của chƣơng trình học (định hƣớng
chung, mô tả nội dung, đánh giá), sau đó ngƣời dạy sẽ xây dựng chƣơng trình dạy học. Xây dựng kế hoạch học tập tƣơng ứng với việc chuyển thể một chƣơng trình học tập vào trong một lớp học tùy theo trình độ của ngƣời học. Nhiệm vụ lập kế hoạch không phải là nhiệm vụ đơn giản, hơn nữa công việc này phải đƣợc thực hiện vào đầu năm học. Kế hoạch này phải tính đến ngƣời học trong mục tiêu xã hội và học tập của họ.
Ví dụ khi dạy phần VHNN lớp 11, GV sẽ không tuân theo một cách “cứng nhắc” những yêu cầu mà chƣơng trình môn Ngữ văn đã đề ra đối với phần văn học này. Nhiệm vụ của GV lúc này là sẽ chuyển những yêu cầu đó thành những mục tiêu cụ thể thiết thực đối với đối tƣợng HS lớp 11 mà GV đó đang trực tiếp giảng dạy. GV sẽ căn cứ vào tình hình học tập, năng lực cụ thể của từng lớp HS mà có một kế hoạch dạy học phù hợp, giúp HS có thể nắm bắt những kiến thức liên quan đến mảng VHNN một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Ở biện pháp này, ngƣời dạy cần luôn tạo cơ hội cho ngƣời học chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, luôn động viên, thân thiện, hỗ trợ, theo sát
57
và điều chỉnh kịp thời để ngƣời học có thể tiếp nhận kiến thức theo hƣớng đúng đắn nhất.
Xây dựng các hình thức KT-ĐG phù hợp:
Khi GV xác định đƣợc các hình thức KT-ĐG phù hợp và phối hợp đúng cách sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kích thích, khuyến khích tạo nên động cơ học tập ở ngƣời học. Khi đó, ngƣời GV đóng vai trò là vừa nhƣ ngƣời huấn luyện viên hƣớng dẫn và trợ giúp ngƣời học lại vừa nhƣ ngƣời trọng tài luôn giám sát và đánh giá một cách công bằng đối với những kết quả mà ngƣời học đạt đƣợc. Trong một kỳ học, GV có thể sử dụng nhiều hình thức KT-ĐG khác nhau nhƣ kiểm tra năng lực đầu kỳ học, kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ...mỗi hình thức ĐG có ƣu điểm và tác dụng khác nhau giúp cho việc ĐG ngƣời học đựơc thƣờng xuyên liên tục, duy trì động cơ, hứng thú ở ngƣời học.
Ngƣời dạy lúc này giống nhƣ ngƣời huấn luyện viên chỉ đạo quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, dẫn dắt ngƣời học chủ động thực hiện các thao tác học tập. Ngƣời dạy không làm thay ngƣời học mà thực hiện thao tác để ngƣời học học tập làm theo và điều chỉnh lại các thao tác chƣa đúng của ngƣời học.
Ứng dụng cụ thể biện pháp này vào dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học VHNN lớp 11 nói riêng, chúng ta thấy đƣợc sự hiệu quả của quá trình DH. Ví dụ khi dạy bài “Ngƣời trong bao” của tác giả Sê-khốp, GV không áp dụng cách dạy truyền thụ một chiều, không cung cấp những kiến thức có sẵn cho HS mà GV sẽ là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học tập để HS có thể tự mình chiếm lĩnh những tri thức liên quan đến bài học này. Trƣớc hết để HS có thể tiếp thu những kiến thức về tác giả Sê-khốp một cách thuận lợi và hiệu quả nhất, GV sẽ tổ chức cho HS làm việc theo từng nhóm, mỗi nhóm sẽ xây dựng những “thƣ viện mini” hoặc “góc học tập” về tác giả Sê-khốp, tức là HS sẽ đƣợc tự mình đi tìm, sƣu tầm những bài báo, bài viết, tranh ảnh liên quan đến Sê-khốp, sau đó các nhóm sẽ mang sản phẩm sƣu tầm
58
đƣợc đến dán ở tƣờng lớp học trƣớc khi bắt đầu tiết học về bài “Ngƣời trong bao”. Ngay chính trong quá trình đi sƣu tầm tài liệu, HS đã phải đọc, chọn lọc, sắp xếp kiến thức, có nghĩa là HS đã đƣợc chủ động chiếm lĩnh kiến thức từ định hƣớng, dẫn dắt ban đầu của GV.
Một ví dụ khác là khi dạy bài “Ngƣời cầm quyền khôi phục uy quyền” (Trích “Những ngƣời khốn khổ” – Victo Huygo), GV không áp đặt lên HS những kiến thức có sẵn mà sẽ dẫn dắt để HS hiểu sâu vấn đề đặt ra trong bài học này. Sau bài học, để định hƣớng cách hiểu của HS, GV có thể chỉ cần nêu một câu hỏi mở, một câu hỏi có tính vấn đề, ví dụ “Theo em, trong đoạn trích này, ai là “ngƣời cầm quyền” và ai là “ngƣời khôi phục uy quyền” ? HS sẽ đƣợc bày tỏ suy nghĩ, quan điểm đồng thời cũng sẽ phải đƣa ra những lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi ngƣời về cách hiểu của mình. Sauk hi nghe những ý kiến suy nghĩ của HS về vấn đề đƣợc đặt ra, GV phải định hƣớng cho HS cách hiểu. Ở đây, HS hoàn toàn có thể khẳng định một trong hai nhân vật Giăng -van - Giăng hoặc Gia-ve, bởi vì xét ở những góc độ khác nhau thì hai nhân vật này đều đúng là “ngƣời cầm quyền khôi phục uy
quyền”, vấn đề là HS phải lí giải đƣợc và GV phải định hƣớng, dẫn dắt HS từ việc phân tích hình tƣợng các nhân vật để đi đến lí giải đƣợc điều đó.
GV cần phải luôn giám sát và sẵn sàng trợ giúp ngƣời học vào mọi thời điểm của quá trình DH. Vai trò trợ giúp của GV đặc biệt cần thiết khi tổ chức các hoạt động DH nhƣ thảo luận nhóm, dạy học theo dự án… Ví dụ khi dạy bài “Ngƣời trong bao” của Sê-khốp, GV có thể tiến hành chia nhóm thảo luận về hình tƣợng nhân vật Bê-li-cốp ở những khía cạnh khác nhau xoay quanh nhân vật này. Trong quá trình HS thảo luận, GV luôn luôn giám sát quá trình thảo luận, một mặt vừa có thể biết đƣợc HS nào tích cực thảo luận, đóng