chưa đầy đủ về vai trò của giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông
Cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta người ta đặt ra hai yêu cầu đối với nhân cách con người ở thời đại hiện nay là Tài và Đức. Nói đến tài năng của con người là người ta nói đến năng lực hoạt
động có mục đích, có đối tượng và thu được hiệu quả cao của mỗi cá nhân. Nói đến đức là nói đến các giá trị thuộc về phẩm chất của mỗi cá nhân ấy. Trong giai đoạn hiện nay vấn đề tri thức phải thành kỹ năng, tri thức phải hình thành trí lực tức là phải trở thành nhân lực học không chỉ để biết mà học còn để làm. Đó là hướng tổng quát của một nền giáo dục đi vào phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tri thức phải được chuyển thành công nghệ, đi vào sản xuất để tạo năng suất lao động cao. Đây là quan niệm mới và tri thức, khác với cách hiểu tri thức trước đây là tri thức sách vở của một nền “giáo dục hư văn” (Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng) nền giáo dục khoa cử đang thịnh hành ở nước ta. Với nền kinh tế tri thức, giáo dục thông qua phạm trù tri thức đem lại một giá trị thực đối với mỗi con người cũng như đối với cộng đồng và xã hội. Nhưng nói như vậy không có nghĩa coi thường tri thức sách vở, ngược lại phải bắt đầu từ đây thông qua giáo dục để tạo ra những giá trị mới, giá trị thông tin và công nghệ, từ đó mới tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho con người. Do đó trong giai đoạn hiện nay tài năng là yếu tố không thể thiếu được trong nhân cách của mỗi con người.
Tuy nhiên khi nói đến những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường đối với sự phát triển tài năng của con người chúng ta không thể không nói đến những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường với yêu cầu về đạo đức của con người.
Hiện nay, trong cơ chế thị trường, chúng ta bắt gặp rất nhiều hiện tượng đáng báo động về nguy cơ đổ vỡ các giá trị tinh thần, giá trị truyền thống trước thế lực của đồng tiền, của lợi nhuận. Không ít những trường hợp khi tham gia thị trường đã vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, coi thường đạo lý, vi phạm pháp luật, làm đảo lộn các giá trị đạo đức. Nhưng một điều mà ai cũng nhận thấy rõ là, các giá trị tinh thần nói chung, giá trị đạo đức nói riêng, là sản phẩm của các quan hệ kinh tế - xã hội, cho nên trật tự kinh tế thị trường cần phải phù hợp với đạo lý và tuân thủ luật pháp thì mới có thể tự duy trì được mình một cách lâu dài.
Trong quá trình phát triển, nếu chúng ta biết phát huy đúng đắn vai trò quy phạm và hướng dẫn của đạo đức trong lĩnh vực kinh tế thì không những kinh tế thị trường không cản trở sự phát triển kinh tế mà, trái lại, nó sẽ góp phần thúc đẩy việc hợp lý hoá các hành vi kinh tế, góp phần vào sự phồn vinh kinh tế. Vì vậy, ở các nước phương Đông, nơi vốn có truyền thống tôn trọng các giá trị văn hoá, các giá trị đạo đức, trong cơ chế thị trường đã xuất hiện nhiều nhà doanh nghiệp nổi tiếng quan tâm đến đạo đức và luân lý. Họ cho rằng, cần phải đề cao nhân tố trí tuệ, đồng thời cũng phải hết sức coi trọng nhân tố đạo đức, tức là coi trọng “cái tâm” của con người trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan niệm của họ là cạnh tranh không phải để loại trừ lẫn nhau, mà là để cùng tồn tại và phát triển; cạnh tranh để con người bộc lộ khả năng tự thể hiện mình, tự thích nghi và tự khẳng định mình. Muốn vậy, ngoài khả năng sáng tạo và tự khẳng định mình. Muốn vậy, ngoài khả năng sáng tạo và sự nhạy bén, nhà doanh nghiệp cần phải có phẩm chất đạo đức, cần phải có lương tâm của con người.
Chúng ta ai cũng biết, tài năng phải đi đôi với đạo đức, vì đạo đức là nền tảng; nhân cách làm cho tài năng của nhà doanh nghiệp được nhân lên. Thực tế chứng tỏ rằng, sự thành đạt trong kinh doanh chỉ có thể đến với những ai có cái tâm, cái đức, cái tài.Chỉ cần thiếu một trong số các mặt đó thì không thể hoặc rất khó thành công.Vì vậy, những cá nhân, những doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường từ trước đến nay, ngoài khả năng trí tuệ ra, họ luôn tôn trọng khách hàng, lấy chữ tín làm đầu.
Nói cách khác, bất cứ ai muốn đạt tới thành công trong kinh doanh đều cần phải biết điều chỉnh hành vi của mình và lúc đó, con người mới thực sự làm chủ được đồng tiền, nhìn xa hơn đồng tiền, thấy được nhiều thứ khác ngoài đồng tiền, ngoài lợi nhuận. Chúng ta đều biết một nước Nhật, với nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất thế giới, người ta vẫn đề cao triết lý: “Cuộc sống hạnh phúc không gì khác hơn là sáng tạo tối đa... sáng tạo ra ba loại giá trị: giá trị của cái đẹp, giá trị của cái lợi, giá trị của cái thiện”.
Những giá trị đó, được thể hiện trong các sản phẩm hoàn hảo của họ; chúng vừa có ý nghĩa đạo đức, chất lượng, đổi mới, đồng thời chứa đựng cả chữ tín, sự tôn trọng khách hàng và niềm tự hào của nhà kinh doanh. Rõ ràng, một khi những giá trị chân chính được tôn trọng, được gìn giữ thì chúng sẽ trở thành nhân tố cơ bản không những thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy cả sự phát triển của xã hội nói chung.
Đã đến lúc chúng ta cần phải thừa nhận rằng, tri thức về sản xuất, về thị trường cùng với đạo đức, thiện tâm, chữ tín phải trở thành bản lĩnh, cốt cách văn hoá của nhà kinh doanh. Nói đúng hơn, trong kinh tế thị trường vẫn rất cần “cái tâm” của nhà doanh nghiệp. Nó được coi như “phanh” bên trong của mỗi con người, giúp người ta không làm những gì có hại cho người khác, nhất là khách hàng của mình. Trước đây, Khổng Tử đã từng đỏi hỏi sự giàu sang phải hợp đạo nghĩa. ông không phản đối việc làm giàu, nhưng làm giàu như thế nào mới là điều đáng nói. Nếu làm giàu mà không đúng đạo, không hợp đạo, trái đạo, làm giàu bằng sự bất lương, bất nghĩa, thì, theo ông không nên và không đáng hưởng sự giàu sang ấy.
Ngày nay, trong cơ chế thị trường, con người có nhiều kiểu để làm giàu và giàu lên rất nhanh. Có người làm giàu bằng trí tuệ bằng khả năng thực sự, bằng cả mồ hôi và nước mắt của mình. Bên cạnh đó, cũng có người làm giàu bằng sự lừa đảo, bằng những hành vi rất xảo quyệt. Kiểu làm giàu thứ hai này chắc chắn sẽ không bền, bởi nó không tránh khỏ sự lên án của xã hội hoặc sự trừng trị của pháp luật.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, khoảng cách giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái thiện và cái ác là hết sức mong manh. Nếu thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức văn hoá và lương tâm nghề nghiệp thì con người khó mà giữ được những khoảng cách mong manh ấy. Cho nên, kinh tế thị trường đòi hỏi con người không những phải năng động, sáng tạo, mà còn phải có lòng trung thành, tận tâm đối với công việc, tôn trọng kỷ cương, tuân thủ luật pháp. Có
như vậy mới có thể đứng vững hoặc vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thương trường:
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh tuy khắc nghiệp và mang tính sống còn, nhưng không phải cạnh tranh để loại trừ nhau bằng mọi thủ đoạn, mà là cạnh tranh để vươn lên bằng tài năng, bằng hiệu quả và đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Do đó, nếu chủ thể tham gia thị trường mà có hành vi lừa đảo, chụp giựt hoặc kinh doanh theo kiểu “ăn xồi ở thì”, làm mất chữ tín thì chắc chắn không thể đứng vững.
Ngược lại, khi tham gia thị trường mà chủ thể luôn có ý thức tôn trọng mình và tôn trọng người khác, luôn giữ chữ tín với khách hàng. Họ sẽ được chấp nhận và tồn tại lâu dài. Nghĩa là, dưới áp lực của cạnh tranh, con người trong cơ chế thị trường luôn phải thể hiện, tự khẳng định, phải trội hơn người khác, phải tự vượt lên mình để khẳng định mình; phải lám ao cho cạnh tranh vừa thôi thúc con người hướng thiện, vừa thoả mãn những nhu cầu về vật chất của con người, đồng thời làm tăng thêm lòng kính trọng lẫn nhau trong cuộc sống. Làm được như vậy thì các giá trị đạo đức chân chính vẫn được trân trọng, bảo tồn, nâng cao lên một bước, tạo điều kiện để ngăn chặn, đề phòng nguy cơ tàn phá các giá trị đạo đức.
Trong điều kiện hiện nay, nhận cách đạo đức không phải không có vai trò gì mà ngược lại nó có vai trò hết sức to lớn, nó đảm bảo sự trong sạch, sự bền vững cho một xã hội. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, áp lực về việc làm, về tri thức là rất lớn với nhận thức thi vào đại học là con đường duy nhất để tiến vào tương lai cho nên trong quá trình giáo dục nhân cách người ta chỉ chú ý đến giáo dục tri thức mà ít chú ý đến giáo dục đạo đức, giáo dục khả năng thực hành. Việc nhận thức này tạo ra mâu thuẫn giữa mục tiêu giáo dục với nội dung và hình thức giáo dục. Để giải quyết mâu thuẫn này tất yếu phải nhận thức đầy đủ về giáo dục nhân cách trong giai đoạn hiện nay.