Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người về việc giáo dục nhân cách cho học sinh trong điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay (Trang 89)

Khi khẳng định nhân cách con người là sản phẩm của một môi trường xã hội nhất định, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng không phủ nhận vai trò của nhân cách trong việc tác động đến môi trường xã hội. Do đó, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa.

Trong điều kiện nước ta hiện nay thì việc "Đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [22, tr.8] lại càng trở nên khẩn thiết. Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì nội dung giáo dục trong các nhà trường không những phải coi trọng giáo dục kiến thức mà còn phải chú ý nhiều đến vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh. Ba mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài phải được xây dựng trên một mẫu số chung là nhân cách. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho mọi người về ý nghĩa của việc giáo dục nhân cách cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là biện pháp quan trọng nhất.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là một mốc son quan trọng trong lịch sử dân tộc, mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của đất nước. Kể từ đây nền kinh tế đất nước vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sức sản xuất được giải phóng tạo điều kiện cho

kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, cũng từ đây nhân cách con người mới - con người của cơ chế thị trường cũng dần được xác lập. Bên cạnh những tác động tích cực của cơ chế thị trường đối với nhân cách con người Việt Nam, tạo ra những con người có trí thức, tích cực, chủ động, sáng tạo. Cơ chế thị trường cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Do đó giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Để giáo dục nhân cách có hiệu quả đòi hỏi phải có sự thay đổi nhận thức của tất cả các lực lượng trong xã hội. Nâng cao nhận thức giáo dục nhân cách là làm cho mọi người hiểu được vai trò của nhân cách đặc biệt là nhân cách đạo đức trong điều kiện hiện nay.

Một là: Nhân cách đạo đức có tác động tích cực đối với sự phát triển xã hội trong điều kiện hiện nay.

Trải qua 20 năm tiến hành đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng những biểu hiện tiêu cực về nhân cách con người cùng có chiều hướng gia tăng. Những hiện tượng đạo đức thấp kém mà trước đây hầu như chúng ta chưa bao giờ nghe thấy thì bây giờ đã thấy ở nước ta. Để đạt được lợi nhuận, người ta có thể sử dụng mọi biện pháp, mọi thủ đoạn kể cả những thủ đoạn xấu xa và tàn ác. Triết lý “khôn sống mống chết”, “mạnh được yếu thua” trở thành triết lý sống cơ bản trong cơ chế thị trường. Chính những sự tác động tiêu cực này đã tạo ra một bộ phận con người "tàn ác" và xã hội con người phải trả giá. Người ta đã bắt đầu nhìn nhận lại vấn đề nhân cách của con người đặc biệt là nhân cách kinh doanh.

Một số nhà kinh doanh đã bắt đầu chung xây dựng "thương hiệu" và tôn thờ chữ "tâm" trong kinh doanh, coi đây là điều kiện tiên quyết của thành công. Chúng ta đều biết rằng, tài năng phải đi đôi với đạo đức, với nhân cách con người, nhân cách của nhà kinh doanh làm cho tài năng của họ

được nhân lên. Thực tế đã chứng tỏ rằng, sự thành đạt trong kinh doanh, trong sản xuất chỉ có thể đến với những ai thực sự có đức và có tài, biết giữ chứ tín, biết tôn trọng người khác.

Trong cơ chế thị trường ba giá trị: Cái đẹp, cái lợi, cái thiện phải thống nhất với nhau. Những giá trị đó được thể hiện trong các sản phẩm hoàn hảo của họ, chúng vừa có ý nghĩa đạo đức, chất lượng, đổi mới đồng thời chứa đựng cả chữ tín, sự tôn trọng khách hàng và đó là niềm tự hào của nhà kinh doanh. Rõ ràng, một khi những giá trị chân chính đựơc tôn trọng, được giữ gìn thì chúng sẽ trở thành nhân tố cơ bản không những thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, mà con thúc cả sự phát triển của xã hội nói chung.

Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng cùng với trí thức về sản xuất, về thị trường nhân cách là bản lĩnh, là cốt cách văn hoá của nhà kinh doanh. Hay nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường vẫn cần có nhân cách, có đạo đức chứ không phải chỉ cần có tri thức. Người ta có thể làm giàu nhưng không phải làm giàu bằng bất cứ giá nào. Nếu làm giàu bằng sự lừa đảo, xảo quyệt, buôn gian, bán lậu sẽ bị pháp luật trừng trị và xã hội lên án.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, khoảng cách giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái thiện và cái ác là hết sức mong manh. Cho nên, nếu thiếu bản lĩnh, thiếu tri thức và lương tâm nghề nghiệp thì con người khó giữ khoảng cách ấy kinh tế thị trường một mặt đòi hỏi con người năng động, sáng tạo một mặt đòi hỏi phải tận tâm với công việc, tôn trọng kỷ cương, tuân thủ pháp luật, có như vậy mới có thể đứng vững hoặc vươn lên trong cuộc cạnh tranh đầy gay gắt của thương trường. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh tuy khắc nghiệt và mang tính sống còn, nhưng không phải cạnh tranh để loại trừ nhau bằng mọi thủ đoạn mà cạnh tranh để cùng tồn tại. Do đó cạnh tranh phải bằng tài năng, bằng hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Nếu chủ thể tham gia thị trường có hành vi lừa đảo, chụp dật, kinh doanh theo kiểu “ăn xổi" sẽ mất chữ tín và không thể tồn tại được. Ngược lại, khi

tham gia thị trường chủ thể luôn có ý thức tôn trọng mình, tôn trọng khách hàng thì họ sẽ được chấp nhận và tồn tại lâu dài.

Hai là: Giáo dục nhân cách cho thanh niên học sinh là một đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động bằng máy móc với những kỹ thuật hiện đại là chủ yếu. Nếu như trong lao động thủ công, dựa vào sức người là chủ yếu thì hàm lượng thể lực kết tinh trong sản phẩm rất lớn, thì trong quá trình lao động dựa vào máy móc là chủ yếu thì hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm là chủ yếu.

Như vậy, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phát huy tối đa nhân tố con người. Trước hết là lực lượng thanh niên học sinh - nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

Trong di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [29, tr.510]. Bác cho rằng mục tiêu cao nhất của giáo dục là đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam “Muốn vậy trước hết phải giáo dục các em trở thành những người có lòng yêu nước nồng nàn. Thành những công dân xứng đáng với nước độc lập tự do” [27, tr.32]. Tức là giáo dục các em thành những con người có nhân cách, có tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm giáo dục của Bác, giáo dục nước nhà phải là một nền giáo dục toàn diện. Người chỉ rõ học để làm việc, làm người, làm cán bộ trong đó học để làm người là khó nhất. Tư tưởng ấy của Người hiện nay vẫn còn nguyên giá trị.

Trong giai đoạn hiện nay giáo dục nhân cách cho học sinh, chủ thể tương lai của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải theo hướng vừa “rèn đức” vừa “luyện tài". Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có nhân lực giỏi về chuyên môn, đồng thời phải có những giá trị chuẩn

mực xã hội phù hợp với truyền thống, với bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [9]. Công cuộc CNH, HĐH đất nước đặt ra yêu cầu rất lớn về nguồn lực con người, coi nguồn lực con người là quý nhất, yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình CNH, HĐH. Đó là nguồn nhân lực có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt.

Ba là: Giáo dục nhân cách cho thanh niên học sinh xuất phát từ yêu cầu của chính các em trong giai đoạn hiện nay.

Học sinh trung học phổ thông là thế hệ dễ thích ứng với tác động khác nhau của hiện thực xung quanh, sôi nổi, nhiệt tình hăng hái hoạt động, ham hiểu biết thích cái mới, nhanh chóng tiếp thu và nắm bắt cái mới. Bác Hồ đã nhận xét, óc của những người tuổi trẻ sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì sẽ xanh, nhuộm đỏ thì sẽ đỏ. Với đặc điểm này, học sinh trung học phổ thông rất dễ sa vào những tệ nạn xã hội nếu không có một định hướng giá trị đúng đắn của gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong thực tế có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên học sinh có nhận thức yếu đã xa rời mục tiêu học tập và rèn luyện có lối sống thực dụng, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, lười học, và sa vào tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật. Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa dạy chữ, dạy nghề và dạy người sẽ tạo ra nguồn nhân lực tốt đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Qua quá trình phân tích trên đây, chúng ta thấy trong giai đoạn ngày nay phải thay đổi nhận thức cơ bản về giáo dục, chúng ta không chỉ quan tâm đến giáo dục tri thức mà phải quan tâm nhiều đến giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung và cho học trung học phổ thông nói riêng. Có như thế sản phẩm của giáo dục mới toàn diện. Muốn vậy, chúng ta tăng cường

tuyên truyền làm cho mọi người thấy được vai trò của giáo dục - đào tạo nói chung về giáo dục nhân cách nói riêng trong sự phồn thịnh của gia đình và của quốc gia, dân tộc. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất và năng lực của thầy cô giáo trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh.

Một phần của tài liệu Giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)