Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính

Một phần của tài liệu Dạy học phần Văn học nước ngoài lớp 11 theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 52)

tính độc lập, sáng tạo của học sinh khi học VHNN và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy tác phẩm VHNN

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học VHNN, phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của ngƣời học dƣới tác dụng vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo nên sự cộng hƣởng của hoạt động dạy và hoạt động học. Việc chọn nguyên tắc này làm cơ sở đề xuất các biện pháp dạy học VNNN theo quan điểm SPTT có nghĩa là các biện pháp đƣợc đề xuất sẽ chú ý đến việc làm sao khi dạy học VNN, ngƣời dạy cố gắng khuyến khích HS phát huy tính tích cực, tự giác, để cho HS đƣợc độc lập sáng tạo, ngƣời dạy một mặt là ngƣời hƣớng dẫn, kèm cặp, dẫn dắt nhƣng mặt khác vẫn đảm bảo vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học (định hƣớng quá trình dạy học).

Tính tự giác nhận thức của HS đƣợc thể hiện ở chỗ ngƣời học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập mà qua đó nỗ lực nắm vững tri thức, tránh chủ nghĩa hình thức trong quá trình lĩnh hội tri thức. Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập, nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phƣơng tiện, vừa là điều kiện để đạt đƣợc mục đích và vừa là kết quả của hoạt động.Tính tích cực nhận thức cũng là phẩm chất hoạt động của cá nhân.

Tính độc lập nhận thức về nghĩa rộng là sự sẵn sàng tâm lý đối với sự tự học.Theo nghĩa hẹp, tính độc lập nhận thức là năng lực, phẩm chất, nhu cầu học tập và năng lực tự tổ chức học tập, cho phép ngƣời học tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của mình và qua đó cho phép ngƣời học hình thành sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho việc tự học. Qua đó có thể nhận thấy tính độc lập nhận thức là sự thống nhất giữa phẩm

46

chất và năng lực, giữa ý thức, tình cảm và hành động, giữa động cơ, tri thức và phƣơng pháp hoạt động độc lập.

Tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập nhận thức ở ngƣời học có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tính tự giác nhận thức là cơ sở của tính tích cực và tính độc lập nhận thức. Tính tích cực nhận thức là điều kiện, là kết quả, là định hƣớng và là biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển của tính độc lập nhận thức. Tính độc lập nhận thức là sự thể hiện tính tịƣ giác, tính tích cực ở mức độ cao.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong quá trình dạy học ngƣời giáo viên càng giữ vai trò chủ đạo của mình khi họ phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của ngƣời học. Còn ngƣời học càng thể hiện tính tự giác, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của mình, nghĩa là càng thể hiện vai trò trung tâm của mình trong hoạt động nhận thức – học tập, và qua đó càng tạo điều kiện để giáo viên phát huy vai trò chủ đạo. Kết hợp tính tích cực của giáo viên và học sinh một cách hài hoà trong hoạt động phối hợp với nhau sẽ cho phép đạt đƣợc những kết quả dạy học và giáo dục trong một thời gian ngắn nhất.

Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học tác phẩm VHNN cần chú ý:

+ Quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho ngƣời học ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập và tầm quan trọng của việc học các tác phẩm VHNN trong nhà trƣờng phổ thông để họ xác định đúng động cơ và thái độ học tập.

+ Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tƣởng và những thắc mắc của mình trong khi học các bài học về VHNN.

+ Cần sử dụng phƣơng pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau, đặc biệt tăng dần tỷ trọng mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết những bài tập nhận thức.

47

+ Cần tăng cƣờng sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học VHNN.

+ Trong quá trình dạy học VHNN, cần kết hợp tính tự giác, tính tích cực học tập với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của ngƣời học, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời học.

+ Dạy học VHNN cần chú ý đến việc hình thành cho ngƣời học những thao tác tƣ duy, những hành động thực hành,những biện pháp hoạt động sáng tạo và tạo điều kiện cho họ thể hiện khả năng hoạt động sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, học tập những cơ sở khoa học, nghệ thuật và lao động.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý thuyết trong dạy học VHNN

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học VHNN có thể cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tƣợng hay hình tƣợng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật, lý thuyết; ngƣợc lại, có thể từ việc lĩnh hội những tri thức lý thuyết trƣớc rồi xem xét những sự vật, hiện tƣợng cụ thể sau.Trong việc vận dụng nguyên tắc này bao giờ cũng đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa tƣ duy cụ thể và tƣ duy trừu tƣợng.

Để thực hiện nguyên tắc này, quá trình dạy học VHNN cần phải chú ý: + Sử dụng phối hợp nhiều phƣơng tiện trực quan khác nhau với tƣ cách là phƣơng tiện và nguồn nhận thức để dạy học VHNN đạt hiệu quả.

+ Kết hợp việc trình bày các phƣơng tiện trực quan trong dạy học VHNN và lời nói sinh động, diễn cảm.

+ Dạy học VHNN cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tƣợng để có để hình thành những biểu tƣợng mới, những tri thức mới.

48

+ Cần sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học VHNN một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Dạy học phần Văn học nước ngoài lớp 11 theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 52)