5. Bố cục luận văn
3.2. Làng trạng Vĩnh Hoàng, Quảng Trị
Vĩnh Hoàng là một tên xã thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Bình Trị Thiên cũ. Từ năm 1955 đến nay, Vĩnh Hoàng được chia thành các xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Tú, Vĩnh Nam và một phần của xã Vĩnh Kim hiện nay. Về mặt địa lý hành chính là vậy, song trong tâm thức dân gian thì cái tên Vĩnh Hoàng vẫn luôn tồn tại bởi nó gắn liền với “làng trạng Vĩnh Hoàng”.
Vĩnh Hoàng cũng giống như nhiều vùng đất miền Trung, đất đai cằn cỗi, thiên nhiên khắc nghiệt nên đời sống của nhân dân rất cực khổ. Trong tiềm thức dân gian của người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ lại những
diếp”, “ăn xôi rắn”, “nón rổ quai mây”, “quần chó táp đứng”... Một cuộc sống thiếu ăn thiếu mặc quanh năm, ăn thì ăn chủ yếu là khoai là sắn, mặc thì mặc “quần chó táp đứng” nghĩa là chó muốn táp thì phải đứng lên người mới táp được. Nhưng chính trong cuộc sống cực khổ đó, người dân nơi đây đã dùng tiếng cười để xua tan cực nhọc, để tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống, chiến thắng hoàn cảnh.
Trong kho tàng truyện trạng Vĩnh Hoàng, chúng ta có thể thấy rõ niềm tự hào của cộng đồng ở đây về trí tuệ thông minh, nhanh nhẹn và ý chí lao động bền gan bền chí của họ. Những truyện cười ca ngợi các sản vật, các thành quả lao động của vùng đất Vĩnh Hoàng và ca ngợi trí tuệ, ý chí của những con người Vĩnh Hoàng trong đời sống sinh hoạt và công cuộc lao động, chiến thắng tự nhiên chiếm một số lượng rất lớn.
Ở chủ đề nói về các sản vật, truyện trạng Vĩnh Hoàng cũng chủ yếu sử dụng nghệ thuật phóng đại như truyện cười ở các làng cười khác, vừa để ca ngợi tự hào về thành quả lao động của mình lại cũng vừa thể hiện mơ ước của cả cộng đồng về một cuộc sống no ấm, ruộng vườn tươi tốt. Các sản vật được nhắc đến trong các truyện cười này cũng là những đặc sản nổi tiếng nhất của Vĩnh Hoàng, đó là quả dưa hấu (trong các truyện Bắt bọp!... bắt
bọp..., Heo chui trong dưa, Trái dưa được mủng...), là cây khoai, cây sắn
(trong các truyện Khoai đi hai tỉnh, Sắn Vĩnh Hoàng...) , là các loại cá ở bàu Thủy Ứ nổi tiếng (trong các truyện Cá đô bốn món, Con cá ăn hai năm
không hết, Đầu cá đôi chẻ ba làm bếp...).
Bên cạnh đó, làng trạng Vĩnh Hoàng có một mảng đề tài rất đặc biệt để ca ngợi trí tuệ và ý chí kiên cường của nhân dân Vĩnh Hoàng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đồng thời nhạo báng, mỉa mai bọn đế quốc. Các truyện tiêu biểu của chủ đề này là Dưa đổi mũ, Nồi cám heo đổi được máy bay Mỹ, Cho chỉnh bá quần, Túm bắp đuôi máy bay Mỹ,
của người dân Vĩnh Hoàng trong đó vừa mưu trí, vừa dũng cảm lại khỏe mạnh đến phi thường. Chẳng hạn như trong truyện Túm bắp đuôi máy bay Mỹ thì chỉ bằng hai bàn tay không, anh thanh niên Vĩnh Hoàng đã tóm được cả một cái máy bay Mỹ.
Điều này liên quan mật thiết đến lịch sử của làng trạng Vĩnh Hoàng nói riêng và vùng đất Bình Trị Thiên xưa nói chung. Nơi đây vẫn được coi như “chảo lửa” của chiến tranh, nơi quân giặc đánh phá vô cùng ác liệt, và cũng trên mảnh đất này đã hun đúc nên rất nhiều tấm gương yêu nước xả thân vì tổ quốc. Tinh thần yêu nước, cụ thể hơn là ý chí kiên cường khi chiến đấu với quân giặc đã làm nên một nét tính cách rất đặc trưng của con người Vĩnh Hoàng.
Mặc dù đề cập đến một chủ đề mang tính chất nghiêm túc như chiến tranh nhưng dưới cái nhìn của người dân Vĩnh Hoàng thì đó lại không phải là những câu chuyện “lên gân” hoành tráng mà vẫn dí dỏm hài hước. Chẳng hạn như ở truyện Khoai đi hai tỉnh, câu chuyện kể về việc cô cấp dưỡng nhận lệnh cấp trên phải nấu cơm nhanh, đúng giờ để cho bộ đội ăn sớm còn lấy sức trực chiến với kẻ thù. Nhưng mọi người đợi mãi mà chưa thấy cơm đâu, tình hình có vẻ căng thẳng thì lời giải thích lại được đưa ra một cách hết sức hài hước “Theo lệnh thủ trưởng út nấu cơm sớm. Cơm chín thì út tranh thủ bắc nồi nước luộc rau rồi chạy ra đám khoai của đơn vị hái nắm đọt vào luộc. Ai ngờ khoai của mình bò qua cả bên đất Quảng Bình. Theo mấy dây khoai út cứ đi mãi, đi mãi ra tận ngoài Sen Hạ mới hái được nắm đọt... Thủ trưởng thông cảm cho, tại vì hái nắm đọt khoai mà phải đi hai tỉnh”.
Điều thú vị ở đây là khi kể lại câu chuyện có yếu tố phi phàm này, giọng kể của người dẫn chuyện lại hết sức thản nhiên, bình thường, cứ như đó chỉ là chuyện thường ngày ở đất trạng này mà thôi. Đây cũng là một nét
Nghệ thuật gây cười chủ yếu trong các truyện trạng Vĩnh Hoàng là nghệ thuật phóng đại, không sử dụng những phương thức chơi chữ, lý lẽ lắt léo như những truyện cười của các làng cười phía Bắc. Điều này cũng phản ánh tính cách thẳng thắn, phóng khoáng, khí khái của những con người miền Trung nơi làng trạng này.