Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc

Một phần của tài liệu Dạy học phần Văn học nước ngoài lớp 11 theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 55)

điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học tác phẩm VHNN

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học VHNN, khi lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách cần thiết.

Nói cách khác, dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tƣơng ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Dạy học vừa sức không có nghĩa là sức học sinh đến đâu thì dạy đến đó, mà bao giờ cũng đề ra những khó khăn mà dƣới sự chỉ đạo của ngƣời giáo viên, ngƣời học bằng sự nỗ lực của mình cũng đều khắc phục đƣợc. Dạy học nhƣ vậy mới đảm bảo đi trƣớc sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của học sinh. Sự khó khăn vừa sức đối với ngƣời học khác với sự quá tải về mặt trí lực và thể lực. Sự quá tải đó sẽ làm yếu đi sự nỗ lực ý chí, khả năng làm việc bị hạ thấp một cách rõ rệt và làm cho học sinh sớm mệt mỏi.

Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Mỗi độ tuổi gắn liền với sự trƣởng thành của những cơ quan trong cơ thể và những chức năng của các cơ quan đó, cũng nhƣ với sự tích luỹ những kinh nghiệm về mặt nhận thức và về mặt xã hội, với loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Lứa tuổi thay đổi thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức của trẻ cũng biến đổi.

Trong cùng một lứa tuổi, học sinh cũng có những đặc điểm khác nhau về hoạt động hệ thần kinh cấp cao, sự phát triển về thể chất và tinh thần, về năng lực, hứng thú… Vì vậy sự vừa sức phải chú ý đến những đặc điểm cá biệt. Điều kiện dạy học hiện nay ở nƣớc ta là dạy từng lớp với khoảng 40- 50

49

học sinh. Điều đó đòi hỏi ngƣời giáo viên phải tiến hành dạy học và giáo dục cả lớp nhƣ một tập thể học tập, tạo điều kiện và tổ chức công tác học tập của tất cả học sinh, đồng thời phải tính tới những đặc điểm cá biệt của từng học sinh nhằm đạt đƣợc hiệu quả dạy học và góp phần phát triển những tƣ chất tốt đẹp của các em.

Trong quá trình dạy học VHNN, để đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm cá biệt trong điều kiện tiến hành dạy – học với cả tập thể cần: + Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học VHNN để thiết lập những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức của học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với từng học sinh.

+ Dạy học VHNN cần phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh và hình thức học tập nhóm tại lớp. Trƣớc tập thể lớp, giáo viên đề ra nhiệm vụ chung và dƣới sự chỉ đạo của giáo viên, từng cá nhân suy nghĩ cách giải quyết. Trong thời gian đó, giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu kém. Với cách tổ chức nhƣ vậy thì chỉ là sự làm việc cùng nhau của những cá nhân cùng học. Một hình thức tổ chức tiết học khác là giáo viên chỉ đạo việc thực hiện theo nhóm những ý kiến, những ý tƣởng hoặc những cách giải quyết vấn đề khác nhau của từng ngƣời để đi đến kết luận chung của cả nhóm, sau đó cử đại diện của mình trình bày ý kiến. Trên cơ sở đó, cả lớp trình bày và đi đến kết luận chung, còn giáo viên lúc này đóng vai trò là ngƣời chỉ đạo, ngƣời cố vấn, ngƣời trọng tài. Với hình thức này thì sự phối hợp giữa hoạt động cá nhân và tập thể đạt đƣợc hiệu quả cao hơn rất nhiều. Cũng có thể từ một nhiệm vụ chung, mỗi nhóm đƣợc phân công giải quyết những nhiệm vụ bộ phận, và từng thành viên suy nghĩ độc lập để đi đến cách giải quyết chung của cả nhóm. Các nhóm cử ngƣời lần lƣợt trình bày cách giải quyết nhiệm vụ của mình. Lớp thảo luận và đi tới cách giải quyết nhiệm vụ chung.

50

Với cách tổ chức tiết học các tác phẩm VHNN nhƣ vậy, học sinh làm việc không đơn thuần là ngồi cạnh nhau, mỗi ngƣời tìm cách giải quyết không chỉ cho bản thân mình mà cho cả tập thể. Trong lớp xuất hiện không khí thúc đẩy nhau tích cực suy nghĩ, có sự đồng cảm với nhau, hợp tác và kiểm tra lẫn nhau.

Cách tiến hành dạy học VHNN nhƣ vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho HS, mà từng HS giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức mỗi ngƣời.

Một phần của tài liệu Dạy học phần Văn học nước ngoài lớp 11 theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 55)