Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay (Trang 98)

hội trong quản lý, giáo dục học sinh

Đây là một trong những giải pháp hết sức quan trọng để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông. Học sinh trung học phổ thông là nhóm nhân khẩu đặc thù của xã hội. Có lứa tuổi từ 15 đến 18 các em có đặc điểm tâm lý hết sức năng động, tò mò thích cái mới lạ. Nhưng các em chưa chín chắn, dễ bị lôi kéo. Trong khi đó chúng ta áp dụng cơ chế thị trường, bên cạnh những tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của các em như tạo nên tính năng động, sáng tạo, đua tranh với những đòi hỏi của xã hội thì cũng có vô số những tác động tiêu cực đang rình rập các em. Do đó nếu không có sự bảo ban, chỉ dẫn mang tính chất quản lý của gia đình, nhà trường và xã hội thì sự hình thành những nhân cách không như mong muốn là điều tất yếu.

Thực chất của giải pháp tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý và giáo dục các em là tạo nên những

“hàng rào” chắc chắn bảo vệ cho sự phát triển nhân cách một cách thuần khiết.

Quản lý hiểu theo nghĩa rộng là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt đến mục đích đề ra. Như vậy, quản lý là hoạt động vốn có của xã hội ở bất kỳ một trình độ nào. Muốn đạt được mục tiêu đề ra nhất thiết không thể thiếu được hoạt động quản lý.

Quản lý ở trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục. Quản lý trường học, về cơ bản khác với quản lý ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. ở đây không chỉ đơn giản là thực hiện sự phân công, phối hợp các lực lượng, các mối quan hệ mà có ý nghĩa hàng đầu là các vấn đề về những tác động tổ chức sư phạm có tính hướng đích đến toàn bộ các mặt của quá trình giáo dục. Vì vậy có thể xem quản lý trường học vừa có bản chất xã hội, vừa có bản chất sư phạm. Trong hoạt động quản lý của Nhà trường đối với học sinh thì chủ thể quản lý (Ban giám hiệu và giáo viên) đòi hỏi phải có những tri thức tổng hợp trong đó có giáo dục học, tâm lý học, khoa học quản lý... Có như vậy thì khách thể quản lý (học sinh) với mình tích cực rèn luyện học tập vừa được uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong mọi hành vi của các em.

Quản lý trường học đối với học sinh được thể hiện ở sự quản lý tất cả mọi mặt của học sinh, từ quản lý chất lượng văn hoá đến chất lượng đạo đức hoạt động tập thể, tính chuyên cần, kỷ luật của học sinh... Do đó, công tác quản lý học sinh ở trường học đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của tất cả các lực lượng trong nhà trường. ở nhà trường THPT người giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người vố vấn cho quá trình rèn luyện và học tập của các em vừa là người quản lý trực tiếp các em, từ đó giáo viên chủ nhiệm lớp là người đầu tiên nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của các em, đồng thời cũng là người đầu tiên giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống của các

em. Do đó tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm phải là công việc thường xuyên. Qua thực tế nhiều năm triển khai công tác này ở trường trung học phổ thông Vân Nội đã cho thấy có hiệu quả một cách rõ rệt. Hầu hết các giáo viên chủ nhiệm đều nắm bắt được quy trình quản lý khoa học, kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong nhân cách học sinh, đồng thời thể hiện rõ vai trò quản lý cơ sở cho Ban Giám hiệu, phản ánh kịp thời cho Ban Giám hiệu và gia đình học sinh nhưng những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong học tập và rèn luyện của học sinh. Để từ đó nhà trường có những động viên, khen thưởng những học sinh có thành tích học tập, rèn luyện tốt hoặc khiển trách kỷ luật những học sinh có biểu hiện tiêu cực.

Nhưng trên thực tế, giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng có mặt ở trường, ở lớp. Do đó giáo viên chủ nhiệm lớp phải kết hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường để nắm bắt tình hình của lớp mình. Trong nhà trường phổ thông, giáo viên bộ môn không chỉ là người thầy giáo giảng dạy một cách đơn thuần mà còn có vai trò quản lý rõ rệt. Trong điều lệ nhà trường phổ thông quy định giáo viên bộ môn lên lớp phải thực hiện đầy đủ các bước lên lớp như kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức, uốn nắn học sinh...

Quản lý học sinh ở nhà trường còn được thông qua Ban Giám hiệu Nhà trường. Trong nhà trường phổ thông Ban Giám hiệu không chỉ là người điều hành hoạt động của nhà trường mà còn là người theo dõi sát sao sĩ số hàng ngày của nhà trường để khắc phục tình trạng bỏ giờ, trốn tiết, nghỉ học không có lý do của học sinh. Như chúng ta đã biết, tâm lý của học sinh trung học phổ thông là năng động, tò mò, ham chơi nên các em dễ bị lôi kéo bỏ học để thực hiện những hành vi cá nhân như đi chơi, chơi điện tử... Do đó nếu không quản lý sĩ số một cách chặt chẽ sẽ dẫn đến hiệu quả học tập và rèn luyện của học sinh thấp. Qua nhiều năm thực hiện công việc kiểm tra sĩ

số hàng ngày ở trường THPT Vân Nội đã phần nào khắc phục được những hiện tượng trên.

Một phương pháp quản lý học sinh có hiệu quả nhất trong Nhà trường trung học phổ thông là cải tiến, đổi mới nội dung hoạt động tập thể, hoạt động của Đoàn thanh niên nhằm lôi kéo các em vào những hoạt động này để hướng các em vào những hoạt động tích cực. Qua thực tế cho thấy những buổi sinh hoạt truyền thống với cách làm diễn thuyết học sinh thường không thích nghe và có tư tưởng bỏ ra ngoài nhưng nếu chúng ta đổi mới cách sinh hoạt như tổ chức thì tìm hiểu hoặc thông qua các tiểu phẩm thì học sinh hưởng ứng rất đông. Một ngày cắm trại mặc dù các em được ra vào tự do nhưng những ngày này số học sinh vắng mặt thường ít hơn ngày học chính khoá.

Như vậy quản lý học sinh ở nhà trường vừa là hình thức quản lý hành chính vừa mang tính sự phạm. Nhưng quản lý nhà trường sẽ không phát huy tác dụng trong quá trình hình thành nhân cách học sinh nếu như tách rời với việc quản lý gia đình.

Thực hiện chức năng quản lý trong nhà trường thực chất là thực hiện chức năng giáo dục. Trong giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông, giáo dục nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng. Nhà trường là tổ chức giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục nhà trường là hình thức giáo dục tập trung có mục đích, có chương trình và mang tính chiến lược. Trong nhà trường phổ thông học sinh ngoài được trong bị một lượng kiến thức phổ thông đủ để tiếp tục học tập cao hơn hoặc lao động đơn giản khi ra trường, mà còn được tiếp thu các giá trị văn hoá, đạo đức... của nhân loại đã được đúc kết trong lịch sử.

Học sinh trung học phổ thông là đối tượng còn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình. Do đó vai trò quản lý của gia đình đối với học sinh là rất quan trọng, gia đình phải tăng cường quan tâm, chăm sóc mọi mặt cho các em.

Trong điều kiện đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, mọi người, mọi gia đình đua nhau làm giàu, phấn đấu có một cuộc sống sung túc, đó là nhu cầu chính đáng, nhưng quá mải mê làm giàu mà quên đi sự quan tâm chăm sóc con cái thì lại là một điều đáng trách. So với quản lý nhà trường, quản lý gia đình có nhiều thuận lợi hơn. Do mối quan hệ trong gia đình là mối quan hệ huyết thống cho nên quản lý gia đình là hình thức quản lý dựa trên cơ sở tình cảm, bố mẹ dễ nắm bắt được những biến đổi tâm sinh lý của con cái và con cái cũng dễ thổ lộ những tâm tư nguyện vọng của mình. Từ đó bố mẹ dễ hướng các em vào những mô hình nhân cách như mong muốn. Thực tế cho thấy những gia đình mà bố mẹ quan tâm đến con cái thì con cái có nhân cách phát triển theo chiều hướng tích cực. Ngược lại những gia đình ít quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách đến con cái thì con cái có nhân cách phát triển theo chiều hướng tiêu cực.

Quản lý gia đình đối với học sinh là bố mẹ tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho con cái học tập và trưởng thành đồng thời bố mẹ phải quan tâm nắm bắt được những diễn biến tư tưởng của con cái để hướng sự biến đổi này theo một mục đích đã định sẵn phù hợp với những chuẩn mực của xã hội.

Trong việc quản lý gia đình đối với học sinh cũng có một điều khó khăn đó là sự xung đột, mâu thuẫn giữa các thế hệ trong một số giá trị: tư tưởng, đạo đức, tri thức... trong khi đất nước đang có những biến đổi hết sức cơ bản về kinh tế, xã hội những nhận thức xã hội cũng có nhiều biến đổi, thế nhưng các bậc phụ huynh (ông bà, cha mẹ) vẫn muốn định hướng con mình sống theo luôn mẫu của các thế hệ cha mẹ. Họ muốn con cái phải phục tùng một cách tuyệt đối từ quan hệ gia đình đến quan hệ xã hội, từ cách ăn mặc, nói năng, đi lại đến giao lưu bạn bè, từ việc chọn ngành nghề đến chọn bạn...

Trong quản lý gia đình mọi sự buông lỏng, nuông chiều, phó thác cho nhà trường, xã hội hoặc thái độ quá khắt khe với con cái, đều phải tác dụng

giáo dục nhất là đối với học sinh trung học phổ thông, độ tuổi biết tự trọng, thích cái mới, ưa thể hiện mình. Do đó, gia đình phải chọn một phương pháp quản lý phù hợp. Có như vậy thì hiệu quả giáo dục mới cao.

Gia đình không chỉ là nơi quản lý con cái mà còn là “Trường học đầu tiên để giáo dục con người đi vào xã hội”, là môi trường đầu tiên để giáo dục ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội. Từ xa xưa cho đến nay gia đình và giáo dục gia đình có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành nhân cách cho các em. Chính vì vây mà mọi biện pháp giáo dục sẽ trở nên vô nghĩa nếu tách rời gia đình.

Nói đến vai trò quản lý của xã hội đối với học sinh là ta nói đến các quy định pháp chế của xã hội tới các em nhằm định hướng cho sự phát triển nhân cách của các em, đồng thời ngăn chặn những khuynh hướng tự phát ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của họ. Nhà nước và cộng đồng dân cư là 2 bộ phận xã hội đóng vai trò khá quan trọng trong việc định hướng các giá trị nhân cách. Nhà nước định ra các giá trị cần thiết cho xã hội bằng các hệ thống thiết chế về mặt kinh tế, đạo đức, pháp luật... và qua hệ thống tuyên truyền mọi người thừa nhận các giá trị ấy. Cùng với Nhà nước, cộng đồng dân cư cũng có vai trò nhất định trong việc đưa ra các định hướng giá trị. Nhìn chung các giá trị định hướng của cộng đồng thường phù hợp với định hướng giá trị của Nhà nước. Cũng có trường hợp các định hướng giá trị của động đồng khác, thậm chí trái ngược với định hướng giá trị của Nhà nước. Trường hợp này chủ yếu là do lợi ích cục bộ địa phương. Khi ấy sẽ tạo nên phản tác dụng trong quá trình hình thành nhân cách của các em. Năm 1998 ở thôn Thọ Đa - Kim Nỗ - Đông Anh do lợi ích cục bộ địa phương, một số người đã chống lại chủ trương giải phóng mặt bằng của Nhà nước dẫn đến học sinh ở thôn này thường xuyên có biểu hiện coi thường pháp luật.

Xã hội quản lý và giáo dục học sinh không chỉ bằng pháp chế mà bằng cả dư luận xã hội. Xã hội điều chỉnh hành vi của con người chủ yếu bằng sức mạnh của dư luận.

Nếu dư luận xã hội phản đối, lên án một hành vi nào đó thì lập tức cá nhân phải điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Sự tự điều chỉnh này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong

Một phần của tài liệu Giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay (Trang 98)