sinh trên địa bàn huyện Đông Anh.
Với mục tiêu tạo ra những con người có kiến thức văn hoá, có kỹ năng lao động, có óc sáng tạo, giàu lòng nhân ái, yêu nước có cuộc sống trong sáng lành mạnh, trong những năm qua giáo dục trung học phổ thông Đông Anh đã đạt được những kết quả sau đây:
Thứ nhất : Về thế giới quan:
Cơ bản hình thành được thế giới quan Mác - Lê Nin trong các em, giúp các em có một thế giới quan khoa học, các em có thể tự khẳng định
mình trong cuộc sống, tạo nên sự thống nhất giữa ý thức va hành động, giữa lời nói và việc làm.
Các em đã biết sử dụng trí thức tổng hợp như là một phương pháp và dùng phương pháp đó để phân tích những hiện tượng của quá trình của cuộc sống làm cho nhận thức đạt trình độ ngày một cao hơn. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra về những biện pháp để đạt được kết quả học tập tốt trong học sinh và kết quả như sau:
Bảng 2.6. Các biện pháp Số người điều tra Số người đồng ý Có phương pháp học đúng đắn 2230 2119 Chỉ cần chăm chỉ 453
Có đội ngũ giáo viên tốt 523
Trong quá trình giáo dục thế giới quan đa số các em vững vàng trước mọi thử thách, có niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, tự hào về quá khứ và hiện tại của dân tộc, có kiến thức về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương.
Thứ hai: Về năng lực sáng tạo:
Hầu hết học sinh trung học phổ thông có khả năng tự học, tự nâng cao trình độ (80%), có khả năng tư duy về cái mới vượt qua cái cũ. Sẵn sàng để bước vào cuộc sống, chấp nhận những thách thức. Kết quả tỷ lệ đỗ vào các trường trong những năm gần đây rất cao.
Bảng 2.7: Tỷ lệ trúng tuyển đại học, cao đẳng
Tên trường Tỷ lệ vào đại học (%)
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Liên Hà 7.8 8.9 9.2 9.6 10.0 11.2
Vân Nội 5.7 7.8 8.5 8.3 9.7 10.0
Đông Anh 4.5 5.5 5.6 7.8 8.8 8.0
Thứ ba: Về khả năng thích ứng cao:
Đại bộ phận học sinh trung học phổ thông Đông Anh có khả năng thích ứng với những biến đổi về xã hội. Đặc biệt trong điều kiện công nghiệp hoá và đô thị hoá trên địa bàn đang diễn ra với tốc độ lớn. Các em có tính năng động, linh hoạt trước những biến đổi của tình hinh kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời các em cũng rất tỉnh táo trước mọi cạm bẫy tệ nạn xã hội. Qua điều tra cho thấy: số học sinh có bỏ giờ, trốn tiết (1%) chơi điện tử (3%), nghiện ma tuý thấp (năm 2000: 9 học sinh; từ năm 2001 đến nay không có). Nhiều học sinh có trình độ cao trong xử lý tình huống.
Thứ tư: Về ý thức và trách nhiệm công dân
Sự phát triển của kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến chủ nghĩa cá nhân, không phải lúc nào nhu cầu và lợi ích cá nhân cũng thống nhất với nhu cầu và lợi ích xã hội. Cho nên trong quá trình giáo dục nhân cách phải hướng đến giáo dục ý thức và trách nhiệm công dân cho học sinh nhằm giải quyết tối mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Cái được của quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đông Anh trong những năm qua là hình thành được ý thức tập thể trong các em. Hầu hết các em đều hiểu rõ các em chỉ tồn tại trong mối quan hệ và hợp tác với người khác, với cộng đồng, với tập thể. Lợi ích cá nhân chỉ cóthể đạt được khi các em biết kết hợp hài hoà nhu cầu, lợi ích của mình với nhu cầu lợi ích xã hội, của tập thể các em có sự định hướng gía trị đúng đắn. Đa số các em cố gắng học tập, rèn luyện phấn đấu vươn lên, có tinh thần yêu nước, tự hào về quá khứ và hiện tại của dân tộc, có ý thức tôn trọng pháp luật và thấy được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Có được kết quả trên là có sự cố gắng, sự phối hợp nhịp nhàng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong nhà trường phổ thông các thầy, cô giáo và các lực lượng khác như Đoàn thanh niên, công đoàn... đã đổi mới phương thức và các hoạt động giáo dục nhằm giáo dục lý tưởng, ý thức tự giác, truyền thống dân tộc cho các em bằng phương pháp lồng ghép và nội dung giảng dạy và hoạt động của nhà trường. Chính phương pháp này đã tạo nên tính liên tục, hệ thống trong giáo dục nhân cách.Từ năm học 2000 - 2001, được sự quan tâm của sở GD - ĐT Hà Nội và chính quyền địa phương, các trường trung học phổ thông Đông Anh đã xây dựng thành công mô hình "Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh văn minh, thanh lịch” tạo môi trường tích cực cho sự hình thành nhân cách của các em. Sự mẫu mực về ngôn ngữ, cử chỉ của các thầy cô giáo, các cô chú nhân viên đã thực sự là tấm gương sáng về nhân cách để các em noi theo.
Các hình thức sinh hoạt tập thể, đặc biệt là hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã được quan tâm đúng mức, đã đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh nhằm lôi kéo học sinh tự giác tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể.Thông qua đó không chỉ hình thành thế giới quan của các em mà các em cần hiểu biết và hình thành tốt các mối quan hệ giữa con người với con người từ đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Hình thành ý thức trách nhiệm của các em đối với người khác, đối với tập thể.