và phát huy năng lực sáng tạo
Bằng nhiều hình thức, nhiều con đường để có thể tiến hành công tác đào tạo bồi dưỡng và phát triển về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sáng tạo cho đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, mỗi người đều có thể tự sắp xếp thời gian để có thể tham gia đào tạo và tự bồi dưỡng về chuyên môn và năng lực sáng tạo cho mình.
Hàng năm Sở GD&ĐT luôn xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục trong đó có đội ngũ TTCM; đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh để có chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ TTCM tích cực tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ và năng lực quản lý. Mỗi năm các trung tâm cử CBQL và tổ trưởng chuyên môn (trong độ tuổi quy định) đi học Cao học. Đào tạo cấp chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. Đến 2015, 100% TTCM phải có trình độ A ngoại ngữ và trình độ B tin học.
Để đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ TTCM, Giám đốc có thể thực hiện bằng nhiều cách:
36
Một là, đề nghị Sở Giáo dục & Đào tạo mở những lớp đào tạo cấp chứng chỉ cho TTCM trong các trung tâm GDTX trong toàn tỉnh; trong nội dung bồi dưỡng hè cho giáo viên, cần đưa nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ ứng dụng và có kiểm tra đánh giá, xếp loại nghiêm túc.
Hai là, Giám đốc các trung tâm chủ động liên hệ với các trung tâm tin học, ngoại ngữ trong tỉnh để liên kết đào tạo, nhằm trang bị cho chính đội ngũ CBQL nhà trường nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng về hai nội dung này.
Bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề chuyên môn nghiệp vụ cho 100% TTCM hằng năm.
Giám đốc mỗi trung tâm phải lập được kế hoạch cụ thể cho việc cử tổ trưởng chuyên môn đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hằng năm, đồng thời nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM.
Đảm bảo chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là TTCM, có kinh phí thường xuyên để hỗ trợ người học nâng cao trình độ.
Tiểu kết chƣơng 1
Việc phân tích lý luận trên đây cho phép rút ra những kết luận sau làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn của đề tài.
1. Đội ngũ TTCM là tập hợp những người đứng đầu TCM, do Giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo qui định, góp phần đưa trung tâm đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch. Đội ngũ TTCM được xác định bởi 3 yếu tố: Số lượng; cơ cấu và chất lượng 2. Phát triển đội ngũ TTCM là tác động làm cho đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, từng bước nâng cao chất lượng. Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc làm cho chất lượng cuộc sống của đội ngũ TTCM ngày càng tốt hơn.
37
3. Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trung tâm GDTX là phương thức, cách thức của chủ thể quản lý (cụ thể ở đây là của Giám đốc các trung tâm GDTX) để tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động của TTCM nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục tại các trung tâm. Những nội dung cần tập trung bồi dưỡng, phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM ở các trung tâm GDTX được thể hiện ở các mặt sau:
+ Cung cấp các hiểu biết về sáng tạo nói chung và sáng tạo trong các lĩnh vực liên quan.
+ Bồi dưỡng giáo viên các phương pháp sáng tạo để vận dụng vào quá trình sáng tạo và dạy học giúp học sinh phát triển sự sáng tạo.
+ Bồi dưỡng các phương pháp tạo dựng môi trường dạy học sáng tạo trong lớp học.
+ Các phương pháp đánh giá sự sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên cần được bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng sáng tạo cũng như kĩ năng dạy học sáng tạo.
Tóm lại, quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trung tâm GDTX chính là quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở cấp cơ sở có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn giỏi; có năng lực chuyên môn và năng lực sáng tạo. Quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM các trường học nói chung và các trung tâm GDTX nói riêng cũng chính là tạo nền móng vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
38
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRONG
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Một số nét về tình hình của các Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Toàn Tỉnh Vĩnh Phúc có 19 đơn vị tổ chức bổ túc THPT với 185 lớp và 6.852 học viên. Trong đó có 7 Trung tâm GDTX cấp huyện gồm: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Phúc Yên với 63 lớp, 98 giáo viên, 4.590 học viên. Toàn Tỉnh có 135 Trung tâm học tập cộng đồng.
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động, các TTGDTX đã rà soát thực hiện chức năng nhiệm vụ để định hướng phát triển một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ.
- 100% các trung tâm TGDTX của Tỉnh Vĩnh Phúc đều thực hiện ổn định mô hình Bổ túc THPT kết hợp với giáo dục nghề nghiệp (trung cấp nghề hoặc TCCN), tỉ lệ học nghề đạt gần 100%.
- Sở GD&ĐT đã và đang triển khai xây dựng thí điểm 02 trung tâm GDTX cấp huyện (Yên Lạc, Bình Xuyên) hoạt động có hiệu quả, theo mô hình một đơn vị thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ đó rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng; Từng bước nghiên cứu việc giao cho trung tâm GDTX cấp tỉnh, cấp huyện là đơn vị tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông.
+ Các TT GDTX đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình dạy học, từng bước thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề tại TT GDTX theo văn bản số 4808/BGDĐT-GDTX ngày 13/8/2010 của Bộ GD&ĐT (định hướng phối hợp thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg,
39
ngày 27.11.2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án “Đà o tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”).
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm GDTX từng bước
được tỉnh quan tâm. Một số tiếp tục mở rộng diện tích, xây dựng phòng học, phòng dạy nghề 100% TTGDTX có hệ thống phòng học, nhà điều hành cao tầng, trong đó có 24 phòng máy tính, 5 đơn vị có các phòng học nghề với 31 phòng với trang thiết bị cho dạy văn hóa và dạy nghề. Số máy vi tính được trang bị: 457, bình quân 01 trung tâm GDTX có 57 máy.
- 100% các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học (với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể); Giám đốc TT GDTX chịu trách nhiệm cá nhân về quản lý, tổ chức có hiệu quả các hoạt động và sự phát triển của đơn vị.
Tóm lại các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát triển toàn diện cả về quy mô, hệ thống; Tăng cường CSVC, trang thiết bị và đội ngũ; Tạo cơ hội học tập cho người lao động, nâng cao chất lượng phổ cập Tiểu học, THCS, tích cực triển khai phổ cập giáo dục trung học và xây dựng xã hội học tập góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước cũng như ở địa phương.
2.2. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1 Khái quát về chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm thực hiện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của TTGDTX được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trung tâm có nhiệm vụ chính như sau:
40
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;
- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
+ Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
+ Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.
+ Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.
+ Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.
+ Trung tâm đã thực hiện Quyết định số 1070/QĐ – CT ngày 20 tháng 4 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao bổ sung nhiệm vụ thực hiện chức năng hướng nghiệp, dạy nghề cho các Trung tâm GDTX cấp huyện;
+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
41
Toàn tỉnh có 7 Giám đốc, 10 Phó giám đốc, trong tổng số 17 CBQL ở các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc có 05 nữ, 100% đạt chuẩn, 13 người đã qua bồi dưỡng về quảnlý giáo dục, 04 người đã qua quảnlý về nhà nước, 05 người có trình độlý luận chính trị trung cấp trở lên. Đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh ở các trung tâm GDTX cấp huyện là 98 người trong đó có 66 nữ, dân tộc 05, hợp đồng 03, đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn có 10 người (Bảng 2.1 phụ Lục).
Trong tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện xếp loại chuẩn về trình độ: của TT GDTX căn cứ các Điều 13 (Đối với giám đốc), 14 (Đối với phó giám đốc) và 25 (Đối với giáo viên) của quy chế tổ chức và hoạt động của TT GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007.
2.2.2. Thực trạng đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn của các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ TTCM
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 7 trung tâm GDTX cấp huyện, trong đó có 98 giáo viên trực tiếp giảng dạy (không kể Giám đốc, phó giám đốc, nhân viên trường học), chia thành 14 tổ chuyên môn (Bảng 2.2 phụ lục). Các tổ chuyên môn trong mỗi trung tâm đều gồm 2 tổ là:
- Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán,lý, hóa, sinh và tin học. Tổng số giáo viên trong các trung tâm là 52 giáo viên.
- Khoa học xã hội gồm các môn: Văn, Sử, Địa, ngoại ngữ, GDCD. Tổng số giáo viên trong các trung tâm là 46 giáo viên.
Việc phân chia các tổ chuyên môn do Giám đốc mỗi trung tâm ra quyết định dựa trên một số tiêu chí: Đặc điểm bộ môn; số lượng giáo viên...Việc thành lập tổ chuyên môn ở các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đều ghép các môn lại với nhau. Thường là ghép 4 đến 5 môn; Số lượng thành viên ở trong mỗi tổ chuyên môn tùy thuộc vào từng trung tâm.
42
Các trung tâm GDTX trong tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý có tổ trưởng chuyên môn, đạt tỷ lệ 100%. Số CBQL tổ (tổ trưởng) là nữ chiếm 64,3%. Số CBQL tổ chuyên môn là Đảng viên có 11/14 người, chiếm 78,57%, sinh hoạt trong các chi bộ Đảng ở mỗi trung tâm giúp sớm nắm bắt được chủ trương của ban Giám đốc để điều hành tổ chuyên môn đạt hiệu quả cao (Bảng 2.3 phụ lục). Qua điều tra thực tế cho thấy, số TTCM ở độ tuổi dưới 40 chiếm 57,14%, trên 40 tuổi chiếm 42,86% . Kết quả này cho thấy, Giám đốc các trung tâm cũng đã chú ý đến việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên trẻ có năng lực ở độ tuổi dưới 40 trong đội ngũ TTCM tại các trung tâm (Bảng 2.4 phụ lục).
Số người làm quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc phần lớn đã có một số năm làm công tác quản lý tổ, do vậy ít nhiều đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Số tổ trưởng chuyên môn có trên 5 năm làm quản lý chiếm tới 85,71%, đặc biệt số có trên 15 năm làm quản lý tổ chiếm tới 21,43% (Bảng 2.1). Đây là những thuận lợi cơ bản cho việc quản lý phát triển đội ngũ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cho thấy những tồn tại, hạn chế. Đó là việc quản lý tổ chuyên môn nếu không được đào tạo bài bản và bồi dưỡng thường xuyên mà chỉ dựa trên kinh nghiệm quản lý riêng của mỗi người như đang diễn ra thì dễ dẫn đến sáo mòn, lặp lại, thiếu tính sáng tạo, không có sự đột phá, đổi mới. Như vậy khó nâng cao được chất lượng hoạt động tổ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong các trung tâm GDTX hiện nay.
Bảng 2.1. Thực trạng về số năm làm quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc
Thống kê 1 - 5 năm công tác QL 6 - 10 năm công tác QL 11 - 15 năm công tác QL 16 - 20 năm công tác QL Số người 02 04 05 03 Tỷ lệ % 14,29% 28,57% 35,71% 21,43%
43
2.2.2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ TTCM
Đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đều trưởng thành lên từ đội ngũ nhà giáo trực tiếp giảng dạy. Một đặc điểm chung dễ nhận ra nhất ở đội ngũ này là họ có trình độ chuyên môn vững vàng, nổi trội nhất trong số những giáo viên cùng bộ môn của trường. Họ có nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, được mọi người tin tưởng…
Về trình độ lý luận chính trị: Đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc mới đạt trình độ sơ cấp về chính trị, chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100%. Về trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ: Qua kết quả thống kê cho thấy, tất cả đội ngũ TTCM đều có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn nhà giáo THPT (bằng Đại học), trong đó 100% tốt nghiệp ĐHSP. Số TTCM đạt trình độ Thạc sĩ có 05 người, chiếm 35,7%. Con số này tuy có tăng so với 3 năm trước nhưng vẫn cho thấy chất lượng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM còn thấp, chưa xứng tầm với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở một tỉnh mũi nhọn về kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước.
Về trình độ năng lực quản lý: Hầu hết TTCM chưa được trang bị, bồi dưỡng những kiến thức lý luận cần thiết, đặc biệt là bốn kỹ năng cơ bản của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá). Họ quản lý tổ