GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ TTCM
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 7 trung tâm GDTX cấp huyện, trong đó có 98 giáo viên trực tiếp giảng dạy (không kể Giám đốc, phó giám đốc, nhân viên trường học), chia thành 14 tổ chuyên môn (Bảng 2.2 phụ lục). Các tổ chuyên môn trong mỗi trung tâm đều gồm 2 tổ là:
- Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán,lý, hóa, sinh và tin học. Tổng số giáo viên trong các trung tâm là 52 giáo viên.
- Khoa học xã hội gồm các môn: Văn, Sử, Địa, ngoại ngữ, GDCD. Tổng số giáo viên trong các trung tâm là 46 giáo viên.
Việc phân chia các tổ chuyên môn do Giám đốc mỗi trung tâm ra quyết định dựa trên một số tiêu chí: Đặc điểm bộ môn; số lượng giáo viên...Việc thành lập tổ chuyên môn ở các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đều ghép các môn lại với nhau. Thường là ghép 4 đến 5 môn; Số lượng thành viên ở trong mỗi tổ chuyên môn tùy thuộc vào từng trung tâm.
42
Các trung tâm GDTX trong tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý có tổ trưởng chuyên môn, đạt tỷ lệ 100%. Số CBQL tổ (tổ trưởng) là nữ chiếm 64,3%. Số CBQL tổ chuyên môn là Đảng viên có 11/14 người, chiếm 78,57%, sinh hoạt trong các chi bộ Đảng ở mỗi trung tâm giúp sớm nắm bắt được chủ trương của ban Giám đốc để điều hành tổ chuyên môn đạt hiệu quả cao (Bảng 2.3 phụ lục). Qua điều tra thực tế cho thấy, số TTCM ở độ tuổi dưới 40 chiếm 57,14%, trên 40 tuổi chiếm 42,86% . Kết quả này cho thấy, Giám đốc các trung tâm cũng đã chú ý đến việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên trẻ có năng lực ở độ tuổi dưới 40 trong đội ngũ TTCM tại các trung tâm (Bảng 2.4 phụ lục).
Số người làm quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc phần lớn đã có một số năm làm công tác quản lý tổ, do vậy ít nhiều đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Số tổ trưởng chuyên môn có trên 5 năm làm quản lý chiếm tới 85,71%, đặc biệt số có trên 15 năm làm quản lý tổ chiếm tới 21,43% (Bảng 2.1). Đây là những thuận lợi cơ bản cho việc quản lý phát triển đội ngũ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cho thấy những tồn tại, hạn chế. Đó là việc quản lý tổ chuyên môn nếu không được đào tạo bài bản và bồi dưỡng thường xuyên mà chỉ dựa trên kinh nghiệm quản lý riêng của mỗi người như đang diễn ra thì dễ dẫn đến sáo mòn, lặp lại, thiếu tính sáng tạo, không có sự đột phá, đổi mới. Như vậy khó nâng cao được chất lượng hoạt động tổ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong các trung tâm GDTX hiện nay.
Bảng 2.1. Thực trạng về số năm làm quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc
Thống kê 1 - 5 năm công tác QL 6 - 10 năm công tác QL 11 - 15 năm công tác QL 16 - 20 năm công tác QL Số người 02 04 05 03 Tỷ lệ % 14,29% 28,57% 35,71% 21,43%
43
2.2.2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ TTCM
Đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đều trưởng thành lên từ đội ngũ nhà giáo trực tiếp giảng dạy. Một đặc điểm chung dễ nhận ra nhất ở đội ngũ này là họ có trình độ chuyên môn vững vàng, nổi trội nhất trong số những giáo viên cùng bộ môn của trường. Họ có nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, được mọi người tin tưởng…
Về trình độ lý luận chính trị: Đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc mới đạt trình độ sơ cấp về chính trị, chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100%. Về trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ: Qua kết quả thống kê cho thấy, tất cả đội ngũ TTCM đều có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn nhà giáo THPT (bằng Đại học), trong đó 100% tốt nghiệp ĐHSP. Số TTCM đạt trình độ Thạc sĩ có 05 người, chiếm 35,7%. Con số này tuy có tăng so với 3 năm trước nhưng vẫn cho thấy chất lượng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM còn thấp, chưa xứng tầm với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở một tỉnh mũi nhọn về kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước.
Về trình độ năng lực quản lý: Hầu hết TTCM chưa được trang bị, bồi dưỡng những kiến thức lý luận cần thiết, đặc biệt là bốn kỹ năng cơ bản của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá). Họ quản lý tổ chuyên môn hầu hết bằng kinh nghiệm, bằng sự học hỏi xung quanh và qua sự chỉ đạo của Giám đốc. Số TTCM được đào tạo nghiệp vụ quản lý trong các trung tâm hầu như không có. Họ chỉ được bồi dưỡng theo chuyên đề nhưng không thường xuyên do Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức vào một vài dịp nào đó trong hè hoặc trong năm học.
Để phân tích thực trạng phẩm chất và năng lực chuyên môn của đội ngũ TTCM các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đề tài khảo sát 115 người, trong đó có 7 Giám đốc, 10 phó giám đốc, 14 tổ trưởng chuyên môn và
44
84 giáo viên của 7 trung tâm GDTX nói trên. Đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc với 04 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình và Chưa đạt. Xử lý từng nội dung và
đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc:
Cho điểm theo 4 mức độ: Tốt: 4 điểm, Khá: 3 điểm, TB: 2 điểm, Chưa đạt: 1 điểm (min = 1; max = 4); Lấy tổng ∑ chia cho tổng số phiếu khảo sát (115 phiếu) ta được giá trị B. Ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là B
Tốt: 3, 25 ≤ B ≤ 4 điểm ; Khá: 2,5 ≤ B ≤ 3,24 điểm ;
TB: 1,75 ≤ B ≤ 2,49 điểm; Chưa đạt (Yếu): 1 ≤ B ≤ 1,74 điểm. Có 3 nhóm đối tượng tham gia đánh giá về năng lực của TTCM theo mẫu phiếu phát ra, đó là:
- Giám đốc (GĐ), Phó giám đốc (PGĐ) người trực tiếp quản lý các TTCM đánh giá về TTCM.
- TTCM tự đánh giá về mình.
- Các tổ viên (giáo viên) đánh giá về TTCM của mình.
Các tiêu chí để đánh giá về mức độ đạt được ở TTCM như sau:
Mức tốt: Người TTCM thực hiện công việc một cách thành thạo, sáng tạo và
có khả năng hướng dẫn cho người khác.
Mức Khá: Người TTCM thực hiện công việc một cách thành thạo, độc lập. Mức trung bình: Người TTCM thực hiện được công việc, nhưng vẫn cần có
sự hướng dẫn.
Mức chưa đạt: Người TTCM chỉ thực hiện được công việc khi được hướng
dẫn, kèm cặp cụ thể.
Kết quả cụ thể từng mặt sẽ được trình bày ở những phần dưới đây.
Kết quả cho thấy phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, lối sống
45
tiêu chí B = 3,28. Riêng phẩm chất Tự tin, lạc quan, có ý thức ủng hộ, chấp nhận sự thay đổi ở đội ngũ TTCM được đánh giá ở mức độ trung bình B = 2,4
(thứ bậc 10/10). Đây cũng là chính điểm còn bộc lộ nhiều tồn tại của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nói riêng (Bảng 2.5 phụ lục).
Thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ TTCM
Qua 10 nội dung khảo sát:
1. Có hiểu biết về chương trình giáo dục THPT 2. Có trình độ chuẩn về bộ môn được đào tạo. 3. Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn.
4. Có năng lực cố vấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đồng nghiệp.
5. Nhạy bén, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học. 6. Có khả năng nghiên cứu khoa học.
7. Giải quyết vấn đề sáng tạo 8. Tư duy sáng tạo
9. Trực tiếp tham gia dạy ở đội tuyển HSG các cấp có hiệu quả.
10. Có khả năng về tin học và ngoại ngữ, có thể phục vụ tốt cho việc học tập nghiên cứu chuyên môn.
Cho thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ TTCM các trung
tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá chung là khá tốt, có
điểm trung bình của các tiêu chí B = 3,06 (Bảng 2.6 phụ lục).
Có những phẩm chất năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ TTCM được đánh giá ở mức tốt, đó là: Có trình độ chuẩn về bộ môn được đào tạo B = 3,96 (thứ bậc 1/10); Có hiểu biết về chương trình GDTHPT B = 3,89 (thứ bậc
46
(thứ bậc 3/10); Có khả năng nghiên cứu khoa học B = 3,28 (thứ bậc 4/10) (Bảng 2.6 phụ lục).
Những phẩm chất năng lực được đánh giá ở mức độ khá, đó là: Có năng lực cố vấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đồng nghiệp B = 3,09 (thứ bậc 5/10; Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn B = 3,05 (thứ bậc 6/10); Nhạy bén, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học B = 2,9 (thứ bậc 7/10); Có khả năng về tin học và ngoại ngữ, có thể phục vụ tốt
cho việc học tập nghiên cứu chuyên môn B = 2,6 (thứ bậc 8/10) (Bảng 2.6 phụ lục).
Trong tất cả các nội dung khảo sát trên, ta thấy có 2 nội dung là: Tư duy
sáng tạo B = 2,26 (thứ bậc 9/10) và Giải quyết vấn đề sáng tạo B= 2,14 (thứ bậc 10/10) là bị đánh giá ở mức độ trung bình thấp (Bảng 2.6 phụ lục).
Từ năm 2012, để đánh giá xếp loại cán bộ quản lý nhà trường, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh phúc đã áp dụng Chuẩn Hiệu trưởng, Giám đốc
trong đó có quy định về Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin là một
yêu cầu bắt buộc. Mặt khác đây cũng là những năng lực cần thiết để giúp TTCM sáng tạo trong công việc. TTCM cũng là một trong những lực lượng cán bộ quản lý trường học nên rất cần tiêu chí này trong đánh giá, xếp loại. Riêng về vấn đề này, tác giả tiến hành khảo sát trình độ Tin học, Ngoại ngữ của 14 TTCM thuộc 7 trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc gồm các năng lực: 1. Sử dụng Microsoft Word (chủ yếu để soạn thảo văn bản); 2. Sử dụng Microsoft Excel (Chủ yếu để lập bảng biểu và tính toán đơn giản); 3. Sử dụng Power Point; 4. Truy cập và khai thác thông tin trên Internet; 5. Biết sử dụng các phầm mềm quản lý và phần mềm dạy học cần thiết; 6. Trình độ cao hơn (lập trình, thiết kế phần mềm…) và Năng lực ngoại ngữ gồm: 1. Biết đọc, viết, nói đơn giản (tương đương trình độ A); 2. Biết giao tiếp thông thường (tương đương trình độ B); 3. Tham dự được những cuộc họp, cuộc
47
làm việc với người nước ngoài bằng ngoại ngữ; 4. Biết dùng ngoại ngữ để giảng dạy trên lớp; 5. Biết dùng ngoại ngữ để nghiên cứu, dịch thuật.
Kết quả khảo sát cho thấy:
Về trình độ tin học, trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý được chú trọng đẩy mạnh, do đó nhiều cán bộ quản lý và giáo viên đã tự học và biết sử dụng máy vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin ở những mức độ nhất định nào đó. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế, cho thấy trên 90% tổ trưởng chuyên môn chưa có bằng hoặc chứng chỉ về đào tạo tin học. Việc sử dụng CNTT chủ yếu dừng ở mức độ rất thấp như soạn thảo văn bản (100%), trình chiếu Power Point (55,5% biết sử dụng và sử dụng thành thạo), truy cập và khai thác một số thông tin tài liệu trên mạng...; chỉ có 42,8% TTCM biết sử dụng bình thường và thành thạo các mức độ của trình độ tin học ứng dụng, còn lại 24,8% lúng túng và đến 32,4% không thể sử dụng được theo các mức độ như trên (Bảng 2.7 phụ lục).
Về trình độ ngoại ngữ, có 01 TTCM là giáo viên ngoại ngữ nên có bằng Đại học ngoại ngữ, chiếm 7,1%, còn lại chưa có chứng chỉ hoặc bằng riêng về ngoại ngữ. Họ chỉ được học một ngoại ngữ nào đó (chủ yếu là tiếng Anh) từ khi ở trường Đại học, sau đó không học thêm để củng cố và nâng cao trình độ (Bảng 2.7 phụ lục).
Có thể nói, trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ CBQL các nhà trường nói chung và TTCM nói riêng rất yếu kém, có 77,1% TTCM không biết sử dụng được ngoại ngữ ở những mức độ khác nhau. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phát triển năng lực sáng tạo. Trong khi đó một trong những yêu cầu bắt buộc của CBQL trường học (chuẩn Hiệu trưởng) là phải có trình độ ngoại ngữ và tin học để làm việc có hiệu quả.
48