Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội vì nó góp phần trực tiếp trong việc bồi dưỡng, đào tạo con người. Nó là con đường cơ bản nhất, bền vững nhất để hình thành người lao động đáp ứng yêu của xã hội. Chỉ có giáo dục và đào tạo trình độ học vấn của nhân dân mới có thể được nâng cao, mở ra những khả năng to lớn trong việc nắm bắt và sử dụng những thành tựu, trí thức của loài người để làm chủ thế giới. Chính vì vậy, ngay từ xa xưa, từ khi loài người ý thức được vị trí và vai trò của mình trong trong thế giới con người đã chú ý đến giáo dục.
Trong thời đại ngày nay, thời đại của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và kỹ thuật, thời đại của nền kinh tế tri thức, giáo dục càng khẳng định vai trò lớn lao của mình. Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay giáo dục và đào tạo lại càng có ý nghĩa quan trọng và được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là quốc sách hàng đầu.
Trong di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trộng và rất cần thiết" [29, tr.510]. Người đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và cách mạng, giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Bác khẳng định: "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu. Mọi người Việt Nam phải hiểu biết về quyền lợi của mình, về bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà" [27, tr.36]. Bác cũng chỉ ra con đường đất nước thoát khỏi yến hèn là con đường phát triển giáo dục. Bác nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa đất nước, đưa dân tộc ra trở thành một dân tộc thông thái. Đối với thế hệ học
sinh Bác căn dặn: "non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai ới các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [27, tr.33]. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, các thế hệ người
Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ to lớn đó là giành lại độc lập, bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước "Ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
Cơ chế thị trường là một cơ chế kinh tế mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều diễn ra thông qua mua và bán. Do đó vấn đề lợi nhuận là mục đích tối cao của người sản xuất kinh doanh, để đạt được mục đích ấy con người phải trở nên năng động, tích cực hơn. Sự gia tăng tính tích cực của nhân cách trong nền kinh tế thị trường là điều dễ nhận thấy. Có như vậy con người mới mở rộng được phạm vi hoạt động của mình và thắng thế trong cuộc cạnh tranh. Tuy nhiên những biểu hiện của tính cách đó không đảm bảo cho sự phát triển hài hoà của nhân cách. Khi những lợi ích cá nhân che lấp lương tâm và đạo đức con người thì nó trở thành phương tiện và những tiền đề cho những thói hư tật xấu như tham ô, lừa đảo, sự khôn ngoan và năng động đó kết hợp với lối sống vị kỷ sẽ dần đến méo mó nhân cách con người.
Để khắc phục tình trạng này, Đảng ta khẳng định cùng với việc giáo dục khoa học và công nghệ phải "tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dần tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiến độ đất nước" [8, tr.137]. Những nội dung giáo dục này sẽ tạo được hành lang trách nhiệm cho hoạt động năng động của con người biến ý chí và sự khôn ngoan của họ thành sức mạnh sáng tạo để xây dựng đất nước. Do đó giáo dục phải là quốc sách hàng đầu.
Trong cơ chế thị trường, thông tin là một yếu tố được phát triển mạnh. Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin cũng có những ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển nhân cách.
Công nghệ thông tin phát triển nó giúp con người mở mang tình trí tuệ, phát triển tình cảm. Tuy nhiên, trên bình diện nhân cách có cũng làm nảy sinh những vấn đề đáng lo ngại. Do dành một khối lượng khá lớn để đối diện với các công cụ thông tin (máy tính, điện thoại...) thì sự giao cảm giữa thế giới nội tâm của con người với thế giới bên ngoài, trở nên hời hợt, phiến diện. Sự hời hợt này nó cản trở sự phát triển sâu sắc và tinh tế của thế giới tinh thần con người. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều quốc gia sẽ không kiểm soát được thông tin nữa. Những thông tin sai lệch, những văn hoá phẩm không lành mạnh đã ảnh hưởng xấu đến nhân cách của người tiếp nhận thông tin. Trong điều kiện như vậy, giáo dục nhân cách lại càng trở nên cấp thiết hơn, nó làm định hướng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa con người với con người và giữa conn người với tự nhiên, nó tạo ra cơ chế phóng ngưà đối với các giá trị phản văn hoá. Nhờ đó mà con người có khả năng, đối lập, ứng xử trước những tình huống cụ thể, đồng thời kháng được những chuẩn mực lạ, các phản giá trị văn hoá tinh thần.
Cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi chúng ta phải mở cửa giao lưu, thiết lập các mối quan hệ với thế giới bên ngoài trên mọi hoạt động. Sự giao lưu văn hoá góp phần làm phong phú hơn các giá trị văn hoá, làm xáo trộn, thậm chí huỷ hoại các giá trị truyền thống của nhiều quốc gia. Trong hoàn cảnh đấy, con người dễ bị rơi vào trạng thái bất an về mặt xã hội, nhân cách mất phương hướng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Người ta dễ chạy theo lối sống thực dụng lai căng và do đó đánh mất dần những bản sắc dân tộc của nhân cách.
Trong bối cảnh ấy việc giáo dục một nền văn hoá “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" sẽ giúp cho con người định hướng được nhân cách của mình, để mình đúng là mà mình không phải là người khác, là cái bóng của người khác.
- Cơ chế thị trường cũng làm biến dạng các giá trị nhân cách. Nếu trong xã hội phương Đông, truyền thống, giá trị nhân cách vốn được xác định về sự hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với con người, quan tâm đến người khác, đến cộng đồng, bởi trách nhiệm của con người với cộng đồng. Thì nay, giá trị nhân cách lại hướng vào lợi ích cá nhân, ít quan tâm đến cộng đồng, đến người khác, sợ hy sinh lợi ích của mình.
Cơ chế thị trường, đòi hỏi con người phải vươn lên, phải khẳng định mình đó là một cơ chế tốt cho nhân cách. Nhưng mặt khác, nhu cầu bức xúc phải trội hơn người khác là dẫn đến sự đối lập giữa giá trị đích thực của nhân cách với hình thức biểu hiện của nó. đó là tính kiêu ngạo, phô trương, sự đua đòi... Chúng che dấu sự nghèo nàn, méo mó về nhân cách.
Trong điều kiện như vậy, giáo dục nhân cách phải hướng con người vào các giá trị xã hội, làm cho con người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đồng thời giáo dục hình thành và củng cố trong con người một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của con người chứ không phải ở hình thức bên ngoài.
Từ sự phân tích trên ta thấy cần phải giáo dục nhân cách, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên học sinh - Lực lượng nòng cốt của thanh niên, những người đang ngồi trên ghế nhà trường, đang được giáo dục để thành công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá VII) nhận định "thanh niên học sinh là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có xướng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, tuỳ
thuộc vào lực lượng thanh niên học sinh, và việc bồi dưỡng lực lượng thanh niên. Công tác thanh niên là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng" [7].
Ngày nay trong bối cảnh của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước xu thế toàn cầu hoá với sự ra đời của nền kinh tế trí thức trên toàn thế giới, giáo dục nước nhà càng khẳng định vị thế "hàng đầu” của mình trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu của xã hội và phù hợp với xu thế của thế giới.
Các công trình nghiên cứu về con người và nhân cách đều khẳng định nhân cách không phải là cái bẩm sinh vốn có, cũng không phải cái do các đẳng siêu nhân ban phát cho con người mà nhân cách là sản phẩm của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Giáo dục nhân cách là quá trình giáo dục nhằm định hướng các giá trị xã hội cho mỗi con người. Nhân cách được hình thành và phát triển thông qua những mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên và nói xã hội. Thông qua hoạt động của bản thân mà con người tiếp nhận những mối quan hệ ấy, chuyển thành những phẩm chất nhân cách của mình. Quá trình ấy, giáo dục là nhân tố giữ vai trò chủ đạo.
Để xã hội tồn tại và phát triển được thì trong bất cứ xã hội nào cũng phải quan tâm đến giáo dục nhằm tạo ra những con người phù hợp với những chuẩn mực giá trị mà thời đại đó đặt ra.
Có thể nó không có quá trình giáo dục thì không có quá trình hình thành và phát triển nhân cách như mong muốn. Vai trò giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách được biểu hiện ở các khía cạnh sau đây:
Một là: Giáo dục xác định phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách đáp ứng tốt hơn những yêu cầu mà xã hội mong muốn.
Hai là: Giáo dục định hướng, tổ chức và hướng dẫn hoạt động của cá nhân để từ đó hình thành nhân cách mong muốn. ở đây giáo dục định hướng tổ chức và hướng dẫn cho cá nhân tham gia các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội những nội dung của các quan hệ xã hội ấy, chuyển thành những phẩm chất của cá nhân và tạo nên nhân cách.
Ba là: Thông qua giáo dục con người có thể lĩnh hội những tri thức của nhân loại làm giàu vốn tri thức bản thân.
Bốn là: Chỉ có thông qua giáo dục con người mới có điều kiện phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, uốn nắn sai lệch của mình trong quá trình phát triển nhân cách.
Năm là: Giáo dục giúp con người có điều kiện, khả năng vươn đến nhân cách mới.