ngũ TTCM và GV trong các trung tâm GDTX.
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng môi trường khuyến khích sự sáng tạo chính là tạo những điều kiện thuận lợi nhằm tạo động lực làm việc, thúc đẩy đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX tự học, tự phát triển, “dám nghĩ khác và dám làm khác”. Sáng tạo để cải tiến từ cái cũ thành cái mới (cải tiến) hoặc là tạo ra cái mới
67
hoàn toàn (các phát minh, sáng chế) nhằm đem lại tiện ích, lợi ích và nâng cao chất lượng giáo dục. Tóm lại xây dựng môi trường khuyến khích sự sáng tạo chính là tất cả tạo các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa hỗ trợ và khuyến khích sự sáng tạo.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Muốn tạo một môi trường sáng tạo TTCM và giám đốc trung tâm cần: - Luôn luôn ủng hộ mọi người có ý tưởng mới, phương cách mới, tư duy mới…
- Không ép người khác, nhất là người cấp dưới mình , luôn luôn đồng ý với mình. Khuyến khích họ có lập trường của họ . Nếu không đồng ý được thì “ta đồng ý là ta bất đồng ý.”
- Khuyến khích người cấp dưới mình khám phá, thay vì cứ nhồi họ vào cái khuôn của mình.
Nội dung và cách thức thực hiện mà Giám đốc cần phải làm để khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ TTCM đó là:
- Tạo cơ chế khuyến khích và đãi ngộ đội ngũ TTCM bằng chính sách tiền lương; ưu tiên đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ; tạo cơ hội thăng tiến; tạo chế độ khen thưởng hợp lý khi TTCM đạt được thành tích cá nhân và thành tích chung của tổ… Tất cả những việc làm đó của Giám đốc nhằm đảm bảo cho đội ngũ TTCM phát huy hết mọi năng lực, năng lực sáng tạo, sở trường cá nhân vì công việc chung.
- Tăng cường mở rộng các hoạt động tham quan, giao lưu về công tác tổ chuyên môn giữa các trung tâm bằng việc tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu cho TTCM với các trung tâm trong và ngoài tỉnh nhằm giúp các TTCM trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, phát triển sự sáng tạo để áp dụng vào thực tế tổ chuyên môn của mình.
- Đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học cho các trung tâm, đặc biệt là cần quan tâm đầu tư nhiều hơn về điều kiện làm
68
việc cho đội ngũ TTCM như: Trang bị Internet, máy tính, máy chiếu…giúp cho các TTCM có phương tiện làm việc thuận lợi và đạt hiệu quả cao từ đố khuyến khích sự sáng tạo.
- Có những chế độ ưu tiên, đãi ngộ riêng như: Được giảm giờ dạy trong hội giảng (không phải dạy 3 tiết như GV nếu đã có giờ Giỏi); miễn làm bài kiểm tra kiến thức chuyên môn (thay bằng việc đánh giá chất lượng ra đề kiểm tra kiến thức cho giáo viên trong tổ …).
3.2.4.3. Hình thức thực hiện
1/ Thực hiện chính sách tiền lương nhanh chóng, đầy đủ. 2/ Ưu tiên trong việc cử đi học nâng cao trình độ.
3/ Tạo chế độ khen thưởng hợp lý.
4/ Tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu. 5/ Trang bị điều kiện vật chất, thiết bị hiện đại…
3.2.5. Biện pháp 5: Sử dụng CNTT&TT để phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM.
CNTT cung cấp kho tàng kiến thức, các thông tin và các hình thức phong phú để phát triển sự sáng tạo. Rất nhiều phát minh sáng tạo có mặt trên các trang web là nguồn kiến thức quan trọng để khuyến khích và giúp con người tìm hiểu, bắt chước sự sáng tạo của những người đi trước. Các kiến thức về kinh tế- xã hội, khoa học kĩ thuật luôn có sẵn trên các trang mạng cung cấp cho tất cả mọi người những hiểu biết cần thiết để sáng tạo. Các phần mềm, các công cụ CNTT giúp con người thực hiện dễ dàng và phong phú các hình thức sáng tạo, tạo niềm vui và hứng thú sáng tạo.
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích của biện pháp này là nhằm tăng cường nhận thức và kĩ năng CNTT để khai thác các nguồn lực internet từ đó phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ QLGD nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng.
69
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Cung cấp hiểu biết và kĩ năng về cách khai thác các nguồn thông tin internet, cách thức sử dụng các phương tiện công nghệ để sáng tạo và dạy học sinh cách sáng tạo.
3.2.5.3. Hình thức thực hiện
Để phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM thông qua CNTT & TT cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và đội ngũ TTCM
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên và TTCM để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
- Nâng cao trình độ Tin học cho đội ngũ TTCM
Tạo điều kiện cho giáo viên nói chung và đặc biệt là TTCM học tập nâng cao trình độ Tin học. Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên và TTCM được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.
- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ TTCM
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng
70
nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, các trung tâm đã rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng thông qua nhiều hoạt động, như:
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của trung tâm, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,...
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
+ Định hướng cho TTCM luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên (bằng cách làm này các trung tâm đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử E - Learning,...)
+ Động viên TTCM tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; TTCM trong mỗi trung tâm phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
+ TTCM tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.
71
Để làm được điều đó, Ban giám đốc đặc biệt là phó giám đốc, các TTCM phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi, cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì (trong các buổi tập huấn về CNTT, tất cả các phó giám đốc trong các trung tâm đều tham gia, còn trong các cuộc thi về ứng dụng CNTT có ít nhất 01 phó giám đốc và các tổ trưởng tham gia). Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
- Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
+ Mỗi trung tâm luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có.
+ Bố trí các phòng làm việc của ban Giám đốc, phòng chờ của giáo viên, phòng thư viện đều có kết nối Internet để cán bộ, giáo viên được truy cập Internet thường xuyên;
+ Các máy chiếu đều được lắp đặt cố định trên lớp học, tiện cho giáo viên sử dụng;
+ Hoàn thành kết nối Internet tốc độ cao: ADSL, Dcom 3G;
+ Khuyến khích cán bộ giáo viên trong trung tâm kết nối Internet theo chương trình khuyến mại dành riêng cho giáo viên trong ngành giáo dục;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì chỉ được học trong môn Tin học. Mỗi giáo viên dạy trung bình ít nhất 1 tiết có ứng dụng CNTT/tháng, hàng tháng cán bộ phụ trách thiết bị báo cáo tổng hợp số tiết dạy học có ứng dụng CNTT của mỗi giáo viên. Chuyên môn nhà trường chú trọng dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức.
72
- Các hình thức sử dụng hiệu quả được nhiều giáo viên sử dụng là: dạy trình chiếu với cách thiết kế các sile về hình thức gần giống với bảng truyền thống (màu sắc, cách chia bảng, cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như là phương tiện hỗ trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, video mà không phải mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; CNTT với nhiều phần mềm tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV và TTCM trong công tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinh… được tiện lợi và nhanh chóng.
- Phát huy khả năng của chính đội ngũ TTCM trong mỗi trung tâm tự chủ động xây dựng websile riêng của mỗi trung tâm.
- Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên website của Bộ, Sở và các trung tâm bạn, tài nguyên dùng chung trên websile của trung tâm.
- Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy của đội ngũ TTCM thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trung tâm.
- Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và đăng ký một địa chỉ mail cố định với nhà trường.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E - Learning” do Sở tổ chức. Để việc tham gia có chất lượng, các trung tâm đều lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử TTCM, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên dự thi.
Khi thực hiện các biện pháp, cần chú ý: Mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối nhưng lại có quan hệ chi phối, ràng buộc và phụ thuộc vào nhau. Ở từng điều kiện và thời điểm khác nhau, vị trí của mỗi biện pháp có tầm quan
73
trọng khác nhau, có khi biện pháp này là kết quả để thực hiện các biện pháp tiếp theo.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
Để khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 07 Giám đốc, 10 phó giám đốc; 14 TTCM và 84 giáo viên của 7 trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng số là 115 người.
Chúng tôi dùng hai phương pháp chủ yếu là: - Phỏng vấn, trao đổi .
- Thực hiện phiếu hỏi ý kiến
Cho điểm theo 4 mức độ: Rất cần thiết: 3 điểm, Cần thiết: 2 điểm, Không cần thiết: 1 điểm, Không biết: 0 điểm; lấy tổng ∑ chia cho tổng số
phiếu khảo sát (115 phiếu) được giá trị B. Có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là B.
Kết quả thu được như sau:
3.3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết
Các biện pháp Tính cần thiết Tính tổng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không biết ∑ B T Thứ bậc Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo, vai trò sáng tạo đối với đội ngũ TTCM 94 81,7 % 18 15,7% 03 2,6% 0 0 321 2,79 2
74 Các biện pháp Tính cần thiết Tính tổng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không biết ∑ B T Thứ bậc Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức về sáng tạo cho TTCM và GV 87 75,7 % 26 22,6% 02 1,7% 0 0 315 2,74 3 Biện pháp 3: Phát
triển kĩ năng sáng tạo cho đội ngũ TTCM 75 65,2 % 33 28,7% 07 6,1% 0 0 298 2,59 5 Biện pháp 4: Xây dựng môi trường khuyến khích sự sáng tạo cho đội ngũ TTCM và GV trong các trung tâm GDTX. 98 85,2 % 16 13,9% 01 0,9% 0 0 327 2,84 1 Biện pháp 5: Sử dụng CNTT&TT để phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM. 87 75,7 % 24 20,8% 04 3,5% 0 0 313 2,72 4
Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung đa số người tham gia đánh giá đều cho rằng cả 5 nhóm biện pháp trên là rất cần thiết; một số ít người đánh giá ở
mức cần thiết và rất ít người đánh giá ở mức không cần thiết, không trường hợp nào đánh giá là không biết.
Cụ thể, 85,2% số đối tượng được hỏi cho rằng biện pháp 4 Xây dựng môi trường khuyến khích sự sáng tạo cho đội ngũ TTCM và GV trong các trung tâm GDTX có tính cần thiết hàng đầu, B = 2,84 (xếp thứ bậc 1/5). Điều này
rất phù hợp thực tế, bởi môi trường trong mỗi trung tâm sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM.
75
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo, vai trò sáng tạo đối với đội ngũ TTCM được 81,7% đánh giá ở mức độ rất cần thiết, có
15,7 % cho rằng ở mức độ cần thiết, B = 2,79 (xếp thứ bậc 2/5). Sở dĩ được đánh giá cao bởi biện pháp Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo, vai trò sáng tạo đối với đội ngũ TTCM là biện pháp mở đường cho nhiều biện pháp khác. Nhận thức đúng đắn, thông suốt thì sẽ dẫn tới những hành động đúng, hiệu quả của việc sáng tạo sẽ cao.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức về sáng tạo cho TTCM và GV cũng được đa số đánh giá là rất cần thiết, B = 2,74 (xếp thứ bậc 3/5), điều này cũng