Trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, nhân cách thanh niên học sinh trong giai đoạn hiện nay có nhiều biến đổi phức tạp. Mặc dù được sống và học tập trong điều kiện tốt hơn về vật chất những thanh niên học sinh hiện nay rất ít hiểu biết đến quá khứ dẫn đến sự phủ nhận quá khứ tốt đẹp của cha ông. Qua nhiều năm tổng kết, đánh giá thực trạng quá trình rèn luyện và học tập của học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn Đông Anh tôi xin rút một số nhận định sau đây:
Hầu hết các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó các em ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu đầu tư thành con ngoan, trò giỏi, chuẩn bị tốt những điều kiện để tiếp tục học tập trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên số đông thanh niên học sinh, ngay cả số học sinh giỏi cũng ít chú ý đến truyền thống lịch sự, văn hoá của dân tộc. Do đó các em kém hiểu biết về mặt này. Biểu hiện cầu an trong cuộc sống bàng quang trước những vấn đề thời sự, trước những hiện tượng tiêu cực ngày càng có chiếu hướng phát triển.
Số đông học sinh có ý thức kỷ luật ở trường, ở lớp và ở gia đình nhưng chưa thực sự tự giác. Thái độ tự quản của các em và các tập thể lố trong nhà trường còn rất ít. Một bộ phận học sinh có ý thức xấu đối với việc thực hiện kỷ luật, trật tự... hiện tượng nói tục, chửi bậy, chửi thề còn khá phổ biến, tỉ lệ học sinh chậm tiến còn nhiều.
Do là một huyện nằm ở ngoại thành thủ đô Hà Nội, nơi có tối độ đô thị hoá cao nên học sinh trung học phổ thông. ở đây ý thức khá rõ về những điều kiện văn hoá để bước vào tương lai, song cũng chịu ảnh hưởng khá lớn của những mặt trái của cơ chế thị trường. Do đó trong học sinh các em cũng tự phân hoá thành nhiều kiểu nhân cách khác nhau (căn cứ vào thái độ đối với học tập).
Thứ nhất: Một bộ phận học sinh ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và đối với gia đình đã ra sức phấn đấu rèn luyện trong học tập nhằm có đủ kiến thức để tạo lập cuộc sống tương lai. Và những học sinh này thường ít quan tâm đến những hoạt động tập thể, tách mình khỏi tập thể.
Thứ hai: Một bộ phận học sinh chỉ quan tâm đến nghề nghiệp trong tương lai, cho nên trong quá trình học tập các em chỉ lao vào học những môn để đi thi đại học, thi tốt nghiệp. Do sự học lệch này làm cho trí thức của các em bị khuyết thiếu hoặc các em chỉ có trí thức về tự nhiên, hoặc các em chỉ có tri thức về xã hội. Các em ít quan tâm đến những vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức và chính trị:
Thứ ba: Một số học sinh rất quan tâm đến các hoạt động chung của nhà trường của tập thể, thậm trí có năng lực trong việc tổ chức các hoạt động tập thể nhưng lại không sâu sắc (nếu không muốn nói là bình thường) trong học tập, dẫn đến kết quả học tập rất bình thường từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2004 - 2005, tất cả các bí thư đoàn trường của trường trung học phổ thông đều không đỗ đại học. Tỉ lệ các bí thư chi đoàn đỗ đại học chỉ chiếm có 3%.
Thứ tư: Một bộ phận học sinh có ý thức yếu trong học tập về rèn luyện, không quan tâm đến việc học tập cũng như các hoạt động tập thể thường xuyên gây rối trật tự và nguy hiểm hơn đã có một số em vi phạm pháp luật.
Đánh giá thực trạng nhân cách của học sinh trung học phổ thông không thể không nói đến công tác giáo dục nhân cách trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết về nội dung giáo dục nhân cách
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã mở ra một tương lai sáng cho đất nước, nó đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nước ta. Để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đòi hỏi
phải có một nền giáo dục toàn diện. Sản phẩm của hệ thống giáo dục không chỉ là những con người có tri thức, làm chủ khoa học và công nghệ mà còn phải có lý tưởng dân tộc, có tinh thần công dân và có tư tưởng tiến bộ phù hợp với xu thế của thời đại.Do đó nội dung giáo dục đòi hỏi phải toàn diện, hệ thống và liên tục
Một thực tế cho thấy, chương trình học văn hoá của các em quá nặng nền, kết hợp với sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội đối với các em. Cho nên các em dùng thời gian cho việc học văn hoá đáp ứng các kỳ thi nhiều hơn là dùng thời gian tham gia các hoạt động khác trong và ngoài trường. Do đó các em thường có biểu hiện thờ ơ đối với giáo dục truyền thống, dần đến xem nhẹ hoặc không biết gì về truyền thống dân tộc và truyền thống địa phương. Qua điều tra cho thấy có đến 40% số học sinh được hỏi, các em trả lời quan tâm đến việc học thêm nhiều hơn thăm quan các di tích lịch sử cách mạng, tìm hiểu truyền thống cha anh.
Với 4 trường trung học phổ thông công lập và 5 trường trung học phổ thông dân lập, hàng năm giáo dục trung học phổ thông Đông Anh đào tạo hàng ngàn thanh niên học sinh. Cùng với xu thế chung của cả nước, các trường trung học phổ thông Đông Anh chỉ chú trọng đến dạy các kiến thức bách khoa để các em thi tốt nghiệp và thi đại học mà ít chú ý đến giáo dục ý thức công dân cho các em, khi được hỏi "em có biết lý tưởng của thanh niên hiện nay là gì?” thì hầu hết các em trả lời không biết.
Giáo dục giá trị truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng là nội dung xuyên suốt các bộ môn, các hoạt động và môi trường giáo dục. Giá trị truyền thống có một sức mạnh kỳ lạ. Đó là một chân lý ai cũng biết giá trị truyền thống là sản phẩm của một nền sản xuất vật chất, nó được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác và làm nên bao sắc dân tộc, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của đất nước. Trong quá trình truyền thụ những giá trị truyền thống, giáo dục có vai trò chủ đạo. Thông
qua giáo dục các giá trị truyền thống được truyền vào từng cá nhân từng con người hình thành nên cốt cách và chí khí của con người Việt Nam.
Giá trị truyền thống là nền tảng của giáo dục nói chung và giáo dục nhân cách nói riêng. Cho nên trong quá trình giáo dục nhân cách phải thực hiện tốt việc giáo dục giá trị, trước hết là giá trị truyền thống và giá trị cách mạng, dạy đạo làm người biến thành vốn quý của mỗi người, mỗi gia đình, thành sức mạnh của địa phương và cả nước vượt qua mọi thách thức, tận dụng cơ hội để giừ gìn độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH.
Kể từ năm 2000, dưới sự chỉ đạo của sở GD - ĐT Hà Nội, các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đông Anh đã thực hiện tốt chương trình giảng dạy lịch sử Thăng Long - Hà Nội có lồng ghép giáo dục lịch sử địa phương trong nhà trường làm cho học sinh hiểu được những giá trị truyền thống của Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đông Anh là một huyện có nhiều truyền thống tốt đẹp, có cố đô Cổ Loa, làng rối nước Đào Thục - Thuỵ Lâm, làng nghề Vân Hà, Liên Hà. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đông Anh nổi tiếng anh hùng với những cơ sở cách mạng ở Vân Nội, Võng La, Hải Bối, Dục Tú... với những thành tích đó năm 2000 Đông Anh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cùng với 17/24 xã, thị trấn anh hùng. Với truyền thống đó việc giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc và cách mạng cho các thê hệ học sinh trung học phổ thông trung học phổ thông có nhiều thuận lợi. Hàng năm vơi mục đích giáo dục truyền thống địa phương các trường trung học phổ thông đã chú ý đến giáo dục ngoại khoá cho các em tại các cơ sở cách mạng, làm cho các em có nhận thức đúng đắn hơn và truyền thống của các lớp cha ông đi trước. Tuy nhiên, việc giáo dục truyền thống sẽ có hiệu quả hơn nếu chúng ta biết làm cho nội dung giáo dục phong phú và chúng ta có quan niệm đúng hơn về giáo dục truyền thống (phải coi giáo dục truyền thống là một cấp thiết).
Về phương thức giáo dục
Phương thức giáo dục là cách thức tổ chức hoạt động để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của giáo dục. Muốn vậy học phải đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; học tập kết hợp với sản xuất; nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội và lồng ghép giáo dục nhân cách vào tất cả các hoạt động của nhà trường đặc biệt là các môn học.
Trong nhà trường ngoài việc giảng dạy kiến thức nhà trường còn có các hoạt động khác nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể như. Sinh hoạt chào cờ thứ Hai hàng tuần, các buổi mít tinh kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, các chủ đề hàng tháng... duy trì các câu lạc bộ của học sinh để từ đó nắm bắt diễn biến tư tưởng của các em để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp. Cái được của các trường trung học phổ thông trên địa bàn Đông Anh là sinh hoạt chào cơ đều đặn và thứ Hai hàng tuần (một số trường bỏ giờ chào cờ). Thông qua giờ sinh hoạt tập thể này kịp thời biểu dương khuyến khích các em có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, đồng thời uốn nắn những học sinh có tư tưởng sai lệch. Trong giáo dục nhân cách phương pháp giáo dục làm gương là phương pháp giáo dục mang tính hiệu quả cao, đặc biệt là nhân cách của người giáo viên, trong nhà trường trung học phổ thông người giáo vên vừa là người hướng dẫn vừa là người rèn luyện học sinh, đồng thời là người trọng tài đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Giáo viên có vai trò tích cực trong việc rèn luyện về phẩm chất đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá, ý thức tôn trọng pháp luật của học sinh thông qua việc truyền thụ kiến thức văn hoá khoa học, người giáo viên là người tốt nhất để xây dựng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp, những nhận thức chính trị, tư tưởng đúng đắn, đặt nền tảng cho nhân cách của các em sau này.
Trong những năm qua, mặc dù khó khăn rất nhiều về kinh tế, các thầy cô giáo cố gắng làm thêm bằng nhiều hình thức để nâng cao thu nhập đảm bảo đời sống, nhưng các thầy cô vẫn giữ được nếp sống mẫu mực, tận tâm với nghề là tấm gương sáng về nhân cách để cho học sinh noi theo. Nhưng bên cạnh đó, một số giáo viên chăm việc dạy ngoài, dạy thêm hơn là việc dạy chính khoá. Quan điều tra ở huyện Đông Anh có đến hơn 50% số giáo viên đang tham gia dạy ngoài. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục phổ thông trong các nhà trường. Một số giáo viên nhiều tuổi nên ngại cập nhật kiến thức dẫn đến lạc hậu về thông tin làm lung lay uy tín người thầy đối với học sinh.
Hình ảnh người giáo viên đối với học sinh rất quan trọng đó không chỉ là hình ảnh của người giáo viên có kiến thức sâu hay nông mà còn cả hình ảnh bên ngoài. Mọi cử chỉ, nói năng, ăn mặc, phong thái... đều bị học sinh đánh giá. Do đó muốn hình thành được niềm tin lý tưởng trong học sinh thì trước hết phải bắt đầu từ chính người thầy.
Một cái được nữa, là duy trì và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và coi đây là tổ chức có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, giá trị truyền thống cho các em. Tổ chức Đoàn là tổ chức phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông do đó cần có nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, hấp dẫn vừa mang tính giáo dục vừa đáp ứng được yêu cầu giải trí của các em để tạo nên môi trường tập thể lành mạnh cho các em. Tổ chức Đoàn không chỉ là nơi giáo dục cho đoàn viên thể hiện tính tiên phong gương mẫu của mình, mà còn là nơi phát huy quyền làm chủ của học sinh, động viên học sinh tham gia các hoạt động xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, một mặt có chức năng tham mưu cho lãnh đạo nhà trường nắm bắt được diễn biến tư tưởng chính trị của học sinh, để từ đó đề ra những giải pháp giáo dục phù hợp, một mặt đoàn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để xác lập phương
hướng chính trị đúng đắn, đảm bảo cho sự ổn định về tư tưởng, tạo được nề nếp, kỷ cương trong học tập. Do có hiệu quả trong công tác giá dục tư tưởng, đạo đức, đoàn trường khối trung học phổ thông huyện Đông Anh liên tục trong nhiều năm trời là tổ chức Đoàn tiên tiến xuất sắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khối trường trung học phổ thông huyện Đông Anh cùng bộc lộ nhiều hạn chế như tính chủ động, xung kích chưa cao còn trông chờ sự chỉ đạo của cấp trên trong giáo dục tổ chức Đoàn còn nặng về giáo dục, quản lý nề nếp, ít chú ý đến giáo dục truyền thống, lòng tự trọng, ý thức tự giáo dục cho các em, còn nặng về chú ý đến các phong trào nền nổi như văn nghệ, TDTT mà ít chú ý đến truyền đạt cho học sinh đường lối chính sách, thời sự trong và ngoài nước. Mặt khác, do cán bộ đoàn thường kiêm nhiệm mình giảng dạy vừa làm công tác đoàn, ít có kiến thức nghiệp vụ, đa số trên tuổi 35 cho nên trong công tác Đoàn ít năng động sôi nổi làm cho sức thu hút của tổ chức Đoàn còn hạn chế.
Bảng 2.5: Số giờ của cán bộ đoàn
TT Trường GV
môn
Số giờ
Ghi chú
Dạy Đoàn
1. Đông Anh Văn 07 09
2. Cổ loa Hoá 07 09
3. Liên Hà Thể dục 08 08
4. Vân Nội Văn 07 09
5. Phạm Ngũ Lão Văn 10 6
6. Ngô Tất Tố Toán 10 6
Nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, tất cả nội dung các môn học trong nhà trường phổ thông đều lồng ghép những tư tưởng giáo dục nhân cách. Thậm chí ngay trong một số môn không có một câu, một từ nào nói về nhân cách như: Toán, Lý, Hoá nhưng nội dung của nó cũng bao hàm giáo dục một thể giới quan khoa học nhằm đạt đến kết quả: Trí thức - niềm tin - hành động trong học sinh. Như vậy, có thể nói nội dung giáo dục nhân cách nằm ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, do nội dung kiến thức quá lớn làm cho cả thầy và cả trò đều phải cố gắng tận dụng triệt để thời gian để truyền đạt và có lĩnh hội kiến thức, không còn thời gian cho những mục đích khác như: Ngoại khoá, hoạt động tập thể, lồng ghép giáo dục tư tưởng cho học sinh. Chẳng hạn, trong quá trình giảng dạy môn Toán, lý, hoá... giáo viên có thể giáo dục về niềm tin khoa học, đạo đức nghề nghiệp, lý tưởng khoa học của các nhà bác học, từ đó giáo dục nhân cách của các em. Nhưng do khối lượng kiến thức quá lớn nên giáo viên chỉ tập trung giáo dục tri thức cho các em mà thôi.
Mặt khác, do khối lượng tri thức lớn làm cho học sinh và cha mẹ các em không yên tâm với kiến thức của mình, lo lắng việc thi cử nên các em