Quảnlý phát triển năng lực sáng tạo của tổ trưởng chuyên môn ở trung

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phú (Trang 28)

trung tâm GDTX

1.2.3.1. Khái niệm về quản lí

Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.

1.2.3.2. Biện pháp quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội năm 2005: “Biện pháp là cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với

mục đích” [22; 21].

Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học: “Biện pháp

là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”

Có thể hiểu biện pháp quản lý là cách làm, cách thức tiến hành một

vấn đề cụ thể hợp qui luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, điều khiển, hướng dẫn các hành vi của đối tượng ‎nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

1.2.3.3. Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Theo từ điển Tiếng Việt: “Phát triển” là sự vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên. Phát triển là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp (Từ điển tiếng Việt). Theo

20

quan điểm này thì tất cả sự vật, hiện tượng, con người và xã hội hoặc tự bản thân biến đổi hoặc do bên ngoài làm cho biến đổi tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đó chính là sự phát triển. Như vậy “phát triển” là một khái niệm rất rộng, nói đến “phát triển” là người ta nghĩ ngay đến sự đi lên của sự vật, hiện tượng, con người trong xã hội. Sự đi lên đó thể hiện việc tăng lên về số lượng và chất lượng, thay đổi về nội dung và hình thức. Phát triển đội ngũ TTCM cũng bao hàm ý như vậy.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung trong giáo dục và phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT nói riêng được thể hiện ở các mặt:

Thứ nhất, phát triển đội ngũ là tác động làm cho đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, từng bước nâng cao chất lượng.

Thứ hai, thực hiện tốt tất cả các khâu từ việc quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm sử dụng hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ. Đó là quá trình làm cho đội ngũ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người quản lý. Thứ ba, làm cho chất lượng môi trường, điều kiện làm việc, chất lượng cuộc sống của đội ngũ TTCM ngày càng được nâng cao hơn.

Phát triển đội ngũ CBQL, trong đó có đội ngũ TTCM là vấn đề cốt lõi của việc nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, phát triển giáo dục toàn diện đúng xu thế và yêu cầu của xã hội.

1.2.3.4. Sáng tạo và năng lực sáng tạo a. Sáng tạo

Khái niệm sáng tạo được nhìn nhận từ các góc độ tâmlý, giáo dục, kinh doanh, kinh tế và được phát biểu theo nhiều cách khác nhau.

Lubart T(2004) nhìn nhận sáng tạo từ góc độ một sản phẩm cụ thể, cho rằng sáng tạo là năng lực sản sinh cái mới, nguyên bản và độc đáo.

21

Đối với liên minh Châu Âu thì sáng tạo được hiểu là sự tưởng tượng một cái gì đó mới, các giải pháp mới hay những hình thức mới, chưa từng tồn tại trước đây và khi chúng được thực hiện thì tạo nên những thay đổi trong xã hội và trong kinh tế.

Từ điển về sáng tạo (Gorny, 2007) đã nói về sáng tạo một cách tương đối khái quát và đầy đủ, bao trùm nhiều cách nhìn nhận về sáng tạo đã đề cập trên đây: Sáng tạo được hiểu là khả năng của một con người, của một tổ chức đưa ra những ý tưởng mới, có chất lượng cao và có giá trị cao; là sự tư duy theo cách mới, là sự nhìn thấy vấn đề mới trong các vấn đề cũ. Sáng tạo là sản phẩm của các phẩm chất và năng lực trí tuệ.

Sáng tạo đó là kĩ năng sản sinh ra các ý tưởng hay các sản phẩm mới, chất lượng cao và kịp thời. Vì sáng tạo là việc sản sinh ý tưởng mới mà những người khác phải theo nên nó là một thành tố quan trọng của năng lực lãnh đạo (Senin, 2009).

b. Năng lực sáng tạo

Sáng tạo là sản phẩm của các phẩm chất và năng lực trí tuệ. Villalba (2008) trích dẫn Sternberg cho rằng, sáng tạo đòi hỏi các nguồn lực riêng biệt nhưng liên quan với nhau: các năng lực trí tuệ, kiến thức, cách thức tư duy và môi trường, trong đó ba năng lực trí tuệ cơ bản cùng đồng hành là: (a) năng lực tổng hợp để nhìn thấy vấn đề theo cách mới; (b) năng lực phân tích để đánh giá được ý tưởng nào là có giá trị và (c) năng lực thích ứng với thực tiễn, bối cảnh, biết cách làm thế nào để thuyết phục người khác rằng ý tưởng đó là có giá trị.

Tóm lại: Năng lực sáng tạo bao gồm năng lực của các quá trình tâmlý, đặc biệt là tò mò, tưởng tượng và tư duy; là tổng hợp các kiến thức chuyên môn và kiến thức khoa học nói chung, các kĩ năng sử dụng các phương pháp sáng tạo, dựa vào đó một người sáng tạo những ý tưởng mới, tìm ra các cách giải quyết vấn đề mới...

22

1.2.3.5. Yêu cầu đặt ra cho việc quản lí phát triển năng lực sáng tạo đội ngũ TTCM ở các trung tâm GDTX

TTCM trước hết là những người có các phẩm chất năng lực của người sáng tạo, họ là người giáo viên và người lãnh đạo sáng tạo. Có năm đặc trưng chính để nhận biết và phát triển năng lực sáng của một giáo viên như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các giáo viên sáng tạo là những người nhận thức và đánh giá được các năng lực sáng tạo trong bản thân họ và tìm cách để phát triển sự sáng tạo của lớp trẻ. Họ tìm hiểu các đặc điểm sáng tạo của học sinh, phát hiện các học sinh có năng lực sáng tạo và phát triển sự sáng tạo của các em. Họ khuyến khích học sinh tin tưởng vào năng lực của mình và tạo điều kiện để các em phát triển năng lực.

Giáo viên sáng tạo có các năng lực sáng tạo, phương pháp dạy học sáng tạo và sự chia sẻ, tìm hiểu kiến thức mới. Người giáo viên dạy học sáng tạo làm cho giờ học thú vị và có hiệu quả hơn. Họ sử dụng các cách dạy học giàu tưởng tượng và độc đáo, sử dụng hiệu quả các câu hỏi, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học khác.

Giáo viên sáng tạo có năng lực phát triển sự tò mò của học sinh, có sự độc đáo trong phương pháp giảng dạy và kết nối tài tình lý thuyết với thực tế trong quá trình dạy học. Họ hiểu các đam mê của học sinh và kết nối các học sinh với nhau để các em làm việc hợp tác và cùng nhau sáng tạo. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học.

Giáo viên sáng tạo có sự tự chủ đối với việc phát triển chuyên môn, thể hiện sự tích cực trong việc tham gia vào các hoạt động sáng tạo và phát triển sáng tạo cho học sinh. Họ tò mò và ham học hỏi những kiến thức và kĩ năng mới. Họ phát triển sự tự chủ của học sinh và tôn trọng sự tự do trong tư duy của các em.

Giáo viên sáng tạo đánh giá cao sự sáng tạo của học sinh, của bản thân và đồng nghiệp. Họ chú ý vào những ý tưởng mới, độc đáo của học sinh và

23

đồng nghiệp. Họ sẵn sàng mạo hiểm để thí nghiệm một hình thức dạy học mới và không sợ thất bại.

Bên cạnh đó, trong thế kỉ XXI giáo viên sáng tạo là những người nhiệt tình, tâm huyết biết cách dạy học sinh tìm kiếm thông tin và phương pháp tự học.

Người lãnh đạo có các biểu hiện của một người lãnh đạo sáng tạo sau: - Có viễn cảnh và biết cách tuyên truyền, làm cho người khác nhìn thấy viễn cảnh để họ cùng thực hiện.

- Cởi mở với các ý tưởng mới, đánh giá chúng trước khi thực hiện. - Linh hoạt có khả năng thích ứng tốt.

- Biết được các nguồn lực (nhân lực, kinh tế, xã hội) để giải quyết vấn đề. - Thiết kế, khám phá và đổi mới.

- Tạo sự thay đổi trong tổ chức. - Mạo hiểm

- Tư duy chiến lược

Người lãnh đạo sáng tạo biết cách xây dựng môi trường nhà trường tích cực, khuyến khích việc dạy và học sáng tạo.

Để làm được điều đó TTCM vừa phải là nhà giáo vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, vừa phải là nhà lãnh đạo có tầm nhìn, đồng thời cũng phải là nhà quản lý giỏi đồng thời phải có năng lực sáng tạo, trong đó:

- Lãnh đạo để luôn có được sự thay đổi và phát triển bền vững.

- Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt được mục tiêu: Quản lý bằng pháp luật và khoa học; Quản lý theo cơ chế phân cấp, dân chủ, tự chủ tự chịu trách nhiệm; Quản lý theo phương thức tương tác, lấy tổ chuyên môn làm trung tâm.

Để có thể đảm nhận có hiệu quả trọng trách lãnh đạo và quản lý tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, TTCM đòi hỏi phải có những năng lực nhất định trong đó đòi hỏi phải có sự tư duy, đổi mới, sáng

24

tạo. Năng lực của người tổ trưởng là việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề mới, những tình huống mới, những thách thức mới mà họ phải đối mặt và giải quyết chúng.

Người tổ trưởng phải vận dụng một cách sáng tạo những tri thức và kĩ năng có được vào việc xây dựng, quản lý, phát triển tổ chuyên môn một cách hiệu quả nhất. Đó là, những tri thức về chuyên môn, về khoa học giáo dục, về KHQLGD và các khoa học liên quan; những kĩ năng sư phạm, kĩ năng quản lý, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng định hướng, kĩ năng tổ chức, kĩ năng nắm bắt và xử lý thông tin, kĩ năng hợp tác…

Mỗi chúng ta đều có khả năng tư duy sáng tạo và mong muốn sáng tạo nhưng có quá nhiều rào cản để phát triển khả năng sáng tạo.

1.3. Nội dung quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM

Phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM là tác động làm cho đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, từng bước nâng cao chất lượng. Phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và phát triển năng lực sáng cho đội ngũ TTCM các trung tâm GDTX nói riêng được thể hiện ở các mặt:

Những nội dung cần tập trung bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho tổ trưởng chuyên môn

1.3.1. Cung cấp các hiểu biết về sáng tạo nói chung và sáng tạo trong các lĩnh vực liên quan lĩnh vực liên quan

- Sáng tạo là một quá trình hoạt động của trí tuệ chứ không đơn thuần chỉ là sản phẩm và sáng tạo luôn dựa trên một nền tảng cơ bản là các kiến thức và kĩ năng mà một người có được trong các lĩnh vực khoa học.

- Học sáng tạo đòi hỏi dạy học phải là một quá trình sáng tạo và phát triển sự sáng tạo, là thực hành các phương pháp sáng tạo để học sinh phát triển trí tuệ sáng tạo. Giáo viên luôn luôn là tâm điểm của việc dạy học phát triển sự sáng tạo.

25

1.3.2. Bồi dưỡng giáo viên các phương pháp sáng tạo để vận dụng vào quá trình sáng tạo và dạy học giúp học sinh phát triển sự sáng tạo trình sáng tạo và dạy học giúp học sinh phát triển sự sáng tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muốn một cá nhân, một nhóm hay tổ chức sáng tạo thì cá nhân hay tổ chức đó phải có các kĩ năng sáng tạo hay nói chính xác hơn, biết cách sử dụng các phương pháp và kĩ thuật sáng tạo. Sử dụng các phương pháp sáng tạo sau đây để trở thành một người có các kĩ năng sáng tạo

- Kĩ thuật tư duy sáng tạo SCAMPER: SCAMPER là từ viết tắt của 8 kĩ thuật tư duy sáng tạo để tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề.

- Starbursting (Ngôi sao sáu cánh): Starbursting là kĩ thuật dùng ngôi sao sáu cánh mà ở giữa một ý tưởng được đưa ra. 6 cánh là 5W + 1H và người ta sẽ đặt câu hỏi cho 5W và 1H này để tìm ra những giải pháp, ý tưởng sáng tạo.

- Tư duy khác thường: Đó là một quá trình tư duy tự do, có hệ thống và sáng tạo với sự nhìn nhận một sự vật, một vấn đề từ các khía cạnh, góc độ khác nhau.

- Sáng tạo nhóm: Có 9 nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm sáng tạo. - Tấn công não: Phương pháp này dạy cách làm thế nào để mỗi cá nhân đều đưa ra ý tưởng của mình. Người lãnh đạo hay giáo viên hay là một người sáng nghiệp đều cần đến phương pháp này và cùng với phương pháp làm việc nhóm để khơi gợi ý tưởng từ nhân viên và học sinh của mình.

- Sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy được sử dụng để đưa ra ý tưởng, thiết lập các bước thực hiện và dự kiến kết quả.

- Giải quyết vấn đề: Có 6 bước để phát hiện và giải quyết vấn đề. - Hợp tác để sáng tạo: Hợp tác nên sức mạnh để sáng tạo.

- Trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi giáo dục để phát triển khả năng sáng tạo của học sinh.

26

- Sáu chiếc mũ tư duy: Có 6 chiếc mũ với 6 màu sắc khác nhau thể hiện các chức năng tư duy khác nhau dùng để tư duy các vấn đề khác nhau.

- Đóng vai, diễn kịch: Cho phép học sinh sáng tạo cách thể hiện tính cách của nhân vật, trang phục và ngôn ngữ..

- Dạy học tương tác: Tạo điều kiện để học sinh tương tác, làm việc cùng nhau để phát triển các ý tưởng sáng tạo

- Tìm kiếm, xửlý và sử dụng thông tin để sáng tạo: Không có thông tin không có sự sáng tạo.

- Dạy học bằng dự án: Là hình thức dạy học cho phép học sinh phát triển các ý tưởng một cách tự do hay thực nghiệm những ý tưởng khoa học.

1.3.3. Bồi dưỡng các phương pháp tạo dựng môi trường dạy học sáng tạo trong trường học trong trường học

- Trong nhà trường sáng tạo có người lãnh đạo sáng tạo, có các giáo viên sáng tạo và các học sinh sáng tạo.

- Nhà trường sáng tạo coi trọng chất lượng giáo dục, uy tín và hình ảnh tươi mới của mình trong xã hội; Có các sáng kiến dạy học và giáo dục có tác dụng lớn đối với sự phát triển của học sinh, giáo viên và làm lợi cho xã hội; là nơi khởi nguồn cho việc ứng dụng các sáng kiến dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường sáng tạo luôn hướng tới tương lai, hội nhập với nền giáo dục thế giới, đào tạo các công dân có năng lực toàn cầu, có năng lực cạnh tranh và hợp tác.

- Giáo viên sáng tạo và lãnh đạo sáng tạo là những người mang các đặc tính của một cá nhân sáng tạo và có các phẩm chất, năng lực sáng tạo chuyên môn.

1.3.4. Các phương pháp đánh giá sự sáng tạo của học sinh

Mô hình WICS đánh giá năng lực thế kỉ XXI của học sinh (Mô hình WICS được viết tắt từ các từ: Wisdom, Intelligence, Creativity và Synthesizd

27

= Sự thông thái, trí thông minh, sự sáng tạo và khả năng tổng hợp; Sternberg, 2003). Mô hình này sử dụng để đánh giá các loại năng lực khác nhau.

* Một công dân tích cực và có trách nhiệm, đặc biệt một người lãnh đạo trong thế kỉ XXI được cho rằng cần có các năng lực sau đây:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phú (Trang 28)