2.2.2.1. Người học cần có động cơ học tập với mảng văn học nước ngoài và chủ động chiếm lĩnh tri thức về bộ phận văn học này
Để có động cơ và có sự chủ động trong học tập, ngƣời học phải thấy đƣợc sự cần thiết và hữu dụng của tri thức cần lĩnh hội. Điều quan trọng là anh ta phải cảm nhận đƣợc sự cần thiết và tính ƣu việt của kiến thức cho hiện tại và tƣơng lai, đặc biệt đối với môn đang học. Chẳng hạn nhƣ, ngay từ khi học tiếng mẹ đẻ, ngƣời học có thể đƣợc khuyến khích học tốt ngôn ngữ của mình để thể hiện tốt các ý tƣởng của mình, ít nhất là bằng một ngôn ngữ hợp lý và lối viết không sai. Trong tình huống này, anh ta sẽ cảm nhận hết sức mạnh mẽ sự cần thiết và hứng thú học cũng nhƣ ứng dụng các nguyên tắc ngữ
60
pháp tiếng Việt. Học sinh này đƣợc thúc đẩy bởi mong muốn kia sẽ rất hứng thú trong các giờ học tiếng Việt.
Tƣơng tự nhƣ vậy, đối với mảng VHNN, để có đƣợc động cơ học tập đúng đắn, HS phải thấy đƣợc sự cần thiết và tính ƣu việt của mảng văn học này đối với việc bồi đắp tri thức cũng nhƣ góp phần hình thành nhân cách của chính HS đó. Nói cách khác, HS phải thấy đƣợc vai trò, vị trí của mảng
VHNN trong chƣơng trình Ngữ văn THPT, ý thức đƣợc rõ điều đó các em sẽ ý thức đƣợc việc chủ động trong học tập. Khi hiểu rõ vai trò, vị trí của
VHNN, các em sẽ thấy đƣợc rằng mảng văn học này không chỉ cung cấp cho các em cái nhìn toàn diện sâu sắc về các nền văn hóa trên thế giới mà quan trọng hơn là nó góp phần bồi dƣỡng nhân cách để các em xứng đáng là những công dân của thế kỉ XXI, thế kỉ hội nhập toàn cầu. Với xu hƣớng ngày nay, HS THPT đi du học đã trở thành một trào lƣu phổ biến, việc các em hiểu văn hóa, văn học các quốc gia trên thế giới sẽ giúp ích rất nhiều cho các em nếu các em đi du học ở các quốc gia đó. Nhƣng có một thực tế là nhiều khi các em chỉ thấy lợi ích và sự cần thiết trực tiếp của các môn học khác (toán, lí, hóa, ngoại ngữ...) mà không hề thấy lợi ích lâu dài, sâu xa của môn Ngữ văn. Vì vậy, việc làm thế nào để HS ý thức rõ tầm quan trọng, vai trò, vị trí của môn Ngữ văn nói chung, mảng VHNN nói riêng là vô cùng quan trọng.
Ở một góc độ khác, động cơ chủ yếu dựa vào niềm tin về bản thân. Nếu chúng ta muốn nhiệt tình khi thực hiện một dự án nào đó, ít nhất chúng ta cũng phải tin vào khả năng của chúng ta trƣớc cả khi triển khai thực hiện. HS sẽ không thể hứng thú học môn toán nếu nhƣ ngay từ đầu HS nghi ngờ khả năng của mình về các con số, về giải quyết các bài toán hình hoặc các lý thuyết tập hợp, hay nói cách khác, anh ta tự nhận ngay mình là ngƣời thua cuộc. Ngƣời học cần có niềm tin chắc chắn rằng mình có khả năng thực hiện và thành công trong các bài học đƣợc yêu cầu: anh ta phải tin vào năng lực, ý tƣởng và phƣơng pháp làm việc của chính mình.
61
Tƣơng tự nhƣ vậy, đối với môn Ngữ văn, HS chỉ có thể hình thành đƣợc động cơ học tập một cách nhanh chóng nhất nếu các em tin rằng các em có năng khiếu đối với môn Văn. Nói cách khác, HS phải đƣợc củng cố niềm tin rằng các em hoàn toàn có thể học tốt, thậm chí là học rất tốt môn Ngữ văn chỉ cần các em chăm chỉ và kiên trì. Đã có nhiều HS chán nản với mảng VHNN vì ngay từ khi chƣa học các em đã có một tâm lí là mảng văn học này rất khó học, khó tiếp thu, thêm nữa là các em cũng nghĩ rằng vì không thể đọc hết những tác phẩm lớn (“Những ngƣời khốn khổ”, “Ông già và biển cả”...) nên có học cũng không hiểu gì nhiều. Chính những trở ngại tâm lí, những nghi ngờ của bản thân đã dẫn các em đến chỗ không hứng thú, thậm chí bỏ mặc và thiếu động cơ học tập đối với VHNN nói riêng, môn Ngữ văn nói chung.
Sự lo lắng vƣợt qua chính mình cũng có thể trở thành một nguồn năng lƣợng có giá trị cho động cơ của ngƣời học. Không chịu khuất phục trƣớc những thách thức, ngƣời học luôn mong muốn chứng minh với chính mình khả năng thành công đối với một bài học nào đó cũng nhƣ đối với tất cả các bài học khác. Tham vọng của anh ta sẽ thúc đẩy anh ta tự đua với chính mình. Điều này càng khẳng định vai trò chủ thể của ngƣời học trong tất cả các trải nghiệm học tập. Ngƣời học sẽ chủ động hoạt hóa tích cực hệ limbic của anh ta từ lúc bắt đầu và trong suốt quá trình học.
2.2.2.2. Người học cần có sự tham gia hợp tác tích cực với người dạy trong quá trình dạy học tác phẩm văn học nước ngoài
Theo quan điểm SPTT, ngƣời học cũng phải thể hiện sự tham gia tích cực và bền vững trong suốt quá trình học. Anh ta phải tự mình thực hiện trải nghiệm này bằng cách đóng góp toàn bộ năng lực, các kiến thức đã biết, cũng nhƣ các kinh nghiệm đã có của mình. Quá trình học tập đòi hỏi ngƣời học phải luôn sẵn sàng khởi động nguồn tiềm năng của mình. Trƣớc hết, ngƣời học phải ý thức đƣợc các nguồn năng lƣợng mà mình có đƣợc để thực hiện công việc đó đúng hạn và sử dụng toàn bộ các khả năng đó. Nếu tránh sự
62
tham dự này, ngƣời học đã từ chối vai trò chủ động trong học tập và từ chối mối quan hệ với ngƣời dạy và môi trƣờng.
Vận dụng điều này vào dạy học VHNN lớp 11,để ngƣời học có sự tham gia tích cực và hợp tác với ngƣời dạy và môi trƣờng dạy học, ngƣời học phải huy động tất cả những kĩ năng, năng lực của mình vào việc học các tác phẩm trong chƣơng trình. Bên cạnh đó, HS cũng cần huy động tất cả các kinh nghiệm đã có, đó chính là những kiến thức văn học (cụ thể là kiến thức về VHNN) đã đƣợc học ở T HPT và đƣợc học ở lớp 10. HS phải xâu chuỗi, hệ thống hóa kiến thức, lồng ghép những kinh nghiệm đã có để việc học VHNN lớp 11 đạt hiệu quả cao nhất. Điều này lại liên quan đến một vấn đề trong lí thuyết tiếp nhận, đó là vấn đề kinh nghiệm thẩm mĩ. Khi ngƣời học huy động, vận dụng đƣợc kinh nghiệm và năng lực thẩm mĩ, ngƣời dạy phát huy đƣợc những kinh nghiệm và năng lực đó ở HS, chắc chắn dạy học sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.
Một cách đảm bảo sự tham gia bền bỉ của ngƣời học trong suốt quá trình học là đặt họ vào các dự án/bài tập cá nhân. Anh ta trở thành bên “nhận tiền” của công việc đào tạo: anh ta đang làm việc của mình. Giống nhƣ trƣờng hợp chủ doanh nghiệp, ngƣời học tự quản lý việc học của mình: anh ta phải tự đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể, anh ta phải vƣợt qua các bƣớc khác nhau để giải quyết công việc tùy theo nhịp độ và điều kiện, anh ta phải tự đánh giá công việc cũng nhƣ tiến độ, anh ta chỉnh sửa các định hƣớng dƣới sự trợ giúp của giáo viên và anh ta tự khám phá ra các giải pháp. Tức là anh ta đã trở thành chủ thể của việc học. Ngƣời học cũng cần nối dài sự tham gia của mình ở các công việc khác ngoài dự án/bài tập cá nhân; anh ta cũng phải ý thức rằng anh ta cũng một thành viên của một dự án tập thể của lớp. Ngƣời học cũng cần có những kinh nghiệp học tập với nhóm dƣới sự chỉ dẫn của giáo viên. Tất cả cùng thực hiện một dự án và cũng nỗ lực chung để hoàn thành dự án cá nhân và dự án tập thể. Việc tham gia tích cực vào dự án tập thể giúp ngƣời học tạo ra quan hệ gắn bó với giáo viên và các bạn trong lớp cũng nhƣ
63
tăng cƣờng giao tiếp giữa họ. Điều này tạo ra sự năng động trong tƣơng tác giữa ngƣời học và ngƣời dạy.
Hệ quả của sự tham gia này là những học sinh trong cùng một lớp có thể giúp nhau học tập. Những bạn khá hơn, hoặc hiểu bài trƣớc có thể giải thích, giúp đỡ những bạn yếu hơn: sự giúp đỡ lẫn nhau cũng góp phần làm cho mối quan hệ giữa các học sinh càng lành mạnh. Mối quan hệ này làm cho mỗi học sinh đều cảm thấy mình là một thành viên của lớp và lớp học là “lớp học hợp tác mà trong đó mỗi ngƣời đều góp phần tạo ra thành công của ngƣời khác cũng nhƣ của lớp”. Học sinh thực hiện các dự án cá nhân nằm trong các dự án tập thể của cả lớp.
Tóm lại, tất cả những hình thức tổ chức dạy học mà GV dự định trong bài học chỉ thành công khi có sự hợp tác nhiệt tình, chủ động, tích cực từ phía ngƣời học. Một khi thiếu đi sự hợp tác này, chắc chắn những dự định của GV sẽ rất khó thực hiện, thậm chí sẽ bị “phá sản” và bài học sẽ thất bại. Đối với mảng VHNN, những tác phẩm đƣa vào chƣơng trình đều là những tác phẩm nổi tiếng của những tác giả lớn trên thế giới (tinh hoa văn học thế giới), vì thế để có thể truyền đạt đến HS những tinh hoa văn học đó, để HS cảm nhận đƣợc hết cái hay cái đẹp, giá trị văn chƣơng trong những tác phẩm, rõ ràng GV cần sự tham gia hợp tác cao độ từ phía ngƣời học. Vì vậy, có thể coi đây là một biện pháp mang tính nguyên tắc cần thiết trong quá trình dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học VHNN nói riêng.
2.2.2.3. Người học cần nâng cao tinh thần trách nhiệm với việc học của bản thân trong suốt quá trình dạy học các tác phẩm văn học nước ngoài
Ngoài động cơ và sự tham gia, ngƣời học cần phải tỏ rõ trách nhiệm của mình trong suốt quá trình học tập. Trƣớc tiên, anh ta phải thể hiện khả năng chủ động, tự chủ chứ không phải hành xử nhƣ một rô bốt, cũng nhƣ không phải ỷ vào sự hỗ trợ của các học sinh khác trong lớp. Một lần nữa, chúng tôi xin nhắc lại ngƣời học chính là chủ thể, vai chính trong hoạt động học. Chỉ anh ta mới có thể và phải đảm nhận vai này.
64
Có trách nhiệm có thể đƣợc thể hiện bằng việc ngƣời học luôn có thái độ học tập bền bỉ.Trƣớc một vấn đề dễ, ngƣời học thƣờng dễ dàng cảm thấy hứng thú và nhiệt tình giải quyết nhƣng đối mặt với vấn đề khó, những học sinh không có trách nhiệm thƣờng từ chối vƣợt qua khó khăn và có thể từ bỏ cả dự án cá nhân của mình. Sự bền bỉ chính là một thƣớc đo đáng tin cậy để đánh giá mức độ trách nhiệm mà ngƣời học có khi học. Điều này có nghĩa là trong dạy học Ngữ văn, GV luôn phải chú ý đến việc cho HS làm quen dần với các bài tập, câu hỏi có mức độ khó cao dần để các em có thói quen không ỷ lại, không “bỏ cuộc” trƣớc bất cứ vấn đề nào. HS phải có sự cam kết trách nhiệm đối với các bài tập, nhiệm vụ đƣợc giao. Sự cam kết này có thể do GV đặt ra những “ràng buộc” nhất định đối với HS (ví dụ cho điểm hoặc những hình thức phạt, kiểm điểm hoặc cũng có thể là những giải thƣởng mang tính chất khuyến khích, khích lệ...).
Trƣớc những bế tắc xuất hiện trong quá trình học, học sinh có trách nhiệm sẽ chứng mính tính sáng tạo của mình: trƣớc khi hỏi giáo viên các giải pháp cho vấn đề của mình, anh ta tự tìm cách tìm ra các cách thức để vƣợt qua khó khăn đó, bằng cách sử dụng các kiến thức đã có cũng nhƣ các kinh nghiệm đã trải qua. Không giống nhƣ con vẹt, anh ta tránh việc chỉ nhắc lại/lặp lại các từ trong sách hoặc của giáo viên. Thậm chí tính sáng tạo sẽ thúc đẩy anh ta chấp nhận rủi ro, đề xuất các giả thuyết, phiêu lƣu vào con đƣờng có thể gập ghềnh nhƣng hứa hẹn. Ngƣời học cũng cần có cơ hội giải thích các quan điểm cá nhân, các nguyên do vì sao anh ta chấp nhận những rủi ro đó hoặc lựa chọn con đƣờng đó. Những tƣơng tác nhƣ vậy giữa ngƣời học và ngƣời dạy sẽ làm tăng giá trị ở ngƣời học và là cơ sở để ngƣời dạy đánh giá công minh.
Tính trách nhiệm sẽ khiến ngƣời học tự đánh giá việc học của mình và tự điều chỉnh nếu cần thiết. Thực chất, việc tự thừa nhận một thất bại hoặc một lỗi nào đó và có khả năng bắt đầu lại thể hiện nhân cách của ngƣời chiến
65
thắng. Nhƣ vậy, họ sẽ biết giá trị của thành công và trải nghiệm về thành công sẽ càng làm họ thêm hứng thú.
Tóm lại, nếu nhƣ trong quá trình dạy học, đặc biệt đối với mảng
VHNN, nếu nhƣ HS là những ngƣời học có trách nhiệm với việc học của bản thân, biết chịu trách nhiệm về nhữnh hành vi học tập cũng nhƣ sáng tạo, chủ động trong học tập, chắc chắn việc tiếp thu những kiến thức về mảng văn học này sẽ thuận lợi dễ dàng hơn rất nhiều. Khi đó, GVsẽ có thể áp dụng linh hoạt, đa dạng, sáng tạo những hình thức tổ chức dạy học và sẽ không phải lo lắng gì về việc liệu ngƣời học có tham gia tích cực và có trách nhiệm với việc học hay không.
2.2.3. Về phía môi trường dạy học
2.2.3.1. Tạo không gian văn hóa phù hợp khi dạy tác phẩm văn học nước ngoài
Vấn đề tạo đƣợc một không gian văn hóa phù hợp khi dạy học một tác phẩm VHNN là điều rất hữu ích và vô cùng quan trọng. Điều này có nghĩa là khi dạy học một tác phẩm VHNN, GV sẽ chú trọng đến việc tạo không gian mang đậm màu sắc văn hóa của quốc gia đã sản sinh ra tác giả, tác phẩm VHNN đó. Khi đã chú trọng đến điều đó, GV sẽ phối hợp cùng HS, cùng với nhà trƣờng để tạo môi trƣờng HS thuận lợi nhất cho các em. Có thể dễ dàng tạo lập đƣợc một không gian văn hóa mang đậm màu sắc của các quốc gia dân tộc trên thế giới dựa vào những đặc trƣng của quốc gia đó và đặc biệt không gian văn hóa đó phải có tác dụng thiết thực đối với việc tìm hiểu tác phẩm, tức là nó sẽ phục vụ trực tiếp cho việc tạo hứng thú học tập ở ngƣời học. Ví dụ khi dạy bài “Tôi yêu em” của nhà thơ Pu-skin, GV và HS sẽ cố gắng tạo ra một không gian lớp học mang đậm hồn nhân dân Nga, mang đậm màu sắc văn hóa Nga. GV hoàn toàn có thể yêu cầu HS làm đƣợc điều đó bằng cách hƣớng dẫn các em HS sƣu tầm các bức tranh, ảnh mà nhìn vào đó ngƣời ta liên tƣởng ngay đến thiên nhiên đất nƣớc Nga (ví dụ bức tranh một khu rừng bạch dƣơng vào mùa thu vàng rực lá, bức tranh một cỗ xe tam mã
66
trong bài “Con đƣờng mùa đông”...) hay có thể là tranh ảnh của những nhà văn nhà thơ nổi tiếng của Nga. Trong chính quá trình tạo lập không gian văn hóa đó, HS đã phần nào hiểu đƣợc văn hóa văn học của nƣớc ngoài để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản tác phẩm. Hơn nữa, khi đã có đƣợc một không gian văn hóa phù hợp nhƣ vậy, các em sẽ cảm thấy sôi nổi, hứng thú hơn rất nhiều trong quá trình học tập. Một không gian lớp học khác với mọi ngày bình thƣờng chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của các em HS vào bài giảng.
2.2.3.2. Tạo môi trường học tập kích thích hứng thú, động cơ học tập trong giờ dạy học tác phẩm văn học nước ngoài
Việc tạo một môi trƣờng học tập có tính kích thích hứng thú động cơ