Xuất các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phú (Trang 71)

TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Mục tiêu của các biện pháp là xây dựng được một đội ngũ TTCM có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt và đặc biệt là có năng lực sáng tạo để góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc nói chung và chất lượng giáo dục ở các trung tâm GDTX nói riêng.

Để phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi đề xuất 5 biện pháp sau đây:

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo đối với HS và đội ngũ TTCM

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo đối với học sinh và đội ngũ TTCM giúp lãnh đạo TT và các thành viên có sự nhận thức đúng đắn về sáng tạo và tầm quan trọng của nó đối với việc nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, phát huy tiềm năng của học sinh, đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thế kỉ 21.

Mục tiêu của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức của học sinh và đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX ở tỉnh Vĩnh Phúc về vai trò của sáng tạo đối với sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là giúp cho Giám đốc và các TTCM nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự cấp bách cần phải nâng cao năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM và coi đó là một biện

63

pháp nâng cao chất lượng dạy học trong các trung tâm GDTX. Có thể nói rằng năng lực sáng tạo của đội ngũ TTCM là thứ nguồn lực vô giá, càng biết cách phát huy thì nó càng phát triển dồi dào, phong phú, càng trở nên hữu ích.

Năng lực sáng tạo của TTCM là điều kiện quan trọng đối với các trung tâm GDTX để thúc đẩy năng lực sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh, là chìa khoá vàng để nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo đóng vai trò là

biện pháp mở đường cho các biện pháp khác. Bởi nó là cơ sở để tập hợp các lực lượng, phát huy tính chủ động tích cực, làm cho đối tượng hiểu mà dẫn đến tự nguyện, thống nhất trong hành động thực hiện mục tiêu sáng tạo chung trong mỗi trung tâm. Những thay đổi trong nhận thức dẫn đến các thay đổi trong hành động của giáo viên, làm cho lãnh đạo quan tâm đến sự phát triển năng lực sáng tạo cho các TTCM và có các hành động thiết thực để phát triển sự sáng tạo cho TTCM.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Để nâng cao nhận thức về phát triển năng lực sáng tạo cho của đội ngũ TTCM các nội dung sau cần được lưu ý thực hiện:

1/ Làm cho toàn thể trung tâm hiểu về sáng tạo, vai tò của sáng tạo và sự cần thiết phái phát triển sự sáng tạo ở TTCM, GV và học sinh;

2/ Giúp họ nhận thức được rằng, tất cả mọi người đều có tiềm năng sáng tạo;

3/ Làm cho toàn thể trung tâm hiểu về cách thức làm thế nào để khuyến khích sự sáng tạo:

+ Tôn trọng mọi ý tưởng sáng tạo được đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, không được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.

+ Tạo môi trường tự do để mọi người đưa ra các ý tưởng sáng tạo: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng sáng tạo bay bổng kể cả những ý

64

tưởng sáng tạo khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng sáng tạo kỳ quặc nhưng đã trở thành hiện thực.

+ Kết nối các ý tưởng sáng tạo: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng sáng tạo. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng sáng tạo được đề nghị chất lượng như thế nào? Làm thế nào để ý tưởng sáng tạo đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng sáng tạo trở nên tốt hơn?

+ Cần quan tâm số lượng các ý tưởng sáng tạo: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng sáng tạo để sau đó có cơ sở sàng lọc các ý tưởng sáng tạo có tính khả thi.

TTCM cần nhận thức để nâng cao vai trò của sự sáng tạo là mối liên hệ giữa hoạt động chuyên môn của TTCM với sự phát triển chất lượng dạy học, giáo dục trong các trung tâm. Bên cạnh đó nhất thiết phải làm cho TTCM hiểu rõ về thực trạng năng lực của họ cũng như những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp giáo dục. Chính vì thế mà họ thấy cần thiết phải nâng cao năng lực sáng tạo cho bản thân.

3.2.1.3. Hình thức thực hiện

1/ Thực hiện công tác tuyên truyền qua các buổi họp trung tâm, sinh hoạt chuyên môn;

2/ Tuyên truyền qua tài liệu, tư liệu nói về sự sáng tạo 3/ Tổ chức các semina, hội thảo về sáng tạo

4/ Tuyên truyền tác dụng của các hoạt động sáng tạo đối với việc nâng cao chất giáo dục trong các trung tâm GDTX

5/ Cho giáo viên, TTCM xem các băng hình, các videoclip về sáng tạo.

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức về sáng tạo cho TTCM và GV

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Bồi dưỡng kiến thức về sáng tạo cho TTCM và GV là trang bị kiến thức cho giáo viên và đội ngũ TTCM hiểu như thế nào là người giáo viên sáng tạo, người lãnh đạo sáng tạo.

65

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

1/ Bồi dưỡng kiến thức về sáng tạo và nhận biết các đặc trưng của người sáng tạo, giáo viên sáng tạo

2/ Kiến thức về quá trình tâmlý và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo 3/ Các phương pháp sáng tạo và cách vận dụng trong dạy học

4/ Các sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau, tạo cơ sở cho sự sáng tạo

3.2.2.3. Hình thức thực hiện

1/ Lập kế hoạch bồi dưỡng

2/ Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và các semia, hội thảo chuyên môn

3/ Sinh hoạt chuyên đề

4/ Đánh giá kết quả bồi dưỡng

3.2.3. Biện pháp 3: Phát triển kĩ năng sáng tạo cho đội ngũ TTCM

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Hình thành các kĩ năng sáng tạo như tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề sáng tạo, sử dụng các phương pháp sáng tạo trong dạy học và giáo dục cho TTCM, phát triển các kĩ năng lãnh đạo sáng tạo…

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

1/ Phát triển các kỹ năng sáng tạo nói chung trên cơ sở phát triển các phẩm chất, năng lực tâmlý liên quan như khả năng tư duy, sự tưởng tượng, óc hài hước

2/ Phát triển các kĩ năng lãnh đạo sáng tạo: Hình thành cách nhìn nhận vấn đề ở những góc độ khác nhau, tư duy theo cách mới, biết ứng dụng các kĩ thuật sáng tạo trong công việc (như kĩ thuật tư duy khác thường, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên sáng tạo…)

3/ Phát triển khả năng sử dụng các phương pháp sáng tạo trong quá trình thực hiện chỉ đạo chuyên môn cho giáo viên và trong quá trình dạy học.

66

Để phát triển kĩ năng sáng tạo cho đội ngũ TTCM đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp. Điều kiện để quá trình sáng tạo trở thành hiện thực không phải chỉ là một điều kiện đơn độc mà đó là sự tổng hợp nhiều điều kiện. Có thể kể đến một số điều kiện sau:

+ Có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề + Có sự tự tin nội tại

+ Có ý chí và sự nỗ lực

+ Biết hoài nghi và không vâng lời

+ Biết loại bỏ những suy nghĩ “thói quen”

+ Biết vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo: công não, quy nạp, diễn dịch.

Tư duy sáng tạo là một kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp con người vượt qua lối mòn trong suy nghĩ, hành động để hướng đến những biện pháp mới mẻ.

3.2.3.3. Hình thức thực hiện

1/ Lập kế hoạch bồi dưỡng

2/Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và các semia, hội thảo chuyên môn

3/ Thực hành các kĩ năng sáng tạo trong quá trình tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên, trong quá trình dạy học.

4/ Đánh giá kết quả bồi dưỡng

3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường khuyến khích sự sáng tạo cho đội ngũ TTCM và GV trong các trung tâm GDTX. ngũ TTCM và GV trong các trung tâm GDTX.

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng môi trường khuyến khích sự sáng tạo chính là tạo những điều kiện thuận lợi nhằm tạo động lực làm việc, thúc đẩy đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX tự học, tự phát triển, “dám nghĩ khác và dám làm khác”. Sáng tạo để cải tiến từ cái cũ thành cái mới (cải tiến) hoặc là tạo ra cái mới

67

hoàn toàn (các phát minh, sáng chế) nhằm đem lại tiện ích, lợi ích và nâng cao chất lượng giáo dục. Tóm lại xây dựng môi trường khuyến khích sự sáng tạo chính là tất cả tạo các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa hỗ trợ và khuyến khích sự sáng tạo.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Muốn tạo một môi trường sáng tạo TTCM và giám đốc trung tâm cần: - Luôn luôn ủng hộ mọi người có ý tưởng mới, phương cách mới, tư duy mới…

- Không ép người khác, nhất là người cấp dưới mình , luôn luôn đồng ý với mình. Khuyến khích họ có lập trường của họ . Nếu không đồng ý được thì “ta đồng ý là ta bất đồng ý.”

- Khuyến khích người cấp dưới mình khám phá, thay vì cứ nhồi họ vào cái khuôn của mình.

Nội dung và cách thức thực hiện mà Giám đốc cần phải làm để khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ TTCM đó là:

- Tạo cơ chế khuyến khích và đãi ngộ đội ngũ TTCM bằng chính sách tiền lương; ưu tiên đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ; tạo cơ hội thăng tiến; tạo chế độ khen thưởng hợp lý khi TTCM đạt được thành tích cá nhân và thành tích chung của tổ… Tất cả những việc làm đó của Giám đốc nhằm đảm bảo cho đội ngũ TTCM phát huy hết mọi năng lực, năng lực sáng tạo, sở trường cá nhân vì công việc chung.

- Tăng cường mở rộng các hoạt động tham quan, giao lưu về công tác tổ chuyên môn giữa các trung tâm bằng việc tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu cho TTCM với các trung tâm trong và ngoài tỉnh nhằm giúp các TTCM trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, phát triển sự sáng tạo để áp dụng vào thực tế tổ chuyên môn của mình.

- Đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học cho các trung tâm, đặc biệt là cần quan tâm đầu tư nhiều hơn về điều kiện làm

68

việc cho đội ngũ TTCM như: Trang bị Internet, máy tính, máy chiếu…giúp cho các TTCM có phương tiện làm việc thuận lợi và đạt hiệu quả cao từ đố khuyến khích sự sáng tạo.

- Có những chế độ ưu tiên, đãi ngộ riêng như: Được giảm giờ dạy trong hội giảng (không phải dạy 3 tiết như GV nếu đã có giờ Giỏi); miễn làm bài kiểm tra kiến thức chuyên môn (thay bằng việc đánh giá chất lượng ra đề kiểm tra kiến thức cho giáo viên trong tổ …).

3.2.4.3. Hình thức thực hiện

1/ Thực hiện chính sách tiền lương nhanh chóng, đầy đủ. 2/ Ưu tiên trong việc cử đi học nâng cao trình độ.

3/ Tạo chế độ khen thưởng hợp lý.

4/ Tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu. 5/ Trang bị điều kiện vật chất, thiết bị hiện đại…

3.2.5. Biện pháp 5: Sử dụng CNTT&TT để phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM.

CNTT cung cấp kho tàng kiến thức, các thông tin và các hình thức phong phú để phát triển sự sáng tạo. Rất nhiều phát minh sáng tạo có mặt trên các trang web là nguồn kiến thức quan trọng để khuyến khích và giúp con người tìm hiểu, bắt chước sự sáng tạo của những người đi trước. Các kiến thức về kinh tế- xã hội, khoa học kĩ thuật luôn có sẵn trên các trang mạng cung cấp cho tất cả mọi người những hiểu biết cần thiết để sáng tạo. Các phần mềm, các công cụ CNTT giúp con người thực hiện dễ dàng và phong phú các hình thức sáng tạo, tạo niềm vui và hứng thú sáng tạo.

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp này là nhằm tăng cường nhận thức và kĩ năng CNTT để khai thác các nguồn lực internet từ đó phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ QLGD nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng.

69

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Cung cấp hiểu biết và kĩ năng về cách khai thác các nguồn thông tin internet, cách thức sử dụng các phương tiện công nghệ để sáng tạo và dạy học sinh cách sáng tạo.

3.2.5.3. Hình thức thực hiện

Để phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM thông qua CNTT & TT cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và đội ngũ TTCM

Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.

Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên và TTCM để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.

- Nâng cao trình độ Tin học cho đội ngũ TTCM

Tạo điều kiện cho giáo viên nói chung và đặc biệt là TTCM học tập nâng cao trình độ Tin học. Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên và TTCM được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.

- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ TTCM

Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng

70

nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, các trung tâm đã rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng thông qua nhiều hoạt động, như:

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của trung tâm, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,...

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

+ Định hướng cho TTCM luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phú (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)