Đặc điểm của truyện cười nói chung và sắc thái riêng của truyện cườ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 27)

5. Bố cục luận văn

2.1 Đặc điểm của truyện cười nói chung và sắc thái riêng của truyện cườ

truyện cười của làng cười Văn Lang.

Trong kho tàng văn học dân gian, chúng ta có thể bắt gặp lối nói hài hước hay những tình huống mang tính trào phúng ở rất nhiều thể loại, chẳng hạn như ca dao, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, cổ tích... đều có thể bắt gặp ít nhiều yếu tố gây cười. Vậy thì truyện cười là gì và dựa trên những đặc điểm đặc trưng nào để phân biệt nó với các thể loại văn học dân gian khác? Hiểu một cách đơn giản nhất, truyện cười “là những truyện làm cho con người ta cười. Có thể là cười mỉm, nhưng thường là cười giòn giã (...) Truyện cổ tích nhiều khi cũng đã có yếu tố gây ra tiếng cười. Tuy nhiên tiếng cười ở đây chỉ có vai trò điểm xuyết làm cho truyện thêm duyên dáng đậm đà mà thôi chứ không chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển của truyện. Giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười thì có sự thâm nhập sâu hơn. Tuy nhiên, truyện ngụ ngôn nói chung không nhằm mục đích gây ra tiếng cười. Truyện cười, trái lại, bao giờ cũng nhằm mục đích ấy. Đằng sau mục đích gây ra tiếng cười, có thể còn có mục đích khác sâu sắc hơn. Nhưng trước hết phải đạt mục đích gây cười đã.” [18, 362].

Dựa vào tính chất gây cười của mỗi truyện cười mà chúng ta có thể xếp chúng vào loại truyện khôi hài, truyện trào phúng hoặc truyện đả kích. Truyện khôi hài là những truyện kể ra chỉ nhằm mục đích mua vui là chính. Cái cười ở đây đơn giản, vô tư, chỉ nhằm cốt làm sao cho người nghe thấy buồn cười, phải phá lên cười là được. Những truyện khôi hài thường không nhiều lắm, bởi vì thường thường các tác giả dân gian hay gửi gắm vào những câu chuyện cười của mình những mục đích khác sâu xa hơn, đó chính là mục đích của những truyện trào phúng và truyện đả kích.

Truyện trào phúng thường hướng vào việc phê phán những thói hư tật xấu, những việc chướng tai gai mắt trong xã hội, trong cộng đồng. Chẳng hạn như thói keo kiệt, bủn xỉn của gã hà tiện trong truyện Ba quan thôi!, cái cười bật ra từ sự keo kiệt đến mức chết đến nơi rồi còn mặc cả kỳ kèo của gã tất nhiên nghe rất hài hước, nhưng ẩn sâu dưới tiếng cười ấy là cái nhìn mỉa mai, châm biếm của các tác giả dân gian. Truyện trào phúng vì vậy thường là có ý nghĩa đấu tranh xã hội.

Cũng là đấu tranh với cái xấu, cái ác nhưng ở truyện đả kích thì sự đấu tranh ấy mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Thái độ của những tác giả dân gian trong các truyện đả kích thường rất sâu cay, thâm thúy và toát lên trên tiếng cười đả kích ấy là mong muốn được vạch trần bộ mặt thật của những kẻ xấu xa, mà ở đây thường là những kẻ áp bức bóc lột, là giai cấp thống trị trong xã hội cũ.

Về mặt tác phẩm, chúng ta cũng có thể phân biệt truyện cười thành hai loại, đó là loại truyện cười đơn lẻ và loại truyện cười xâu chuỗi. Truyện đơn lẻ là những truyện đứng độc lập một mình, như một tác phẩm văn học dân gian độc lập. Còn truyện xâu chuỗi là những truyện có liên quan đến nhau thành một nhóm truyện, trong đó truyện nọ móc xích, quan hệ qua lại với truyện kia ở một hoặc nhiều chi tiết chung.

Nhìn vào hệ thống truyện cười của làng cười Văn Lang, chúng tôi nhận thấy những truyện cười ở đây có đầy đủ các đặc điểm của truyện cười vừa được kể ra ở trên. Trước hết, kho tàng truyện cười Văn Lang có đầy đủ các tiểu loại truyện cười như khôi hài, trào phúng và đả kích. Điều đặc biệt của các truyện cười Văn Lang là số lượng truyện khôi hài ở đây rất lớn, sau đó mới đến các truyện trào phúng còn những truyện đả kích mang tính châm biếm sâu cay thì không nhiều lắm. Truyện cười Văn Lang cũng có cả những truyện cười xâu chuỗi và những truyện cười riêng lẻ và số lượng những truyện cười xâu chuỗi thì có phần nhiều hơn so với ở các làng cười khác. Những đặc điểm này của truyện cười Văn Lang đều liên quan chặt chẽ đến những đặc điểm nhân học văn hóa của làng cười Văn Lang mà chúng tôi ở phần sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)