Niềm tin và tín ngưỡng của cộng đồng làng cười Văn Lang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 54)

5. Bố cục luận văn

2.3.3.Niềm tin và tín ngưỡng của cộng đồng làng cười Văn Lang

Như nhiều thể loại văn học dân gian khác, truyện cười ra đời từ đời sống và tồn tại cùng với đời sống của con người, phản ánh đời sống của con người. Nhưng truyện cười không chỉ phản ánh cuộc sống muôn mặt của con người mà “qua việc sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày vào trong các truyện làng cười phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của người dân nơi đây” [50, 193]. Như vậy là, thông qua các truyện cười Văn Lang, chúng ta cũng sẽ thấy được niềm tin và tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ở đây với các vấn đề mang tính siêu nhiên.

Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, truyện cười, bên cạnh mục đích gây cười, mang tiếng cười đến cộng đồng thì nó cũng là một phương tiện để thể hiện niềm tin và mơ ước của con người trong cuộc sống. Cuộc sống càng khổ sở, càng thiếu thốn, càng nhiều mối đe dọa thì con người lại càng cần có niềm tin để nâng đỡ tâm hồn, để có động lực đấu tranh với các thế lực đe dọa cuộc sống của họ để bảo vệ chính mình và vươn lên. Sự ra đời của các tôn giáo lớn trên thế giới cũng xuất phát từ chính nhu cầu cần được an ủi, vỗ về của con người. Nói như C.Mác “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Trường hợp của làng cười Văn Lang cũng vậy, đây là một làng ở vùng trung du, đời sống kinh tế không phát triển, cuộc sống phần nhiều là thiếu thốn và vất vả. Chính vì thế, những câu chuyện vui cười, bông đùa trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của họ, nó giống như một liều thuốc tinh thần quý giá để nâng con người nơi đây vượt lên những khó khăn, vất vả của cuộc sống hàng ngày. Nó thể hiện trí tuệ và khả năng hài hước, thể hiện cái nhìn lạc quan và cả khả năng phản kháng của họ trong các truyện cười. Hơn thế, họ còn gửi gắm vào đó một niềm tin mãnh liệt về một cuộc sống tốt đẹp hơn, no đủ hơn.

Chúng ta có thể thấy rõ niềm tin này qua nhóm truyện cười ca ngợi việc con người Văn Lang đã đấu tranh và chiến thắng để làm chủ được thiên

nhiên thế nào hoặc trong nhóm truyện cười ca ngợi về các sản vật, các thành quả lao động trên cánh đồng, khoảnh rừng của quê hương mình. Truyện người thường một tay bắt thú dữ hay truyện củ khoai, quả bí to như con trâu con bò không chỉ để mua vui mà cũng để thể hiện cả mong ước của người nông dân về một mùa màng bội thu, về một cuộc sống trù phú.

Cũng về vấn đề này, khi so sánh với truyện cười của các làng cười khác, chúng tôi nhận thấy mặc dù motif về khoai to, sắn to... không phải chỉ ở làng cười Văn Lang mới có nhưng tư duy và niềm tin của cộng đồng Văn Lang thì rõ ràng là mãnh liệt hơn và cái nhìn của họ cũng ngây thơ hơn. Thực ra hai cặp phạm trù này luôn đi kèm với nhau, khi tư duy con người càng ngây thơ thì niềm tin của họ càng mãnh liệt. Và chính điều này làm cho một bộ phận truyện cười Văn Lang có hơi hướng của thần thoại và cổ tích – những thể loại ra đời khi tư duy của con người còn rất chất phác và hồn nhiên.

Tuy nhiên, điều thú vị là mặc dù có niềm tin rất chất phác và ngây thơ như vậy nhưng trong tâm thức của cộng đồng dân cư Văn Lang, họ lại không dành mấy niềm tin cho các thế lực tôn giáo. Qua các truyện Chùa nào

mà chả thế hay Mẹ đẻ ra sư, ta có thể thấy các đối tượng sư sãi bị đem ra

làm đối tượng để châm biếm rất sâu cay. Chẳng hạn trong truyện Chùa nào chả thế là chuyện sư mà lại đi tán tỉnh vãi bằng những lời lẽ rất lẳng lơ, khác hẳn với dáng vẻ đứng đắn, diệt dục của một nhà sư. Câu chuyện được kể lại bằng giọng điệu rất mát mẻ châm biếm, ấy là khi bị vãi từ chối và xin đi chùa khác, sư lại càng làm tới, đứng áp sát vào vãi mà cười rằng “A di đà phật! Vãi cứ ở đây, quen cảnh quen chùa, còn chùa nào mà chả thế”. Điều hài hước chính ở trong câu nói có vẻ rất đứng đắn ấy, có cả điệu nam mô rất cửa phật ấy, lại là một câu tình tự vô cùng lẳng lơ.

mà lại bị con cua cắp ngay vào bèn không sao tự gỡ ra được. Nhưng thay vì gỡ hộ cua thì ông sư lại tò mò nên cứ ghé mắt nhìn mãi, đến nỗi chị chàng kia phải nhắc thì sư lại còn chống chế “Ta sợ thò tay vào uế tạp, nên định dùng răng gỡ hộ cho đấy chứ”.

Như vậy là, các thế lực Phật giáo không hoàn toàn tạo được niềm tin trong cộng đồng Văn Lang. Dưới con mắt của họ, những giáo lý về diệt dục, về sự thanh tịnh đều chỉ là giả dối và các ông sư dù có cạo đầu, dù có mặc áo cà sa thì cũng không thể nào là những ông phật sống thanh cao, họ vẫn chỉ là những con người với ham muốn trần tục, bản năng. Thực ra, cả hai truyện này đều không có màu sắc đả kích gay gắt mà cũng chỉ là cái cười châm biếm hài hước và cũng có phần nào cảm thông với cái phần rất con người, rất bản năng của tất cả mọi người. Điều này cũng liên quan chặt chẽ đến việc đề cao tín ngưỡng phồn thực của các cư dân nơi đây.

Đối với các chuyện mang màu sắc mê tín, người dân Văn Lang cũng nhìn chúng với con mắt châm biếm hài hước. Chẳng hạn trong truyện Dâng

sao tống hạn, các tác giả dân gian đã miêu tả chân dung một bà đồng làm

nghề cúng bái rất hài hước, châm biếm, bà là người cúng bái thần thánh nhưng thực chất chỉ là kẻ tham ăn, tham của. Sự phê phán những bà đồng, bà cốt quàng xiên này chứng tỏ rằng cư dân Văn Lang không gửi gắm niềm tin vào những thế lực siêu nhiên vô hình thông qua những việc cúng bái mê tín.

Vậy niềm tin của cư dân Văn Lang gửi gắm vào đâu? Như chúng tôi đã phân tích ở trên, niềm tin ấy trước hết bắt nguồn từ chính những thành quả lao động của họ, nghĩa là họ tin vào sức mạnh của lao động, vào khả năng của chính mình trong công cuộc chinh phục tự nhiên và bắt tự nhiên phục vụ cho đời sống của mình. Đó là điều mấu chốt xây dựng nên niềm tin của cư dân Văn Lang, một niềm tin rất thực tế và lạc quan. Chứ họ không

tin nhiều vào những thế lực tôn giáo hay siêu nhiên vô hình mang tính mê tín.

Trong khi đó, cộng đồng làng cười Văn Lang lại dành một sự ưu ái đặc biệt cho những câu chuyện về chuyện tính giao nam nữ, một biểu hiện sinh động của văn hóa tín ngưỡng phồn thực. Thực ra, những truyện cười thuộc mảng đề tài này đều mang tính châm biếm chứ không phải ca ngợi, song chúng ta cần phải hiểu rằng, khi tư duy của các cư dân ở đây đã đi qua tấm màng chắn của các tư tưởng lễ giáo Nho giáo khắt khe thì tất yếu là sự ưu ái ấy của họ sẽ bị chặn lại ít nhiều và nó chỉ còn được phép tồn tại ở tầng sâu bên dưới những con chữ chứ không thể lồ lộ ra ngoài con chữ. Điều này đòi hỏi người nghiên cứu phải tinh tế và nhạy cảm khi nắm được bản chất của tâm lý con người trong các câu chuyện kể này.

Xét một cách khách quan, nhóm truyện cười về đề tài tính giao nam nữ có thể chia làm hai nhóm: một nhóm mang tính phê phán, mỉa mai rất thậm tệ còn một nhóm thì chỉ có tính châm biếm nhẹ nhàng, gây cười là chính và dưới cái cười ấy là một sự đồng cảm, hưởng ứng thích thú của các tác giả dân gian.

Nhóm truyện mang tính phê phán mỉa mai không nhiều lắm, chỉ có vài ba truyện và chủ yếu phê phán những người phụ nữ có tính tình trăng hoa, không đứng đắn hoặc những cô gái bán hoa lại làm bộ còn trinh tiết. Truyện mang tính mỉa mai nặng nề nhất có lẽ là truyện Thùng! Thùng!

Thùng vì đề cập đến chuyện xử phạt của làng của xã với những người đàn

bà bị coi là trăng hoa. Chuyện kể về một chị chàng vốn tính lẳng lơ, đĩ thõa, khi có chồng có con rồi mà vẫn theo giai. Nhiều lần bị tuần phiên bắt nằm với giai, chị ta vẫn chứng nào tật nấy, cuối cùng chị ta bị phạt đeo hai cái thùng vòng qua cổ. Mỗi tay cầm một cái dùi trống, chị chàng bị bắt đi diễu khắp làng, vừa đi vừa gõ thùng vừa nói: “Thùng! Thùng! Thùng! Tôi đã có

truyện cũng như của cộng đồng Văn Lang là muốn những người phụ nữ đó phải thấy nhục nhã, xấu hổ vì sự lăng nhăng của mình và sự châm biếm ở đây có tính sâu cay, hơi có phần ác nghiệt hơn là chỉ để mua vui, giải trí hài hước.

Ở truyện Không hoãn được thì nội dung châm biếm không đến mức sâu cay như vậy, nhưng cũng để phê phán một người phụ nữ làm nghề bán hoa mà lại luôn tỏ ra mình là người trinh tiết để lấy giá cao của khách. Cuối cùng, chị chàng bị một ông cai vốn là khách quen lừa cho một mẻ buộc phải ăn nằm với ông với giá rẻ như bèo.

Ngoài những trường hợp đặc biệt như trên, những truyện cười còn lại về đề tài tính giao nam nữ đều chỉ mang mục đích mua vui, giải trí hài hước là chính. Những truyện thuộc nhóm này phong phú cả về đề tài và nghệ thuật gây cười, đặc biệt những chi tiết mang tín ngưỡng phồn thực xuất hiện gần như trong mọi mặt của đời sống sinh hoạt trong cộng đồng cư dân Văn Lang, từ lời ăn tiếng nói đến những quan hệ yêu đương, hẹn hò, quan hệ vợ chồng, quan hệ nhân tình nhân ngãi...

Xem xét những truyện cười như Tài sắp bữa, Một mình bảy vợ, Phụ

hồ thay, Chả phải mất tiền, Sờ cái được ngay cơ mà... chúng tôi nhận thấy

dường như những câu đùa bỡn liên quan đến chuyện tính giao nam nữ xuất hiện rất nhiều trong các câu chuyện hàng ngày, đời thường ở cộng đồng Văn Lang. Chẳng hạn như truyện Tài sắp bữa, cô gái khi được khách khen nhà có quan âm binh hay sao mà nháy mắt đã làm được mâm cỗ thịnh soạn như vậy thì cũng tếu táo nói vui “Nhà cháu có quan âm binh lại có cả quan âm hộ giúp. Chúc bủ ngon miệng” khiến cho ông khách được mẻ cười thích chí vì câu đùa dí dỏm của cô chủ nhà. Hay trong truyện Một mình bảy vợ thì người phụ nữ nói chuyện với con gà trống mà cũng như nói chuyện vợ chồng nam nữ với một người đàn ông đa thê đa thiếp, rằng “Mày cố ăn đi

mà lấy sức. Một mình mày phục vụ bẩy đứa có mệt không con. Tao thì thấy mày sướng đấy. Một mình bảy vợ”.

Chủ đề được nói đến nhiều nhất trong nhóm truyện cười này là về chuyện chăn gối của vợ chồng. Trong các truyện này, những chuyện tính giao nam nữ cũng được kể táo bạo hơn rất nhiều. Từ truyện của những cặp vợ chồng trẻ mới cưới còn đang háo hức với chuyện chăn gối (chẳng hạn

như Đỏ mặt, Đố vui, Bà này không tự giác...), đến chuyện của những cặp vợ

chồng đã quen với chuyện nam nữ (như Rửa tai, Chúng nó không giận

nhau, Cút hơn chai, Nóng giống, Khỏe như trâu...) và thậm chí có cả chuyện

phòng the của những cặp vợ chồng đã đầu bạc răng long mà vẫn thắm thiết như truyện Thuở đương thì...

Trong những truyện cười này, tình cảm vợ chồng đều được miêu tả rất thắm thiết, hòa quện và chuyện tính giao nam nữ chính là một yếu tố quan trọng để gắn kết họ. Thậm chí nhiều khi sợi dây gắn kết ấy còn giúp vợ chồng giải quyết được những trục trặc, mâu thuẫn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như trong truyện Chúng nó không giận nhau chẳng hạn, bữa ấy vợ chồng nhà nọ giận nhau ghê lắm, vợ bực mình quyết cho chồng nằm riêng nhưng anh chồng vẫn cứ sán lại ôm chặt lấy vợ mà rằng “Thôi! Thôi! Biết rồi! Nhưng tao với mày giận nhau chứ chúng nó có giận nhau đâu mà cấm chúng nó thơm nhau?!...”, và lời hối lối lại đầy vẻ tình tứ của anh chồng đã giúp cho hai vợ chồng lại mặn nồng như mọi khi.

Điều đáng nói ở đây là trong những câu chuyện này, dù tính chất phồn thực rất rõ nét và những con người Văn Lang trong đó sống rất tự nhiên với bản năng của mình, thì họ vẫn phải giữ những nét ý nhị của người phương Đông khi đề cập đến chuyện vợ chồng. Chẳng hạn như trong truyện

Nóng giống, anh chồng dù rất muốn tòm tem với vợ nhưng để chuẩn bị cho

nắng làm chói mắt, rồi anh lại kêu nằm ngoài gian khách lạnh và bảo vợ dìu vào buồng. Vào đến buồng rồi anh mới giở giọng tình tứ mà bảo vợ “Đã mấy khi cả nhà đi vắng? Mẹ hĩm biết chửa? Một cái ban ngày bằng cày xong ba mẫu ruộng”.

Nếu như các quy tắc đạo đức xã hội buộc các đôi nam nữ chỉ được phép quan hệ tính giao với nhau khi đã thành vợ thành chồng thì ở các truyện cười Văn Lang, quan hệ vợ chồng không phải là cái để quy định việc quan hệ nam nữ với nhau. Có rất nhiều truyện nói về việc trai gái hẹn hò và yêu đương nhau ngay cả khi họ chưa cưới xin mà không hề bị lên án gay gắt, thậm chí các tác giả dân gian ở Văn Lang còn có phần cổ vũ đồng tình cho những tình cảm thuận theo tự nhiên và bản năng của con người như vậy. Ta có thể thấy rõ điều thông qua các truyện Dấu bôi vôi, Khâu lại để dành,

Cái cọc mục... Trong những truyện này, ta có thể nhận rõ cái cười thích thú,

đồng tình của tác giả khi nói về sự nhanh trí, thông minh của những cặp nam nữ khi vượt qua được sự kiểm soát gắt gao của cha mẹ (như là một sự đại diện cho các lễ nghĩa đạo đức trong xã hội) để đến yêu đương nhau.

Trong số những chủ thể của các truyện tính giao này còn có một đối tượng tương đối đặc biệt, đó là những người phụ nữ đơn thân, họ là những người phụ nữ chưa chồng, muộn chồng hoặc chết chồng nhưng tuổi xuân chưa tàn, khao khát hạnh phúc cũng chưa dứt. Nếu như các lễ giáo xã hội buộc họ phải đeo bảng tiết hạnh khả phong mà kiềm chế mọi ham muốn bản năng thì các truyện cười Văn Lang lại dành cho họ cái nhìn nhân bản và rộng lượng hơn nhiều. Ở những truyện Vợ cháu đẻ, Tình tang, Ai thèm ngọc hành của nó... chẳng hạn, trong các chuyện này ta đều thấy những người phụ nữ được thỏa mãn những khát vọng bản năng của mình mà không hề bị phê phán, mỉa mai nặng nề. Đọng lại sau những truyện cười ấy, ta chỉ thấy một tiếng cười hóm hỉnh, rộng lượng mà thôi.

Các tác giả Hữu Thục và Dương Huy Thiện khi làm công tác sưu tầm các truyện cổ Văn Lang qua lời kể của các già làng đã nhận thấy “Thảng hoặc mới có một vài cụ cho là truyện nhảm nhí, hạn chế việc phổ biến, còn đa phần các cụ đều nói đây là loại truyện đem lại tiếng cười “xả láng”, “thích thú” nhất. Nghệ nhân Trần Văn Trục đã nói với chúng tôi, hồi cụ còn đi làm đội sản xuất của hợp tác xã, loại truyện này được bà con kể cho nhau nghe nhiều nhất và cũng “hào hứng” nhất. Cụ còn cho biết khi đó, cụ Nguyễn Văn Ngũ kể Thuở đương thì đã làm cho các bà, các chị cười bò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 54)