tác phẩm VHNN
Nguyên tắc này đòi hỏi dạy học VHNN phải hình thành cho ngƣời học có nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để có thể chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học. Nghĩa là ngƣời học có thể tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách khai thác bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động của mình, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình. Ví dụ khi dạy học truyện ngắn “Ngƣời trong bao” của Sê-khốp, HS không chỉ cần có năng lực tìm hiểu truyện ngắn này dƣới sự dẫn dắt định hƣớng của GV mà còn cần hình thành năng lực tự học để có thể tìm hiểu những truyện ngắn khác của tác giả Sê-khốp, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc về phong cách truyện ngắn Sê-khốp.
Để thực hiện nguyên tắc này, quá trình dạy học VHNN cần chú ý: + Thông qua phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh thực hiện có hệ thống, độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức về VHNN một cách tích cực nhất.
+ Trong quá trình dạy học VHNN cần chú ý hình thành cho học sinh những kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học của chính mình.
52
Trên đây là những nguyên tắc dạy học mà chúng tôi đã xác định làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp dạy học mảng văn học nƣớc ngoài lớp 11 theo quan điểm SPTT. Trên cơ sở những nguyên tắc đó chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp cụ thể cho việc dạy học mảng văn học này.