Lịch sử làng cười Văn Lang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 34)

5. Bố cục luận văn

2.3.1.Lịch sử làng cười Văn Lang

Văn Lang là một làng cổ mang tên nước thời Hùng Vương, nằm trong vùng văn hóa dân gian đất tổ Hùng Vương, Phú Thọ. Làng Văn Lang xưa, nay có tên hành chính là xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Các cụ già trong làng thường kể về truyền thuyết lập làng như sau: Truyền thuyết kể rằng xưa kia Vua Hùng cùng các lạc tướng đi săn có hạ trại nghỉ ngơi ở vùng đất này suốt ba ngày ba đêm. Thấy phong thủy hữu tình, đất lành mây đậu, anh hoa phát tiết, nhà vua lấy làm rất đắc ý mà truyền cho các lạc tướng đưa dân tới lập làng, khai khẩn đất đai và chẳng bao lâu sau thì vùng đất này trở nên đông đúc, sung túc, khiến nhà vua rất hài lòng và đã quyết định đặt tên cho làng là Văn Lang, trùng với tên nước bấy giờ là Văn Lang.

Về cách lý giải tên làng Văn Lang, người dân ở đây còn có một số kiến giải khác nữa, song một điều có thể chắc chắn là Văn Lang là một ngôi làng có lịch sử rất lâu đời. Làng Văn Lang, cùng với tám làng nữa hợp thành tổng Văn Lang, là một địa dư đã được Nguyễn Trãi nhắc đến trong sách

địa chí. Cuốn sách nói rằng, trải qua hàng ngàn năm, Văn Lang đã có những thay đổi về mặt tên gọi hành chính qua các thời kỳ như sau:

- Thời Hùng Vương dựng nước, Văn Lang thuộc bộ Văn Lang - Đến đầu công nguyên, Văn Lang thuộc Mê Linh, quận Giao Chỉ - Từ thế kỷ III đến thế kỷ V, Văn Lang thuộc Phong Châu thừa hóa quận (gọi tắt là quận Phong Châu).

- Thời Lý (thế kỷ XI – XII), Văn Lang thuộc châu Chân Đăng, lộ Tam Giang.

- Thời Trần (thế kỷ XIII – XIV), Văn Lang thuộc huyện Cổ Nông, châu Đà Giang, lộ Tam Giang.

Như vậy, rõ ràng là, làng Văn Lang cùng với các tầng lớp văn hóa dân gian thuộc tính của nó đã hình thành và có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Chính lịch sử lâu đời này đã tích lũy nên một kho tàng văn học dân gian dồi dào của cư dân trong làng, trong đó nổi bật hơn cả là các truyện cười, đúng như câu nói “Văn Lang cả làng nói khoác”.

Nói đến làng cười Văn Lang với cái nôi văn hóa dân gian lâu đời cũng cần đặt nó trong tổng thể của một môi trường văn hóa dân gian rộng hơn một chút là tổng Văn Lang. Tổng Văn Lang xưa có chín làng và cả chín làng này đều có những lễ hội dân gian đặc sắc cũng như kho tàng văn học dân gian phong phú. Điều đặc biệt ở đây là bên cạnh sự phong phú đó thì tính chất chuyên biệt trong sáng tác văn học dân gian ở tổng Văn Lang cũng là một điều rất lý thú. Nếu Văn Lang là làng cười “cả làng nói khoác” thì Cổ Tiết là cái nôi của các câu chuyện cổ tích và truyền thuyết còn Nam Cường lại nổi danh với việc sản sinh ra các câu hát Ghẹo giao duyên tình tứ mượt mà. Ba ngôi làng này đã tạo nên “dáng vóc văn hóa thế chân vạc mà không nơi nào có được” ở tổng Văn Lang [3, 23].

Bởi thế, nghiên cứu về làng cười Văn Lang, về bản chất của con người Văn Lang thể hiện trong những truyện cười ấy, nhất thiết ta phải đặt

nó vào tổng thể khu vực lịch sử - văn hóa của tổng Văn Lang nói chung. Không gian văn hóa dân gian lâu đời và giàu tính sáng tạo của vùng đất Văn Lang ấy đã tác động và ảnh hưởng đến tâm lý sáng tạo và việc sản sinh những truyện cười của người dân làng Văn Lang.

Lịch sử lâu đời của làng Văn Lang đã hình thành nên những cấu trúc vững chắc trong quan hệ họ hàng và tổ chức thân tộc của các dòng họ trong làng. Vì vậy mà niềm tự hào về dòng họ, về cụ tổ trở thành một nét tâm lý nổi bật ở những người dân làng Văn Lang các thế hệ. Niềm tự hào về kỳ tích vẻ vang của tổ tiên, dòng họ có thể thấy rõ qua các truyện cười như

Miếng dập ngực (do cụ Trần Phúc Cảnh kể), Bóp vỡ họng gấu (do cụ Phó

Phao kể), Bắt sống trăn gió (do cụ Hán Văn Trứ kể)... Trong những câu chuyện này, motif phổ biến là câu chuyện “cụ tổ nhà qua” đã chiến thắng được mãnh thú oai hùng thế nào.

Trong truyện Miếng dập ngực là chuyện cụ tổ nhà ông Phó Kệp cùng với con trai đã giết được con hổ xám hung ác một cách rất tài tình bằng ngón đòn “miếng dập ngực”. Yếu tố phóng đại hài hước ở truyện này không đậm nét mà hơi thiên về hướng truyền thuyết và mang cảm hứng tự hào. Ở hai truyện Bóp vỡ họng gấu Bắt sống trăn gió, yếu tố phóng đại để gây tiếng cười đậm nét hơn. Trong cả hai truyện này, các ông “cụ tổ nhà qua” đều làm được những việc hết sức phi phàm như dùng tay không mà quần thảo với gấy dữ rồi bóp chết được nó hoặc là một mình bắt được con trăn dữ khổng lồ mà “riêng xương của nó nấu cũng được gần hai chục lạng cao”... Nhưng nhìn chung lại, ở những truyện cười này, yếu tố gây cười không quá đậm nét mà mục đích chủ yếu của những người Văn Lang khi sáng tạo nên những câu chuyện trên là để ngợi ca tổ tiên dòng tộc mình. Tiếng cười ở những truyện này mang sắc thái hào sảng, vui vẻ, ngợi ca.

người đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên tính cách và ý thức của mỗi cá nhân trong tập thể đó. Con người từ khi sinh ra đến khi chết đi bao giờ cũng có những mối liên hệ thường xuyên với những người khác. Nói theo ngôn ngữ của Nhân học, trong quá trình sinh sống và ngay cả sau khi đã lìa xa cõi đời, con người vẫn nằm trong “những mắt võng” – quan hệ nối liên kết mọi người với nhau. Trong các mối liên hệ đó, trong phạm vi của một ngôi làng như làng cười Văn Lang thì quan hệ họ hàng, thân tộc trở thành một “mắt võng” quan trọng. Niềm tự hào của những người dân làng Văn Lang gửi vào những tiếng cười hào sảng của họ khi kể các câu chuyện về “ông tổ nhà qua” là một minh chứng rõ ràng cho điều đó. Khi tìm hiểu về lịch sử làng cười Văn Lang, chúng tôi được biết trong làng có rất nhiều dòng họ lớn, có phả hệ nhiều đời và các lớp con cháu sau này cũng rất có ý thức trong việc giữ gìn gia phả, truyền thống của tổ tiên. Bốn dòng họ lớn nhất ở Văn Lang có thể kể đến là Cù – Bùi – Hán – Nguyễn.

Có thể nói, niềm tự hào về dòng họ, mối quan hệ thân tộc giữa những người cùng dòng họ với nhau đã tạo nên một nét đặc trưng trong tâm thức của người làng Văn Lang. Thực ra, đây cũng là một hiện tượng phổ biến trong ý thức hệ của nhiều cộng đồng người Việt, bởi nhìn bao quát thì quan hệ họ hàng, thân tộc là một quan hệ rất quan trọng đối với người Việt. Kiểu quan niệm “một giọt máu đào hơn ao nước lã” đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt. Đặc biệt, ở những cộng đồng cư trú có lịch sử lâu đời và thành phần cư dân không bị biến động nhiều như ở làng cười Văn Lang, nơi mà mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có truyền thống phả hệ lâu đời, thì tâm thức đó lại càng thể hiện rõ nét. Khi có dịp tiếp xúc với những người dân Văn Lang, chúng tôi có thể cảm nhận rõ ràng sự tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống “cả làng nói khoác” của các thế hệ cư dân ở đây, từ cụ già đến trẻ nhỏ.

Làng Văn Lang thì đã xuất hiện từ rất lâu song dĩ nhiên phải một thời gian lâu sau đó nó được định hình thành làng cười Văn Lang. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định được câu nói “Văn Lang cả làng nói khoác” ra đời từ thời kỳ nào và tiếng tăm nói khoác nổi tiếng của người dân làng Văn Lang bắt đầu có từ khi nào, nhưng có thể chắc chắn một điều là ý thức của người Văn Lang về việc làng mình có tài nói khoác nổi tiếng từ ít nhất xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ XVIII, vào thời nhà Nguyễn.

Trong truyện cười Trạng Phét, có chi tiết nhắc đến phủ Hưng Hóa, là một địa danh được hình thành trong thời nhà Nguyễn. Chuyện kể về một viên quan hách dịch về nhậm chức ở phủ Hưng Hóa, nghe đồn làng Văn Lang nói phét có sách liền đến tận nơi xem sao. Đến nơi, hắn đã bị người làng Văn Lang mắc mưu lừa cho bẽ mặt mà không làm gì được. Trong câu chuyện này, người dân Văn Lang đã ca ngợi và hết sức tự hào về tài nói khoác của dân làng mình, đồng thời cũng khẳng định một điều chắc chắn về tiếng tăm nói khoác của làng mình trong thiên hạ. Một chi tiết nữa cũng rất đáng chú ý ở truyện này là nhân vật “trạng Phét” được nhắc đến trong đoạn đối đáp giữa viên quan và ông chủ nhà làng Văn Lang:

- Nghe đồn mi là dòng dõi trạng Phét, vậy hãy đưa sắc phong trạng của ông tổ nhà my ra đây.

Thấy thế, ông bủ liền điềm tĩnh trả lời:

- Bẩm quan lớn, sắc phong trạng Phét của cụ tổ nhà tôi nằm ở miệng thế gian. Không tin, quan cứ đi tra xét sẽ rõ.

Viên quan bực dọc nói:

- Rõ là “lý sự tổng Văn”. Thôi được, ta nghe nói nhà chúng bay nói phét có sách, đưa ta xem!

Ông bủ liền mở giương hòm, lấy ra một quyển sách đưa cho quan. Hắn mở sách thấy toàn giấy trắng thì quát:

Ông bủ giả vờ sợ hãi nói:

- Dạ bẩm, đây là sách ước cụ tổ nhà tôi để lại. Cụ tổ truyền rằng “Nếu muốn nói phét thì cứ thắp hương khấn nôm, điều ước ấy sẽ thấy nhỡn tiễn ạ”

Tất nhiên, “trạng Phét” không phải nhân vật có thật, cũng không phải chủ thể của những hành động gây hài trong câu chuyện như các nhân vật trạng Quỳnh, trạng Lợn nổi tiếng, song điều đáng chú ý ở đây là ý thức đề cao tài năng nói khoác của người Văn Lang qua cách trang trọng mà họ kể về nhân vật “trạng Phét” trong câu chuyện này.

Tương tự như vậy, tâm lý tự hào về tài nói khoác, nói chuyện bông đùa, hài hước của dân làng mình của người Văn Lang được thể hiện rất rõ qua cách họ khẳng định tài nói khoác của làng mình là “đệ nhất thiên hạ” trong truyện Nhất thế giới. Motif của truyện này cũng tương tự như truyện

Trạng Phét. Chuyện kể về một ông quan Pháp nghe tin nơi đây có làng cười

Văn Lang thì bán tín bán nghi bèn tìm tới làng thị sát. Khi đến nơi, hắn cũng lên mặt dạy đời rồi bị dân làng dùng tài trí thông minh và tài nói khoác của mình lừa cho một vố bẽ mặt. Điểm đáng chú ý ở truyện cười này là ở chi tiết người dân Văn Lang đã khẳng định tài nói khoác của mình là “nhất thế giới” qua cuộc đối thoại trí tuệ, thâm thúy với viên quan Pháp như sau:

- Cái làng chúng mày là “Văn Lang cả làng nói phét” chứ đâu có tài bông lơn nổi tiếng như cái làng Gabrovo của người Bungari!, viên quan lên mặt với ông chủ nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông bủ thấy vậy liền vặn lại nó:

- Tôi chẳng hiểu cái làng Ga vờ ô tô của người Buôn Gà rù thế nào, chứ địch sao nổi với làng tôi.

Viên quan đô hộ sần sộ:

- Bằng cớ nào ông dám bảo họ không bằng? Ông bủ mới thủng thẳng bảo:

- Ngài học rộng mà không nghe tin có cuộc thi nói khoác sao? Ngày trước, có một năm người ta mở hội thi nói khoác toàn thế giới ở Ba Lê (Paris). Sỹ tử kéo đến thi có hàng nghìn người. Suốt mười ngày đêm mà chưa tìm ra người nào tài nhất. Thấy thế, làng Văn Lang chúng tôi đã cử cụ tổ nhà này sang thi. Ông biết không? Chỉ nhìn loáng một cái, cụ tổ đã biết họ kém tài. Đến lượt cụ, cụ bước ra sàn diễn, cúi vai chào khán giả cùng ban giám khả, rồi thưa:

- Dạ bẩm, tôi xin thề rằng từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay đã chín tám mốt tuổi đầu, tôi chưa hề nói khoác một câu bao giờ!

Thế là cả hội thi giải tán. Viên quan đô hộ Pháp vặn lại: - Sao lại giải tán?

- Dạ thưa, ngài sáng dạ đấy nhưng hơi chậm hiểu. Đã tìm ra người nhất thế giới rồi thì còn để hội thi chờ gì nữa!

Một điều thú vị là trong các truyện cười của làng Văn Lang lại xuất hiện một nhân vật rất nổi tiếng trong các câu chuyện dân gian, đó là Trạng Quỳnh, qua ba câu chuyện là Quả bí một hột, Đề cao đức quân tử Trổ hết

tài ta xem. Trong đó chỉ có truyện Quả bí một hột có có chi tiết liên quan

đến làng Văn Lang, truyện này kể lại việc Trạng Quỳnh đã lừa cho bọn sứ Tàu phải một phen bẽ mặt khi đi qua địa phận tổng Văn Lang và lũ trẻ làng Văn Lang đã góp phần giúp Trạng Quỳnh một tay để thực hiện việc gài bẫy sứ Tàu. Tuy nhiên, hai truyện còn lại đều không liên quan đến làng Văn Lang mà chỉ là chuyện Trạng Quỳnh đã thể hiện tài trí nước Nam thế nào trước vua phương Bắc. Hai truyện này đều có motif Trạng Quỳnh trổ tài thi vẽ, mà thực ra là trổ tài ứng biến thông minh của mình trước vua Tàu. Cả hai truyện Đề cao đức quân tử Trổ hết tài ta xem đều có cùng cấu trúc với truyện Vẽ rồng vốn rất nổi tiếng của Trạng Quỳnh.

Thực ra đây không phải là một hiện tượng lạ đối với các sáng tác văn học dân gian, hiện tượng dị bản xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau là một chuyện rất thường gặp với các truyện kể dân gian. Song điều đáng chú ý ở đây là việc một nhân vật Trạng ở nơi khác lại được tôn vinh trí tuệ trong một cộng đồng mà ở đó họ tự hào về tài nói khoác, về sự thông minh nhanh trí “đệ nhất thiên hạ” của mình. Điều ấy chứng tỏ bên cạnh sự tự hào về “truyền thống nói khoác” của làng mình, những người dân Văn Lang cũng là những người có tâm thế cởi mở để sẵn sàng tiếp nhận và tôn vinh những giá trị ở các vùng đất khác trên quê hương của họ. Sâu xa hơn, theo ý kiến của chúng tôi, điều này còn gắn liền với niềm tự hào của người dân Văn Lang về việc “tên làng được đặt trùng với tên nước”, có nghĩa là truyền thống văn hóa của làng cũng gắn liền với truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước.

Không có dấu mốc để xác định truyện cười Văn Lang xuất hiện từ khi nào nhưng có thể khẳng định cho đến tận ngày nay, cư dân làng cười Văn Lang xưa vẫn sáng tác những câu chuyện hài hước, tếu táo để kể làm quà mua vui với nhau. Truyện cười Văn Lang đã phát triển dọc theo chiều dài của lịch sử đất nước. Trong kho tàng truyện cười Văn Lang, chúng ta không chỉ thấy xuất hiện những truyện cười ra đời từ thời kỳ phong kiến trở về trước mà trong các giai đoạn sau này truyện cười Văn Lang vẫn tiếp tục phát triển. Qua thời kỳ phong kiến, đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ lại có hàng loạt truyện cười đả kích, châm biếm về bọn đô hộ và ca ngợi tài trí của người dân làng Văn Lang trước bọn giặc dữ như Nhất

thế giới, Cây cải canh... Đến thời bao cấp sau này lại có những truyện cười

Văn Lang ra đời mang đậm những nét hài hước, tếu táo về một thời kỳ rất đặc trưng trong lịch sử dân tộc như Cho mẹ đi nghỉ mát, Lúa nông nghiệp 5, Sao mày không đẻ...

Nhìn một cách tổng quát suốt chiều dài lịch sử phát triển của truyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 34)