5. Bố cục luận văn
2.3.2. Đời sống lao động và sinh hoạt của con người làng cười Văn
lịch sử cũng như tính cách, lối suy nghĩ của những con người trong cộng đồng này. Điểm nổi bật nhất trong tích cách và tư tưởng của người dân Văn Lang là niềm tự hào của họ về truyền thống “cả làng nói khoác”, về tài tiếu lâm “đệ nhất thiên hạ” của dân làng mình. Tiếng cười không chỉ để mua vui, tiếng cười với họ còn là cách họ thể hiện trí tuệ, tài năng và sự ứng biến nhanh nhẹn, thông minh của mình trong cuộc sống.
Ở một khía cạnh khác, người dân làng Văn Lang cũng có niềm tự hào về dòng họ rất sâu sắc, một đặc điểm tâm thức gắn bó chặt chẽ với lịch sử phát triển lâu đời của làng khiến cho nơi đây hình thành những cấu trúc dòng họ vững chắc. Trong các truyện cười của làng cười Văn Lang, ta rất thường hay bắt gặp hình ảnh “ông tổ nhà qua”, “cụ tổ nhà qua” với tài năng ứng đối sắc xảo, nhanh trí.
Có thể nói, tinh thần tự hào của một ngôi làng mà “tên làng được đặt theo tên nước” trở thành một điểm đặc trưng trong tâm lý và cách suy nghĩ, ứng xử của những con người sống trong cộng đồng làng cười Văn Lang. Chính điều này làm nên một điểm rất đặc sắc trong tiếng cười Văn Lang nói riêng và trong tâm thức cộng đồng ủa những cư dân làng cười Văn Lang nói chung.
2.3.2. Đời sống lao động và sinh hoạt của con người làng cười Văn Lang. Văn Lang.
Như chúng ta đã biết, hoạt động sáng tác văn học dân gian nói chung và truyện cười nói riêng không tách rời như một quá trình sáng tác nghệ thuật độc lập, chuyên nghiệp giống như văn học viết, mà diễn ra song song với những hoạt động khác của con người. Mối quan hệ đó, nghĩa hẹp
mối gắn bó chặt chẽ của văn học dân gian với mọi mặt đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động và tham gia vào những sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của sinh hoạt đời sống.
Đời sống của văn học dân gian gắn liền với một môi trường sinh hoạt nhất định của văn học dân gian. Vì lẽ ấy, hơn bất cứ loại hình văn học nào, văn học dân gian là một loại hình “văn học sinh hoạt”. Do đó, khi nhìn vào những truyện cười của làng cười Văn Lang, chúng ta sẽ thấy được bức tranh rất sinh động về đời sống lao động và sinh hoạt của những con người Văn Lang.
Để tìm hiểu về bản chất của một cộng đồng người thông qua đời sống lao động và sinh hoạt của họ, trước hết, chúng ta cần xem xét đến sự thích ứng của họ với môi trường sống tự nhiên. “Trong Nhân học văn hóa, một trong những cách nắm bắt văn hóa chính là quan điểm coi “văn hóa là một hệ thống thích ứng với môi trường xác định nào đó” (Radcliffe Brown). Sự thích ứng với môi trường của loài người bắt đầu từ việc tìm cách đảm bảo nguồn sống về ăn, mặc, ở. Quá trình và phương pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên vào việc thoả mãn các nhu cầu sinh tồn thiết yếu này đã biến đổi rất nhiều trong các hình thái kinh tế như săn bắt, hái lượm, du canh, du mục, định canh, thâm canh và nông nghiệp tập trung, thậm chí cả trong nền nông nghiệp đã được công nghiệp hóa cao độ...” [20, 19].
Ở khía cạnh này, có một bộ phận không nhỏ các truyện cười của làng cười Văn Lang đã phản ánh về công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người nơi đây. Qua những truyện này, chúng ta có thể thấy được một thiên nhiên cũng vô cùng khắc nghiệt với rừng sâu núi hiểm và thú dữ luôn đe dọa cuộc sống của những người làng Văn Lang nhưng chính trong điều kiện đó, con người nơi đây lại cất lên những tiếng cười vui vẻ, ngạo nghễ để ca ngợi sức mạnh và tài năng, ý chí của họ trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để phục vụ cho đời sống của mình. Một số truyện tiêu biểu mà
chúng ta có thể kể đến là Thút thít... thịt nó đốt, Võ mèo, Miếng dập ngực, Bóp vỡ họng gấu, Bắt sống trăn gió, Độc trị độc...
Một số truyện cười thuộc nhóm này lại mang ít nhiều màu sắc cổ tích. Chẳng hạn ở Thút thít... thịt nó đốt, mới đầu có vẻ giống như một truyện cổ tích về loài vật. Trong câu chuyện này lại ẩn chứa một mã văn hóa cổ, ấy là khi con người chưa tách ra khỏi tự nhiên bởi vì hổ cũng nói được tiếng người và người còn sống chung, kết bạn với hổ. Nhưng ẩn sâu dưới câu chuyện đó lại là tiếng cười vui sướng của con người khi thấy mình đang dần thoát khỏi tự nhiên, đang tự khẳng định vị thế của mình trước các thế lực tự nhiên khác để vươn lên thế chủ động trước thiên nhiên hay nói cách khác là đang dần làm chủ thiên nhiên.
Ở những truyện tiếp theo Miếng dập ngực, Bóp vỡ họng gấu, Bắt
sống trăn gió, Độc trị độc..., sự làm chủ tự nhiên của con người càng được
thể hiện rõ hơn qua tiếng cười rất sảng khoái của người dân Văn Lang trước cái cách phi thường mà cha ông họ đã trừng trị thú dữ. Qua những câu chuyện này, hình ảnh con người Văn Lang hiện lên rất mạnh mẽ, đầy sức vóc với những thế võ độc đáo, phi thường như miếng võ “dập ngực” độc chiêu, một tay mà “bóp vỡ họng gấu”... Những chi tiết này mang nhiều yếu tố phóng đại, hài hước nhưng qua đó cũng thể hiện tinh thần làm chủ thiên nhiên rất mạnh mẽ của con người Văn Lang.
Những tiếng cười ở dạng này rất hồn nhiên, chất phác, giống như những câu chuyện vui giữa những lúc lao động vất vả của những người dân làng. Thực tế cũng chứng minh càng trong những môi trường lao động cực nhọc, nguy hiểm, con người lại càng có nhu cầu được giải trí, được cười vui để tự động viên và cổ vũ tinh thần cho nhau. Điều này phản ánh tinh thần rất lạc quan của nhân dân lao động nói chung và người dân làng Văn Lang nói riêng.
Trong các truyện cười về đề tài lao động sản xuất của người dân Văn Lang, có một nhóm truyện đề cập rất cụ thể đến những công việc lao động hàng ngày của các cư dân miền núi như Tổ ong rừng, Đi chơi xem
ngày lấy may, Chuyện rủi, Cái may... Tính chất địa phương mang tính thổ
nhưỡng đặc trưng qua các công việc như lấy mật ong rừng, bẫy gà rừng, bẫy cáo... Đặc biệt, qua các câu chuyện này, mặc dù các chi tiết đã được xây dựng qua lăng kính phóng đại thì chúng ta vẫn có thể nhận ra dấu vết về một thời kỳ mà sản vật tự nhiên của rừng núi rất dồi dào và thiên nhiên đã rất ưu ái với những con người ở đây. Chẳng hạn trong truyện Đi chơi xem ngày lấy may chẳng hạn, nhân vật đã kể lại “Hôm nay đi rừng, tôi gài cái bẫy gà ở bìa rừng, vào trong nương làm lụng một hồi rồi về. Lúc qua bìa rừng, tôi thấy trong bẫy mắc lúc lỉu gà và cáo. Thì ra thấy gà vào, cáo đến bắt, cáo và gà cùng sa bẫy, thế là được cả gà và cáo. Đang lúc bí vì chẳng có cái gì đựng, tôi đành đi kiếm một đoạn dây rừng để buộc thì nhìn thấy một dây thiếu mật. Kéo dây thiếu mật, tôi lại vớ được một tổ ong khoái to hơn cái chõ đồ xôi cỡ đại...”.
Trong khi kể lại các câu chuyện hài hước về đời sống lao động hàng ngày của mình, những truyện cười Văn Lang cũng chứa đựng nhiều mã văn hóa về cách thức làm ăn sinh sống của cộng đồng Văn Lang suốt quá trình lịch sử. Chẳng hạn như trong truyện Chuyện rủi, ta có thể thấy được những phương thức sản xuất rất cổ khi con người còn ở thời kỳ săn bắt hái lượm và tận dụng trực tiếp tự nhiên. Ở đây là việc đóng trại nuôi trâu ngay trong rừng không cần làm chuồng tử tế, không cần người chăn thả mà thả trâu ngay trong rừng để trâu tự tìm kiếm thức ăn, đến mùa gặt lại hối trâu về để làm ruộng.
Bên cạnh những công việc lao động gắn với đặc trưng về thổ nhưỡng là vùng trung du thì cư dân Văn Lang, cũng như cư dân Việt ở các vùng khác, còn gắn bó với việc trồng lúa và nền văn minh lúa nước được thể
hiện khá phong phú trong kho tàng truyện cười của họ. Đọc các truyện cười Văn Lang, ta có thể thấy rất nhiều chi tiết liên quan đến việc cấy cầy và những sản vật, thành tựu lao động từ việc canh tác lúa gạo mang lại cho con người.
Chẳng hạn như đề tài về “con trâu”, đối với cư dân trồng lúa nước thì con trâu không chỉ là một vật nuôi mà nó còn trở thành một tài sản, một công cụ lao động quan trọng, “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trong kho tàng truyện cười Văn Lang, chúng ta có thể thống kê được gần một chục truyện nói về con trâu hoặc nhắc đến con trâu. Trong đó, ta có thể thấy được từ những kinh nghiệm chọn trâu, nuôi trâu đến cách người Văn Lang bảo vệ ông trâu của mình thế nào. Trong truyện Cày về sớm là những kinh nghiệm để chọn được ông trâu tốt “Mõm bồ đài, tai lá mít, đít lồng bàn, vai nhô ngang, chân bước khuỳnh”. Còn trong những truyện Con đỉa trâu, Đỉa ở ao đình, chúng ta lại thấy cách người dân ở đây đã tìm cách bảo vệ ông trâu của mình quyết liệt thế nào, họ đã quyết “tát mãi bể Đông cũng cạn” để tát cạn ao bắt đỉa đang hút máu ông trâu của mình.
Trong cuộc sống lao động của mình, không chỉ khuất phục tự nhiên để làm chủ nó hay sử dụng tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình mà những người dân làng Văn Lang nói riêng cũng như những cư dân nông nghiệp nói chung còn biết cách tiêu diệt những thành phần tự nhiên gây hại tới đời sống sản xuất của họ để bảo vệ những thành quả lao động của mình. Những truyện cười của làng cười Văn Lang về đề tài diệt chuột, bọ, cua, dế, chim... để bảo vệ đồng lúa, bảo vệ mùa màng không phải là ít. Họ sẵn sàng tiêu diệt hết những thứ đã gây hại tới thành quả lao động mà họ phải vất vả để có được. Điều này đã cho thấy tâm lý rất quyết liệt và tinh thần đấu tranh triệt để của cộng đồng làng cười Văn Lang.
lăng kính của các câu chuyện tếu táo. Lạc quan cũng chính là nét tâm lý phổ biến mà chúng ta sẽ gặp trong các câu chuyện cười của Văn Lang. Đặc biệt như trong truyện Dế hãy còn non, ở cuối truyện cười này còn có sự xuất hiện của một đoạn thơ rất hài hước khi nói phóng đại về sự phá hoại của loài dế tới nương sắn:
Dế ăn từ xóm Liên Trì Ăn qua Tứ Mỹ ăn về Thanh Sơn
Ấy là dế hãy còn non
Dế mà đủ cánh dế còn ăn xa Hoặc có dị bản khác là:
Con dế ở đất Văn Lang Ăn từ gò Chọi ăn sang gò Tròn
Thế mà dế hãy còn non Dế mà đủ cánh thì còn ăn xa
Cũng về nội dung nói về đời sống lao động sản xuất, bên cạnh nhóm truyện miêu tả lại các phương thức lao động, các quá trình lao động thì còn một nhóm truyện nữa nói về các sản vật của quê hương, những thành quả của quá trình lao động, sản xuất. Và có lẽ tinh thần lạc quan trong tâm lý của cộng đồng làng cười Văn Lang thể hiện rõ nét hơn qua chùm truyện cười này.
Là một vùng trung du nên ngoài những sản vật thường có như ở những vùng trồng lúa nước khác, người dân Văn Lang còn có nhiều sản vật đặc trưng của núi rừng quê hương. Nhìn vào nội dung của các truyện cười trong nhóm này, ta có thể thấy rõ sự phong phú của các sản vật của cộng đồng cư dân làng Văn Lang. Bảng thống kê dưới đây sẽ chứng minh một cách cụ thể về sự phong phú này:
STT Nhóm sản vật Tên sản vật Tên truyện nhắc đến sản vật Số lượng truyện 1. Cây lương thực (11 truyện)
Lúa gạo Xôi dẻo Lúa nếp đìn Chốn dinh
3
2. Khoai Khoai dẻo
Khoai nước Khoai sọ lủi Ba lần hú vía
Những chuyện về anh cu Dưng
5
3. Sắn Củ sắn xuyên qua đường 24
Giống sắn nghệ
Những chuyện về anh cu Dưng Tai nạn giao thông
4 4. Cây hoa màu (9 truyện) Bí, mướp Trâu húc nhau Ba lần hú vía Quả mướp hương
3 5. Su hào Su hào bánh xe 1 6. Các loại rau Ngọn rau muống Giống rền quý Cây rau rền Cây cải canh Tàu ráy
5
7. Cây ăn quả
(8 truyện)
Đu đủ Thuyền đu đủ 1
8. Dứa Dứa gò sui
Vườn gỗ lem
2
10. Chuối Cây chuối 1 11. Cau Cau nhà Vẫn ngồi xổm 2 12. Ớt Ớt cay 1 13. Cây rừng (3 truyện)
Cây sim Cây sim 1
14. Gỗ Vườn gỗ lem 1 15. Củi Củi nỏ lắm 1 16. Thủy sản (12 truyện) Cá Ba lần hú vía
Ăn cá không phải giở mình Suýt cháy nhà
Cá mắm thính bà Lừng
4
17. Lươn Con lươn đồng 1
18. Ếch Con ếch cốm 1 19. Tôm Con vện Tôm dậm Con tôm càng Tôm đồng Liên Trì 4
20. Cua Hang cua
Cua hay bò
2 21. Gia súc
gia cầm
(6 truyện)
Gà Gà trống gáy đạp gãy văng trâu
Con gà đậu gãy văng thành ngạnh Cộp... cộp... Gà bay Gà đá chết lợn 5 22. Trâu Cày về sớm 1
rừng
(7 truyện)
Cái may
24. Hổ Miếng dập ngực 1
25. Gấu Bóp vỡ họng gấu 1
26. Trăn Bắt sống trăn gió 1
27. Ong
rừng
Độc trị độc Tổ ong rừng
Đi chơi xem ngày lấy may Cái may
4
28. Cáo
rừng
Đi chơi xem ngày lấy may Cái may
2
Qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy nhóm truyện về các sản vật do con người canh tác, sản xuất được nhiều hơn nhóm truyện về những sản vật sẵn có trong tự nhiên. Điều này cho thấy mặc dù Văn Lang là vùng trung du có những sản vật tự nhiên rất phong phú nhưng con người nơi đây cũng lao động rất cần cù chịu khó và họ tự hào về những thành quả lao động mà mình gặt hái được.
Cũng như những truyện nói về sản vật của các vùng quê khác, những truyện cười Văn Lang ở nhóm này thường sử dụng thủ pháp thậm xưng, phóng đại để kể về các sự vật. Sự dẻo thơm của hạt gạo thì đến mức “dính trên ngọn tre không rụng” (truyện Xôi dẻo), khoai lang thì vừa to như con trâu mộng lại vừa dẻo ngon đến độ “lôi tuột cả hàm răng xuống bụng” (truyện Ba lần hú vía, Khoai dẻo), bí cũng to như những con bò vàng và lớn nhanh như thổi đến độ khi chúng thi nhau lớn, mọi người lại cứ ngỡ có đàn bò đang vật nhau tung bụi mù trời (truyện Ba lần hú vía), một con cua có thể nấu riêu cho cả hai chục người ăn (truyện Cua hay bò), cá mè thì béo đến mức người ta ăn cá xong mà vô ý nhổ nước bọt vào đám than đã gần tàn
mà mỡ cũng bén than làm lửa bốc lên phừng phừng đến mức suýt gây cháy nhà (truyện Suýt cháy nhà)... Hầu hết các sản vật khác cũng đều được nhìn qua lăng kính phóng đại hài hước như vậy.
Phân tích về nghệ thuật phóng đại khi kể truyện cười nói về các sản vật của người dân Văn Lang, tác giả Triệu Hồng trong bài viết Các nhân tố giao tiếp trong truyện cười Văn Lang đã khái quát “Trong lao động sản xuất, họ tiếp xúc với thực vật như lúa, khoai, sắn, bí, bầy, đu đủ, nhãn, bưởi, chuối, rau, trà, mướp, su hào, rau muống, rau dền, cải canh, gáy, gỗ lim, sim. Tiếp xúc với động vật như cá, lươn, ếch gà. Có thứ có sẵn trong tự nhiên, có thứ phải nuôi trồng song chúng đều được người dân phóng đại, cường điệu thành ra những sản vật quý hiếm, quá to, quá cao, quá nặng, hết