Như vậy để nhân cách học sinh trung học phổ thông được hình thành đúng quy luật và đúng như mong muốn thì nhất thiết phải có quản lý và giáo dục của ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng sự quản lý và giáo dục này phải phối kết hợp với nhau để tạo nên môi trường lớn nhằm giáo dục các em được tốt hơn như Bác Hồ đã từng nói “Nhà trường phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội”. Rằng phải kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi trong từng cộng đồng, từng tập thể.
3.5. Tạo môi trường tích cực đối với giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông sinh trung học phổ thông
Theo quan điểm mác xít, thì con người nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng là sản phẩm của hoàn cảnh, cho dù bản thân cá nhân có ý thức tự lập vươn lên khỏi những điều kiện, những hoàn cảnh khách quan thì cũng không thoát khỏi những sự tác động của các điều kiện và hoàn cảnh khách quan ấy. Nói cách khác con người luôn là chủ thể tích cực cải tạo và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đồng thời con người cũng là sản phẩm của chính sự vận động và phát triển của xã hội. Do đó nếu con người do hoàn cảnh tạo nên thì phải tạo ra những hoàn cảnh hợp với tính người. Hoàn cảnh xã hội là điều kiện chủ yếu để hình thành nhân cách. Hoàn cảnh càng hoàn thiện bao nhiêu thì nhân cách càng được hoàn thiện và phát triển bấy nhiêu. Chính vì vậy trong quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông phải tạo ra một môi trường lành mạnh.
Về môi trường xã hội đối với sự hình thành nhân cách thanh niên học sinh chúng tôi xin đề cập một số yếu tố cơ bản sau đây.
Thứ nhất: Về gia đình.
Quá trình hình thành nhân cách là quá trình xã hội hoá dần dần cá nhân. Có thể nói, quá trình xã hội hoá diễn ra đầu tiên là môi trường gia đình. Chính gia đình đã giúp cho con người tham gia, lĩnh hội những giá trị đầu tiên của cuộc sống. Các yếu tố của đời sống gia đình, đời sống vật chất, đời sống tinh thần, trạng thái tâm lý của các thành viên, văn hoá gia đình và những định hướng gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xã hội hoá cá nhân. Gia đình là hệ thống bảo vệ tốt nhất cho quá trình hình thành nhân cách của cá nhân, đảm bảo cho sự an toàn nhất cho học sinh trung học phổ thông tham gia vào quan hệ xã hội. Nó là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục các thành viên suốt đời. Cho nên nó là môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển và ổn định nhân cách cho thế hệ trẻ.
Với chức năng là tế bào của xã hội, là đơn vị xã hội được xây dựng trên quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, gia đình là cơ sở để tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục, dân số, gia đình là đơn vị nhỏ nhất góp phần và củng cố chế độ xã hội dân chủ tiến bộ.
Đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ, gia đình là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng, giáo dục và nâng đỡ suốt đời. Gia đình là nơi để thế hệ trẻ rèn luyện lối sống có tình nghĩa, có đạo lý để thực hành trong cuộc sống. "Gia đình là trường học đầu tiên để giáo dục con người đi vào xã hội" [20, tr.142]. So với giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình có sức mạnh là quan hệ tình cảm giữa những thành viên trong gia đình với nhau, tạo nên một sức mạnh cảm hoá to lớn mà nhà trường và xã hội không có được. Do đó, việc định hướng những giá trị nhân cách cho con người trong gia đình thuận lợi hơn.
Gia đình là tế bào của xã hội, luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự biến đổi của xã hội, sự biến đổi của xã hội làm cho quy mô, tính chất của gia đình cùng thay đổi theo. Chính vì vậy mà việc giáo dục của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cũng biến đổi theo quy luật ấy.
Trải qua 4000 năm lịch sử, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống văn hoá mang bản sắc riêng, trong đó những chuẩn mực quan hệ ứng xử gia đình và xã hội có thể xem như là thước đo về giá trị nhân cách ở mỗi con người. Quan hệ vợ chồng được xác định bởi quan hệ hôn nhân mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng phong kiến "phu xướng, phụ tòng". Song cũng dễ nhận thấy trong quan hệ ấy có những nét đẹp văn hoá, vợ chồng tôn trọng nhau, chung thuỷ với nhau, yêu thương nhau.
Trong quan hệ cha mẹ, anh, em, họ hàng... được xác định bởi quan hệ huyết thống đã tạo nên một sự gắn bó chặt chẽ. Trong gia đình có sự "kính trên nhường dưới" đùm bọc lẫn nhau. Tất cả đã tạo nên truyền thống đoàn kết, lễ phép, hiếu thảo.
Những truyền thống tốt đẹp ấy đã góp phần không nhỏ tạo nên phẩm chất nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó cũng là cơ sở để hình thành nhân cách cho các lớp thế hệ trẻ.
Ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường nhiều giá trị truyền thống và nếp sống văn hoá gia đình có sự biến đổi phức tạp. Bên cạnh những giá trị được hình thành thì đã có những giá trị truyền thống bị xâm hại và có nguy cơ mai một đi. Trên thực tế, với điều kiện kinh tế xã hội đang đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện Đông Anh thì những biến đổi ấy càng thể hiện rõ rệt. Đa số gia đình vẫn giữ được nét văn hoá truyền thống, sống gắn bó yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nhưng cũng có một bộ phận gia đình có biểu hiện nếp sống văn hoá truyền thống bị mai một. Nếu như ở gia đình truyền thống thì sự gắn bó với nhau, gắn bó với gia đình, những chuẩn mực quan hệ ứng xử trong gia đình tạo ra được khẳng định và coi đó là đạo lý. Trong gia đình hiện đại ngày nay sự gắn bó với nhau giữa
các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Do nằm ở sát nội thành Hà Nội, nên ở Đông Anh thường có hiện tượng một số người rời bỏ nông thôn ra thành phố kiếm sống ngày càng đông. Sự rời bỏ nông nghiệp nông thôn của lực lượng này đã làm đảo lộn nếp sống cổ truyền của gia đình. Sự phân tán về nơi cư trú và cách kiếm sống ở nơi đô thị đã phần nào làm cho sự liên kết giữa các thành viên của gia đình trở nên lõng lẻo hơn. Hiện tượng bố mẹ đông con nhưng lại sống cô đơn xuất hiện ngày một nhiều. Không phải ai trong số những người rời nông thôn ra thành phố kiếm sống cũng có khả năng hội nhập thực sự vào cuộc sống đô thị và vì vậy ở họ có nhiều lối sống khác nhau. Sự gắn kết giữa họ với nhau tạo thành một thế hệ gia đình không giống gia đình truyền thống, vừa mang tính nông dân vừa mang dáng dấp của lối sống công nghiệp.
Dưới tác động của kinh tế thị trường mô hình gia đình lớn, gia đình hài hoà được thay thế bằng gia đình nhỏ, gia đình cô lập làm ảnh hưởng đến truyền thống các thế hệ trong một gia đình bổ sung cho nhau những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu. Với mô hình gia đình này có ưu điểm là phát huy được tính tự lập, quyền cá nhân được tôn trọng, song quan hệ quan tâm đến nhau, quan hệ huyết thống bị phai nhạt. Chính vì vậy mà làm nảy sinh cho rằng chữ "hiếu" là chu cấp đủ tiền cho bố mẹ là xong.
Do tốc độ đô thị hoá nhanh cho nên lối sống đô thị, lối sống nhập ngoại được coi là mốt sống hiện nay tạo nên tính phong phú của nhân cách thanh thiếu niên. Nhưng ở một trình độ dân trí còn thấp thì sự du nhập mà không biết chọn lọc ấy trở thành lối sống kệch cỡm. Cuộc sống với tâm lý tiêu dùng phương Tây đã làm rạn nứt những nét đẹp văn hoá truyền thống gia đình. Xu thế chia ly, xung đột giữa các thành viên trong gia đình ngày một tăng. Theo thống kê của Toà án nhân dân huyện Đông Anh thì tỉ lệ ly hôn, anh em kiện tụng nhau, tranh giành nhau đang ngày một gia tăng. Đặc biệt có cả trường hợp con cái đưa cả bố mẹ ra toà.
Sự thay đổi trong văn hoá gia đình dẫn đến sự thay đổi trong quan điểm giáo dục trong gia đình. Với gia đình truyền thống thì sự giáo dục trong gia đình rất được chú trọng, đặc biệt là giáo dục nhân cách "Đói cho sạch, rách cho thơm", "giấy rách phải giữ lấy lề" trở thành phương châm giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ.
Ngày nay trong cơ chế thị trường, mọi người mải mê làm giàu, gia đình đặt giá trị vật chất lên trên hết, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo, ít quan tâm đến nhau. Chính vì thế mà giáo dục gia đình cũng ít được quan tâm hơn hoặc được giáo dục theo mục tiêu vật chất.
Từ sự phân tích ở trên, chúng ta thấy để cho học sinh trung học phổ thông có nhân cách như mong muốn thì trước tiên phải tạo cho các em một môi trường gia đình tích cực. Muốn vậy, theo tôi chúng ta phải làm tốt các vấn đề sau đây:
- Đối với mỗi gia đình: Tập trung xây dựng mô hình gia đình ấm no hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc. Trong đó vai trò trung tâm là bố mẹ. Bố mẹ phải thực sự là tấm gương sáng cho con noi theo. Các thành viên trong gia đình phải làm tốt trách nhiệm của mình và có trách nhiệm với nhau. Gia đình phải thực sự là tổ ấm của mọi thành viên.
- Đối với xã hội: Tạo mọi điều kiện để gia đình xây dựng và phát triển kinh tế. Tập trung quan tâm đến sự trang bị kiến thức giáo dục con cái cho cha mẹ thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Xây dựng cơ cấu chuẩn mực giá trị đạo lý trong gia đình cho phù hợp với cơ chế mới. Thực hiện nghiêm túc chính sách gia đình và luật hôn nhân gia đình, đặc bịêt là ở khu vực nông thôn nơi còn nhiều tàn dư của tư tưởng cũ về gia đình.
Thứ hai: Về nhà trường.
Nhân cách con người được hình thành và phát triển thông qua con đường chủ đạo là giáo dục và môi trường giáo dục. Khi khẳng định tính
quyết định của gia đình và giáo dục gia đình đối với sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, chúng ta cũng không thể phủ định vai trò quan trọng của nhà trường và giáo dục nhà trường. Nhà trường là một tổ chức xã hội đựơc giao nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho lớp người lao động trong tương lai. So với giáo dục gia đình thì giáo dục nhà trường có ưu thế hơn vì đây là môi trường giáo dục mang tính chuyên nghiệp, có con người và công cụ giáo dục. Do đó chỉ có giáo dục nhà trường và thông qua giáo dục nhà trường thì nhân cách học sinh được phát triển một cách hài hoà và đầy đủ hơn.
Mục đích của sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục nhà trường nói riêng là hướng học sinh vào các giá trị chân - thiện - mỹ. Do đó chức năng của giáo dục nhà trường không chỉ dùng ở định hướng giá trị mà còn hướng học sinh vào đấu tranh với những cái tiêu cực, cái xấu. Định hướng cho những học sinh vào giá trị chân - thiện - mỹ và định hướng đấu tranh chống những biểu hiện sai trái, tiêu cực là hai mặt của quá trình giáo dục trong nhà trường. Các giá trị chân - thiện - mỹ chỉ có cơ sở tồn tại trong mối quan hệ với sự chiến thắng những hiện tượng tiêu cực. Nếu giáo dục nhà trường có biểu hiện làm ngơ, hoặc dung túng những hiện tượng tiêu cực thì mọi cố gắng giáo dục tích cực đều không có giá trị. Chính vì vậy mà con đường duy nhất đúng đắn mà các nhà trường lựa chọn trong quá trình giáo dục nhân cách cho các em là nhà trường phải tích cực tham gia chống tiêu cực xã hội mà trước hết là chống tiêu cực trong học tập. Bồi dưỡng cho các em bản lĩnh chiến thắng những ham muốn thấp hèn và khơi dậy trong các em niềm tin vào một tương lai tốt đẹp của xã hội.
Bản chất nhân cách con người chỉ có thể hình thành trong những mối quan hệ xã hội, Mác viết: chỉ trong cộng đồng thì cá nhân mới có những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình. Do đó đòi hỏi giáo dục nhân cách trong nhà trường phải tiến hành trong tập thể, đây cũng là ưu thế của giáo dục nhà trường. Thông qua sức mạnh của tập thể, bằng sức mạnh của dư luận tập thể, kỹ luật tập thể, bằng tình bạn trong tập
thể nhân cách của thanh niên học sinh sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Việc nhà trường xây dựng những mô hình tập thể tiên tiến, tập thể vững mạnh trong học sinh là việc làm cần thiết tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho sự phát triển nhân cách cho học sinh.
Nhân cách của học sinh không chỉ chịu sự tác động của môi trường. Tập thể học sinh mà còn chịu tác động của toàn bộ môi trường nhà trường trước hết là nhân cách nhà giáo. ở mọi thời đại, nhà giáo luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, tác phong của các thầy cô giáo đều có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Do đó để giáo dục nhân cách khoa học cho học sinh thì trước hết phải giáo dục nhân cách cho người đi giáo dục.
Chính vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, nhà trường phải thực hiện một nhiệm vụ vô cùng quan trọng nữa là xây dựng một môi trường nhà trường văn hoá. Trong nhà trường phải xây dựng được những chuẩn mực của văn minh công sở như: Có kế hoạch hoạt động rõ ràng quy định về lề lối và thái độ làm việc của các phòng ban trong nhà trường, công khai những việc mà người học sinh được biết, quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhà trường... tất cả những cái đó đều có tác dụng đến sự hình thành nhân cách của các em.
Hoạt động là yếu tố trực tiếp hình thành nhân cách. Để hình thành nhân cách học sinh như mong muốn thì mọi hoạt đông đều phải có tổ chức. Do đó, trong giáo dục nhà trường phải tổ chức hoạt động cho học sinh. Tất cả các hoạt động: lĩnh hội tri thức, rèn luyện thể chất, nghiên cứu khoa học, lao động vui chơi giải trí, sinh hoạt truyền thống đều được xem là những thành tố của quá trình giáo dục. Nhà trường phải xây dựng được những đoàn thể, những câu lạc bộ mà trước hết là kiện toàn, đổi mới được hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường. Có như vậy mới lôi kéo được các em tự giác tham gia. Do đó, mà hiệu quả giáo dục nhân cách đạt hiệu quả cao hơn. Qua thực tế, việc xây dựng các câu lạc bộ phù
hợp với lứa tuổi các em ở trường trung học phổ thông Vân Nội như câu lạc bộ: Học sinh với Toán học, học sinh với Văn học, câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ bạn nữ… đã lôi kéo được học sinh tham gia khá đông và