Những khó khăn khi thực hiện phát triển năng lực sáng tạo cho tổ trưởng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phú (Trang 64)

tâm. (45,1%) Đối tượng được hỏi cho rằng đây là việc làm không thường xuyên, thỉnh thoảng mới xảy ra.

Việc bồi dưỡng kiến thức về sáng tạo cho TTCM và GV cũng chưa được quan tâm, thể hiện qua kết quả điều tra cho thấy có 38,8% trả lời biện pháp này thỉnh thoảng và có tới 35,2 % số người được hỏi cùng quan điểm rằng việc bồi dưỡng kiến thức về sáng tạo cho đội ngũ TTCM và GV cũng chỉ đạt hiệu quả ở mức độ trung bình.

Ở biện pháp thứ 3 là: Phát triển kĩ năng sáng tạo cho đội ngũ TTCM thì qua kết quả điều tra cho thấy có tới 51,1% số người được hỏi cho rằng việc đó chỉ thỉnh thoảng diễn ra. Còn ở mức độ hiệu quả thì 51,5% cho rằng hiệu quả của việc phát triển kĩ năng sáng tạo cho đội ngũ TTCM cũng chỉ đạt mức độ trung bình.

Điều này cho thấy do chưa được chú trọng nên mức độ thực hiện và hiệu quả của 3 biện pháp đạt được thấp so với các biện pháp khác.

2.4. Những khó khăn khi thực hiện phát triển năng lực sáng tạo cho TTCM TTCM

Tác giả tiến hành phân tích thực trạng về những khó khăn gặp phải khi thực hiện phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đánh giá về những khó khăn gặp phải với 04 mức độ: Mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3, mức độ 4. Xử lý từng nội dung và đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc:

Cho điểm theo 5 mức độ: Mức 1: 4 điểm, mức 2: 3 điểm, mức: 2 điểm, mức 4: 1 điểm, không rõ: 0 điểm. (min =0; max = 4); Lấy tổng ∑ chia cho tổng số phiếu khảo sát (115 phiếu) ta được giá trị B. Ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là B.

56 Mức 2: 2,5 ≤ B ≤ 3,24 điểm; Mức 3: 1,75 ≤ B ≤ 2,49 điểm; Mức 4: 1 ≤ B ≤ 1,74 điểm.

Các tiêu chí để đánh giá về mức độ khó khăn khi phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM như sau:

Mức 1: Rất hạn chế về nhận thức, tư duy hay không đảm bảo các điều kiện

về phát triển năng lực sáng tạo cho TTCM.

Mức 2: Hạn chế về nhận thức, tư duy hay không đảm bảo các điều kiện về

phát triển năng lực sáng tạo cho TTCM.

Mức 3: Hạn chế về nhận thức, tư duy hay đảm bảo các điều kiện về phát

triển năng lực sáng tạo cho TTCM

Mức 4: Nhận thức, tư duy được hay đảm bảo được các điều kiện về phát

triển năng lực sáng tạo cho TTCM.

Kết quả cụ thể thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2.5. Đánh giá về những khó khăn khi thực hiện phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc

Yếu tố Mức độ khó khăn ∑ B Thứ bậc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Không rõ SL % SL % SL % SL % SL % Nhận thức của bản thân TTCM 15 13 17 14,8 23 20 54 47 06 5,2 211 1,83 4 Năng lực của đội ngũ TTCM 0 0 07 6,1 13 11,3 95 82,6 0 0 142 1,23 1

57 Tư duy của

lãnh đạo 09 7,8 27 23,5 58 50,4 14 12,2 07 6,1 247 2,15 5 Cơ sở vật chất của trung tâm 03 2,6 19 16,5 21 18,3 64 55,6 08 7,0 175 1,52 2 Nguồn thông tin và tư liệu bồi dưỡng 07 6,1 27 23,5 25 21,7 39 33,9 17 14,8 198 1,72 3 Chế độ chính sách của nhà nước 37 32,2 26 22,6 35 30,4 14 12,2 03 2,6 310 2,69 6 Chế độ chính sách của trung tâm 56 48,7 28 24,3 25 21,8 04 3,5 02 1,7 362 3,15 7 Trung bình 15,8 18,8 24,8 35,3 5,3 B 2,04

Qua 7 nội dung khảo sát, kết quả cho thấy những khó khăn khi thực hiện phát triển năng lực sáng tạo cho TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá ở mức độ 2, với điểm trung bình của các yếu tố là B = 2,04 (trong mức 1,75 ≤ B ≤ 2,49). Nhìn chung kết quả điều tra cho thấy việc thực hiện phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chủ yếu ở mức 1 và 2: rất hạn chế và hạn chế về nhận thức, tư duy hay không đảm bảo các điều kiện về phát triển năng lực sáng tạo cho TTCM. Một số CBQL và

58

giáo viên vẫn hiểu lơ mơ, thậm chí chưa hình dung ra việc phát triển năng lực sáng tạo là như thế nào.

Do sự hạn chế về nhận thức, tư duy và thiếu các điều kiện nên việc phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay chưa được chú trọng.

TTCM trong các trung tâm hầu như chưa được qua một lớp bồi dưỡng chính thức nào về phát triển năng lực sáng tạo. Việc thực hiện nhiệm vụ điều hành tổ chuyên môn chỉ dựa trên kinh nghiệm ít ỏi và sự tự tìm hiểu qua đồng nghiệp. Trong tổ chức điều hành hoạt động của tổ, TTCM còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các tổ chuyên môn trong mỗi trung tâm và giữa các tổ chuyên môn của trung tâm này với trung tâm khác.

Đặc biệt còn có một số bộ phận TTCM chưa quyết tâm phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn (ngại đi học cao học), thiếu kiên trì tự học, chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi, cập nhật kiến thức mới...Một số TTCM tuổi đã cao, nên có biểu hiện ngại đổi mới, thiếu nhạy bén trong công việc, đôi khi còn bảo thủ, trì trệ làm giảm hiệu quả công việc, làm cho việc phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM gặp khá nhiều khó khăn.

Ngoài ra các cơ chế chính sách đãi ngộ cho đội ngũ TTCM hiện nay không có hoặc có thì còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn hẹp về ngân sách và thiếu những văn bản pháp quy cần thiết...

Tóm lại, việc phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM của các trung tâm GDTX ở tỉnh Vĩnh Phúc còn rất nhiều hạn chế do chưa có sự chỉ đạo thống nhất chung về cách thức, phương thức thực hiện trong toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục Vĩnh Phúc nói riêng. Vấn đề thực tiễn này đặt ra cho các cấp quản lý giáo dục là cần phải có một hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn bồi dưỡng và tự bồi dưỡng và đặc biệt là cần phải đưa ra các biện pháp cụ

59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho CBQLGD nói chung và đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nói riêng trong ngành giáo dục hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc, cho thấy: Đội ngũ TTCM trong các trung tâm có những phẩm chất năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, lối sống được đánh giá ở mức khá tốt điều đó góp phần quan trọng trong việc tạo ra chất lượng giáo dục trong mỗi trung tâm GDTX. Họ có năng lực sáng tạo nhưng năng lực của họ chưa được phát triển do các hạn chế về nhận thức, tư duy hay không đảm bảo các điều kiện về phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và yêu cầu của xã hội hiện nay, đặc biệt là việc quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo viên nói chung và TTCM nói riêng thì cần phải xây dựng được những biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo có tính phù hợp và khả thi là đòi hỏi cấp bách đối với công tác phát triển đội ngũ TTCM.

60

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRUNG TÂM

GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN Ở TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo được đề xuất phải phản ánh khách quan quá trình quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho CBQLGD, giáo viên và TTCM, phù hợp với các đối tượng và các quy luật của quá trình giáo dục. Tính khoa học được thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm logic, vững vàng và tính hiệu quả cao.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ thể hiện ở chỗ hệ thống các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM ở trung tâm GDTX phải đảm bảo:

Thứ nhất, bám sát mục tiêu của cấp học trong đó chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Coi đây là định hướng cơ bản để đề xuất các biện pháp.

Thứ hai, hệ thống biện pháp phải tác động đồng bộ vào các thành tố cơ bản của quá trình phát triển đội ngũ.

Thứ ba, hệ thống các biện pháp quản lí không được mâu thuẫn với nhau, phải phát huy được sức mạnh của nhau, phải có sự liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung. Sự kết hợp các biện pháp này một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX ở tỉnh Vĩnh Phúc.

61

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa

Phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX ở tỉnh Vĩnh Phúc không thể bắt đầu từ đầu, cũng không thể thay đổi một cách hoàn toàn. Khi xây dựng các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo phải kế thừa, phát huy từ những kết quả đã có, ứng dụng đã đạt được trong hiện tại, những thành tựu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin…Tức là phải kế thừa những điểm mạnh, những mặt tích cực đã và đang đạt được, đồng thời có phương hướng cách thức khắc phục những hạn chế đang tồn tại qua việc đề xuất các biện pháp cụ thể.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Hệ thống các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Tính thực tiễn bao gồm: Cơ cấu, số lượng cũng như trình độ phẩm chất năng lực của đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc; các điều kiện (bao gồm CSVC, môi trường giáo dục địa phương, nguồn lực con người…) phục vụ cho công tác phát triển.

Hệ thống các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo phải phát huy được những ưu điểm của các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang được sử dụng trên địa bàn. Hạn chế và khắc phục được những mặt còn yếu kém để có thể đẩy mạnh hơn nữa sự sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của các trung tâm GDTX ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo quy trình với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh, cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

62

Các biện pháp đề xuất phải có tính khả thi, nghĩa là các biện pháp đưa ra phải gần gũi và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của giáo dục ở tỉnh Vĩnh Phúc. Các biện pháp đưa ra phải dễ thực hiện, phù hợp với Giám đốc, TTCM và giáo viên trong trung tâm. Đây là vấn đề then chốt để giải quyết tốt mục đích đề ra. Nếu thực hiện các biện pháp này thì sẽ có tác dụng tốt cho việc phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc. TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Mục tiêu của các biện pháp là xây dựng được một đội ngũ TTCM có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt và đặc biệt là có năng lực sáng tạo để góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc nói chung và chất lượng giáo dục ở các trung tâm GDTX nói riêng.

Để phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi đề xuất 5 biện pháp sau đây:

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo đối với HS và đội ngũ TTCM

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo đối với học sinh và đội ngũ TTCM giúp lãnh đạo TT và các thành viên có sự nhận thức đúng đắn về sáng tạo và tầm quan trọng của nó đối với việc nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, phát huy tiềm năng của học sinh, đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thế kỉ 21.

Mục tiêu của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức của học sinh và đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX ở tỉnh Vĩnh Phúc về vai trò của sáng tạo đối với sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là giúp cho Giám đốc và các TTCM nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự cấp bách cần phải nâng cao năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM và coi đó là một biện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

63

pháp nâng cao chất lượng dạy học trong các trung tâm GDTX. Có thể nói rằng năng lực sáng tạo của đội ngũ TTCM là thứ nguồn lực vô giá, càng biết cách phát huy thì nó càng phát triển dồi dào, phong phú, càng trở nên hữu ích.

Năng lực sáng tạo của TTCM là điều kiện quan trọng đối với các trung tâm GDTX để thúc đẩy năng lực sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh, là chìa khoá vàng để nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo đóng vai trò là

biện pháp mở đường cho các biện pháp khác. Bởi nó là cơ sở để tập hợp các lực lượng, phát huy tính chủ động tích cực, làm cho đối tượng hiểu mà dẫn đến tự nguyện, thống nhất trong hành động thực hiện mục tiêu sáng tạo chung trong mỗi trung tâm. Những thay đổi trong nhận thức dẫn đến các thay đổi trong hành động của giáo viên, làm cho lãnh đạo quan tâm đến sự phát triển năng lực sáng tạo cho các TTCM và có các hành động thiết thực để phát triển sự sáng tạo cho TTCM.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Để nâng cao nhận thức về phát triển năng lực sáng tạo cho của đội ngũ TTCM các nội dung sau cần được lưu ý thực hiện:

1/ Làm cho toàn thể trung tâm hiểu về sáng tạo, vai tò của sáng tạo và sự cần thiết phái phát triển sự sáng tạo ở TTCM, GV và học sinh;

2/ Giúp họ nhận thức được rằng, tất cả mọi người đều có tiềm năng sáng tạo;

3/ Làm cho toàn thể trung tâm hiểu về cách thức làm thế nào để khuyến khích sự sáng tạo:

+ Tôn trọng mọi ý tưởng sáng tạo được đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, không được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.

+ Tạo môi trường tự do để mọi người đưa ra các ý tưởng sáng tạo: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng sáng tạo bay bổng kể cả những ý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phú (Trang 64)