So sánh làng cười Văn Lang với các làng cười khác trên cả nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 79)

5. Bố cục luận văn

3.3. So sánh làng cười Văn Lang với các làng cười khác trên cả nước

nước.

3.3.1. Những điểm tương đồng giữa làng cười Văn Lang với các làng cười khác.

Qua những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy các làng cười Việt Nam thường có một số điểm chung rất đặc trưng cả về tâm thức sáng tạo nghệ thuật và đời sống sinh hoạt của những cộng đồng cư dân bản địa nơi hình thành những làng cười đó. Những đặc điểm này cũng có thể xem như những đặc điểm cơ bản của các làng cười ở Việt Nam.

Khi nhận xét tổng quát về các truyện cười xứ Bắc, tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn Truyện làng cười xứ Bắc đã nêu ra quan điểm “Những truyện cười ở 14 làng cười xứ Bắc mang dáng dấp của những câu nói ứng khẩu trong sinh hoạt đời thường. Nó thô mộc hơn những truyện cười dân gian đã từng được giới thiệu nhiều lần và không hoàn toàn trùng khớp với khái niệm truyện cười như là thể loại, với cái khung phân loại kinh điển chia truyện cười ra thành truyện khôi hài (hài hước) và truyện châm biếm (trào phúng)”. Chúng tôi nghĩ điều này cũng đúng với các làng cười còn lại, nghĩa là tính thô mộc, gần gũi với đời sống cộng đồng bản địa chính là nét đặc sắc riêng của kho tàng truyện cười ở các làng cười.

Một điểm đáng chú ý là những làng cười ở Việt Nam phần lớn đều có nguồn gốc là những làng nghèo, đời sống nhân dân khó khăn, cực khổ. Chính cái nghèo cái khổ ấy đã đưa họ tìm đến tiếng cười như một cách động viên khích lệ tinh thần cho nhau, dùng tiếng cười để xua tan mệt nhọc. Tiếng cười nảy sinh chính ngay giữa những vất vả mệt nhọc chứ không phải sinh ra trong gấm hoa nhung lụa. Điều này đã phản ánh tư duy rất tích cực và lạc quan của những con người tại các làng cười Việt Nam.

Nói khoác, nói tức, nói một tấc đến giời có thể bị người vùng khác gièm pha là ba hoa, khoác lác nhưng trong tâm thức của rất nhiều làng cười thì đó là một truyền thống vô cùng đáng tự hào. Motif khoe tài nói khoác, nói tức của làng mình và sáng tạo ra những câu chuyện hài hước thú vị để bày tỏ niềm tự hào về truyền thống hài hước của làng mình đã trở thành một chủ đề rất quen thuộc trong nhiều làng cười Việt Nam, như làng cười Văn Lang, làng cười Trúc Ổ, làng cười Đông Loan, làng trạng Vĩnh Hoàng...

Truyện cười của các làng cười nảy sinh trực tiếp từ đồng ruộng, từ cuộc sống lao động canh tác của những người nông dân, do đó mà đề tài về các sản vật quê hương, về những thành quả lao động của con người là một đề tài rất thường gặp ở các làng cười Việt Nam. Họ đã dùng nghệ thuật phóng đại thậm xưng để tăng tầm vóc kích thước của các sản vật, điều thú vị là “Riêng một từ “to” dường như không thỏa mãn được người dân nơi đây khi nói về sản vật của địa phương mình nên họ đã “cụ thể hóa” cái kích thước “trừu tượng” kia thành những hình ảnh hết sức trực quan..." [28, 157]. Điều này vừa để thể hiện niềm tự hào của con người với thành quả lao động của chính mình, đồng thời cũng để gửi gắm niềm mơ ước, khát vọng của những người nông dân về cuộc sống ấm no đủ đầy, ao sâu ruộng tốt.

Bên cạnh những tiếng cười vui vẻ, sảng khoái mang tính chất ca ngợi, tự hào còn có một bộ phận rất lớn những truyện cười ở các làng cười,

thói hư tật xấu trong cộng đồng làng xã. Những truyện cười này đã phản ánh tâm lý phản kháng rất mạnh của tâm thức dân gian trong các làng cười đối với những thế lực quyền hành như vua quan, giặc dữ; đồng thời cũng thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt của các cộng đồng trong việc tẩy chay những thói hư tật xấu của chính mình.

Như vậy, tựu chung lại, có thể khẳng định rằng qua những câu chuyện cười mà mỗi làng cười sáng tạo nên, chúng ta có thể thấy được trí tuệ dân gian rất sắc sảo, hài hước của họ. Bên cạnh đó, những truyện cười này cũng phản ánh cái nhìn tích cực, lạc quan và tràn đầy mơ ước của những người nông dân sống trong các làng cười này. Bằng việc sáng tạo ra những truyện cười, họ không chỉ mang lại niềm vui, niềm lạc quan cho cuộc sống sinh hoạt lao động của làng xóm, cộng đồng mà còn mong muốn xây dựng cộng đồng của mình tốt đẹp hơn, trừ bỏ được các thói hư tật xấu ra khỏi đời sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)