0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho đối tượng về sáng tạo, nội dung,

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN Ở TỈNH VĨNH PHÚ (Trang 39 -39 )

phương pháp sáng tạo

Sahlberg (2009) cho rằng, yêu cầu đối với phát triển năng lực sáng tạo và phát minh không xuất hiện tự thân trong nền giáo dục mà đó là đòi hỏi khách quan của sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của nền kinh tế sáng tạo toàn cầu làm nảy sinh những đòi hỏi phải thay đổi để thích ứng. Ông cũng chỉ ra rằng tất cả các nền giáo dục của các quốc gia đều dựa trên hai mô hình phát triển: Mô hình kinh tế và mô hình trí tuệ, và hai mô hình này liên quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề là mô hình kinh tế ngày nay đã bị lỗi thời và mô hình trí tuệ thì không còn đáp ứng được nhu cầu ứng phó với sự bất ổn của thế giới và sự dịch chuyển của loài người sang nền kinh tế mà sự sáng tạo, phát minh là các động lực chính của sự phát triển. Nền kinh tế của xã hội đó đòi hỏi có một tầng lớp giai cấp lao động mới, sáng tạo và điều này đòi hỏi phải đổi mới hệ thống giáo dục. Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đánh giá và các điều kiện giáo dục phải đổi mới, là một nền giáo dục sáng tạo.

Sáng tạo và kĩ năng sáng tạo vừa là mục tiêu, vừa là nội dung giáo dục được giảng dạy bằng các phương pháp sáng tạo, được phát triển bởi các công cụ sáng tạo trong thế kỉ XXI tại nhiều nước trên thế giới.

31

Giáo viên cần có các kĩ năng dạy học để phát triển sự sáng tạo cho học sinh. Có sự khác biệt giữa kĩ năng dạy học sáng tạo và kĩ năng dạy học để phát triển sự sáng tạo. Dạy học sáng tạo là sử dụng các phương pháp tiếp cận giàu tưởng tượng để làm cho quá trình học tập trở nên thú vị và có hiệu quả. Dạy học để phát triển sự sáng tạo là các hình thức dạy học có mục đích phát triển tư duy và hành vi sáng tạo cho người học. Trong dạy học phát triển sự sáng tạo có dạy học sáng tạo. Học sinh sẽ phát triển được tiềm năng sáng tạo khi chính bản thân giáo viên là những người sáng tạo (Sahlberg, 2009). Dạy học phát triển sự sáng tạo có các đặc trưng sau:

- Làm cho người học tin tưởng rằng họ có năng lực sáng tạo; - Hiểu được các năng lực sáng tạo của người học;

- Phát triển một số tiềm năng sáng tạo của học sinh (tò mò, tưởng tượng, cung cấp hiểu biết về các lĩnh vực khoa học và phát triển kĩ năng sáng tạo cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh khám phá sự thật, phát triển sự sáng tạo...).

Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học sáng tạo trong quá trình thực hiện chương trình như sau:

+ Trong lĩnh vực nghệ thuật: (văn học, âm nhạc, hội họa, múa, kịch...) dạy học sinh viết, đọc sáng tạo, sáng tạo các điệu nhảy mới, động tác múa hay lời thoại mới trong vở kịch, vẽ theo tưởng tượng...

+ Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh...) giải bài toán bằng nhiều cách, tìm lời giải tối ưu, tìm hiểu các phát minh mới trong lĩnh vực sinh học, hóa học hay vật lý.

+ Trong lĩnh vực công nghệ: Sử dụng công nghệ để sáng tạo. Giáo viên và nhà trường tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu các phát minh công nghệ, sử dụng công nghệ thông tin vào các sáng tạo nghệ thuật hay các thí nghiệm vật lý, hóa học....

32

+ Trong lĩnh vực khoa học xã hội: (sử, địa, chính trị, giáo dục công dân) giáo viên giúp học sinh tìm hiểu lịch sử của các phát minh, sáng chế, cung cấp các kiến thức lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị làm nền tảng cho các hoạt động sáng tạo và sáng nghiệp.

+ Dành thời gian cho trẻ sáng tạo cung cấp kiến thức, giúp trẻ khám phá và trải nghiệm, hình thành và hoàn thiện ý tưởng và cần nhẫn nại.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN Ở TỈNH VĨNH PHÚ (Trang 39 -39 )

×