Những điểm độc đáo, đặc biệt của làng cười Văn Lang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 81)

5. Bố cục luận văn

3.3.2. Những điểm độc đáo, đặc biệt của làng cười Văn Lang

Ngoài những đặc điểm chung giống như các làng cười khác ở Việt Nam, qua những bước tìm hiểu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy truyện cười Văn Lang có khá nhiều điểm độc đáo, riêng biệt so với truyện cười ở các làng cười khác. Sự khác biệt này không chỉ thể hiện ngay ở số lượng truyện dồi dào hơn hẳn các làng cười khác mà còn thể hiện ở nội dung, đề tài mà các truyện phản ánh cũng phong phú, đa dạng hơn rất nhiều. Quan trọng hơn thế, dưới góc nhìn của Nhân học văn hóa, thông qua các truyện cười Văn Lang, chúng tôi còn nhận thấy những đặc điểm về tính cách, tâm thức cộng đồng có nhiều điểm rất khác biệt ở làng cười Văn Lang.

Văn Lang là một làng cổ có từ thời vua Hùng, lại nằm ở vùng miền núi nên việc giao lưu văn hóa không phát triển như ở các làng cười đồng bằng Bắc Bộ hay làng trạng Vĩnh Hoàng ở miền Trung. Do vậy mà trong

cộng đồng cư dân Văn Lang vẫn còn lưu giữ được rất nhiều nét văn hóa đậm chất hồn nhiên từ thời xa xưa và chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều mã văn hóa cổ trong bản thân những truyện cười Văn Lang. Đọc truyện cười Văn Lang, ta vẫn bắt gặp những hình thức lao động sản xuất từ thời kỳ săn bắt hái lượm xa xưa.

Tính chất hồn nhiên, thô mộc trong tâm lý của cộng đồng cư dân Văn Lang được thể hiện rõ qua nghệ thuật gây cười của các câu chuyện cười, chúng không quá lắt léo, chơi chữ thâm thúy mà phần nhiều đều đơn giản, ít có sự “lên gân”. Đặc biệt, số lượng những truyện cười Văn Lang mang tính giải trí mua vui hồn nhiên nhiều hơn hẳn số lượng những truyện cười mang tính châm biếm, đả kích. Bên cạnh đó, sự đả kích, châm biếm trong tiếng cười Văn Lang cũng hiền hòa, không mấy gay gắt.

Tâm lý hồn nhiên, có phần nguyên thủy của con người Văn Lang còn thể hiện ở một điểm rất thú vị, đó là làng cười Văn Lang có một số lượng truyện cười rất lớn về đề tài tính giao nam nữ. Điều này chứng tỏ rằng tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đã hình thành và rất phát triển trong đời sống cộng đồng cư dân Văn Lang. Trên thực tế, ở những vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, khi con người không bị ràng buộc nhiều bởi các lễ nghĩa, quy tắc của cuộc sống hiện đại thì họ thường có xu hướng hoạt động theo sự mách bảo của những cảm xúc và bản năng thật trong con người mình. Trong khi đó, ở các làng cười khác, chúng tôi nhận thấy hầu như không thấy xuất hiện mảng đề tài này.

Ngoài ra, dấu vết của nền văn hóa nguyên thủy, bản năng còn thể hiện trong việc xuất hiện khá nhiều chi tiết được coi là “rùng rợn” so với chuẩn mực của xã hội hiện đại. Chẳng hạn như trong truyện Báo quan mà

lĩnh thưởng có kể lại chi tiết hai vợ chồng chủ nhà cắt đầu một đứa bé con

ra. Hai vợ chồng tên trộm ù té chạy. Khi định thần lại, chúng bàn nhau phải làm sao lấy lại được đầu con để chôn cất cho khỏi bị bại lộ chân tướng...”.

Thực ra, tính chất của những chi tiết này cũng tương tự như tính chất của chi tiết cô Tấm đổ nước sôi vào người cô Cám rồi đem làm mắm đưa cho mụ dì ghẻ để mụ phải ăn thịt chính con gái mình. Những câu chuyện như vậy, nếu nhìn bằng góc nhìn của người hiện đại, thì là những chuyện rất man dợ. Nhưng đặt trong bối cảnh văn hóa của thời kỳ mà những truyện này ra đời thì những chi tiết như vậy chỉ thể hiện sự phản kháng của dân gian trước cái ác, cái xấu mà thôi. Chúng ta không thể đánh giá nó là tàn ác hay dã man được.

So với các thể loại văn học dân gian thì truyện cười là hình thức ra đời gần như sau cùng, khi trình độ nhận thức và tư duy của con người đã phát triển ở mức độ cao, tương ứng với thời kỳ tổ chức xã hội có nhà nước. Về mặt hình thức, truyện cười có tính chất “chuyên nghiệp” khá cao, nghĩa là khả năng tồn tại dưới dạng những tác phẩm nghệ thuật độc lập lớn hơn những thể loại văn học dân gian khác như ca dao, truyện thơ, thần thoại... Tuy nhiên, trong truyện cười Văn Lang, ta lại thấy tính chất nguyên hợp và tính chất diễn xướng của các tác phẩm này là khá rõ. Bằng chứng là, rất nhiều truyện cười Văn Lang lại kết hợp cả ca dao lục bát vào trong truyện, như trong truyện Dế hãy còn non chẳng hạn.

Bên cạnh đó, phương thức diễn xướng cũng được thể hiện khá rõ trong các tác phẩm truyện cười ở Văn Lang. Họ thường bắt đầu câu chuyện một cách khá vòng vo, lớp lang, theo kiểu “Một lần Phó Kệp kể với dân làng rằng, lúc còn trẻ ông tổ nhà ông khi xưa là một người giỏi võ nhất làng...” hoặc “Một hôm cụ tổ nhà qua (lúc ấy tuổi đang xoan) đã cắt một cuộn dây sắn dây và giắt dao vào rừng...”. Cách kể chuyện mang hơi thở diễn xướng này một lần nữa lại chứng minh cho ta thấy tính chất nguyên thủy còn sót lại trong tâm thức dân gian ở làng cười Văn Lang.

Như vậy, nhìn chung lại, điểm mấu chốt làm nên sự khác biệt của truyện cười Văn Lang so với các làng cười khác chính là ở tính chất hồn nhiên có phần nguyên thủy trong tâm thức và tư duy sáng tạo của con người nơi đây.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu hệ thống các truyện cười của các làng cười và đặt nó vào tổng thể văn hóa của mỗi làng cười, chúng tôi nhận thấy một điều rất rõ ràng rằng nếu tách riêng từng truyện cười mà phân tích thì những truyện cười của các làng cười không hẳn đã thú vị và hấp dẫn bằng những truyện cười riêng lẻ ở trong nước và trên thế giới đã dược xuất bản lâu nay. Tuy nhiên, khi đặt chúng vào trong tổng thể của các làng cười thì hệ thống những truyện cười ấy lại tạo nên sự hấp dẫn và những giá trị riêng không thể thay thế. Vì vậy, các truyện làng cười nói chung và các truyện làng cười Văn Lang nói riêng là một hiện tượng văn hóa hơn là tập hợp các truyện cười đơn lẻ.

Cũng như bất kỳ hiện tượng văn hóa dân gian nào khác, hiện tượng làng cười không chỉ chứa đựng trong nó giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện cười mà còn ẩn chứa rất nhiều mã văn hóa thú vị về đời sống và tâm lý của cộng đồng dân cư ở mỗi làng cười đó. Sẽ có nhiều chìa khóa để các nhà nghiên cứu có thể giải mã những thông điệp còn ẩn giấu bên dưới những câu chuyện tếu táo, hài hước của các làng cười. Về khía

nó trong việc nghiên cứu các hiện tượng văn hóa dân gian nói chung cũng như hiện tượng làng cười nói riêng.

Bằng cái nhìn của Nhân học văn hóa, chúng tôi đã dần dần bóc tách được rất nhiều lớp trầm tích văn hóa ẩn chứa ở trong các làng cười, mà đối tượng cụ thể ở đây là làng cười Văn Lang, Phú Thọ. Cũng từ đó, chúng tôi đã thu được những câu trả lời rất thú vị về tâm lý sáng tạo và tâm thức cộng đồng của những cư dân Văn Lang.

Tại sao các làng cười lại có sức sống lâu bền và điều gì đã tạo nên những nét đặc trưng riêng cũng như các giá trị độc đáo của mỗi làng cười? Đó là một câu hỏi thú vị luôn thôi thúc chúng tôi tìm hiểu và khám phá. Trong cái nhìn tổng quan so sánh giữa các làng cười với nhau, chúng ta có thể có được một bức tranh toàn diện, sinh động về các đặc điểm nhân học văn hóa của các làng cười Việt Nam.

Là một hiện tượng văn hóa tương đối độc đáo và thú vị, chắc hẳn dưới mỗi góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra được những đáp số thú vị khác nhau. Bằng cái nhìn của nhân học văn hóa, chúng tôi đã thu được những kết luận như nhau:

1. Về lịch sử làng cười Văn Lang:

Làng cười Văn Lang nằm trong không gian văn hóa – lịch sử lâu đời của tổng Văn Lang xưa nói riêng và cả vùng đất tổ Phú Thọ nói chung. Lịch sử lâu đời của làng Văn Lang đã hình thành nên những cấu trúc vững chắc trong quan hệ họ hàng và tổ chức thân tộc của các dòng họ trong làng. Vì vậy mà niềm tự hào về dòng họ, về cụ tổ trở thành một nét tâm lý nổi bật ở những người dân làng Văn Lang các thế hệ. Những câu chuyện “cụ tổ nhà qua” đã chiến thắng được mãnh thú oai hùng, kỳ lạ thế nào đã trở thành một motif đặc trưng rất phổ biến của truyện làng cười Văn Lang. Hình ảnh “ông tổ nhà qua”, “cụ tổ nhà qua” với tài năng ứng đối sắc xảo, nhanh trí cũng

được thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú của cuộc sống và trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo của làng cười Văn Lang.

Niềm tự hào về dòng họ, về mối quan hệ thân tộc giữa những người cùng dòng họ với nhau đã tạo nên một nét đặc trưng trong tâm thức của người làng Văn Lang. Thực ra, đây cũng là một hiện tượng phổ biến trong ý thức hệ của nhiều cộng đồng người Việt. Đặc biệt, ở những cộng đồng cư trú có lịch sử lâu đời và thành phần cư dân không bị biến động nhiều như ở làng cười Văn Lang, nơi mà mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có truyền thống phả hệ lâu đời, thì tâm thức đó lại càng thể hiện rõ nét.

Niềm tự hào của người Văn Lang còn thể hiện ở việc họ rất có ý thức đề cao tài năng nói khoác của làng mình qua cách trang trọng mà họ kể về nhân vật “trạng Phét” của làng hay qua cách họ tự khẳng định tài nói khoác của làng mình là “đệ nhất thiên hạ” trong truyện Nhất thế giới. Tiếng cười không chỉ để mua vui, tiếng cười còn là cách để con người Văn Lang thể hiện trí tuệ, tài năng và sự ứng biến nhanh nhẹn, thông minh của mình trong cuộc sống.

Nhìn một cách tổng quát suốt chiều dài lịch sử phát triển của truyện cười làng Văn Lang, ta có thể rút ra nhiều điểm rất lý thú trong truyền thống lịch sử cũng như tính cách, lối suy nghĩ của những con người trong cộng đồng này. Mà điểm nổi bật nhất trong tích cách và tư tưởng của người dân Văn Lang chính là niềm tự hào của họ về truyền thống “cả làng nói khoác”, về tài tiếu lâm “đệ nhất thiên hạ” của dân làng mình cũng như truyền thống lịch sử lâu đời – môi trường để hình thành và tồn tại các mối quan hệ họ hàng, thân tộc lâu bền vững chắc.

2. Về đời sống sinh hoạt và lao động:

thích ứng của họ với môi trường sống tự nhiên. Ở khía cạnh này, con người Văn Lang đã trở thành một hình ảnh rất đẹp trong công cuộc chế ngự và làm chủ tự nhiên. Thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt luôn đe dọa cuộc sống của những người làng Văn Lang, nhưng cũng chính trong điều kiện đó, con người nơi đây lại cất lên những tiếng cười ngạo nghễ để ca ngợi sức mạnh và tài năng, ý chí của họ trong khả năng chinh phục thiên nhiên để phục vụ đời sống của mình. Điều này phản ánh tinh thần rất lạc quan của họ.

Kho tàng truyện cười Văn Lang cũng lưu giữ được cả một “bảo tàng sống” các hình thức và cách thức lao động của con người nơi đây. Rất nhiều truyện cười Văn Lang đã đề cập rất cụ thể đến những công việc lao động hàng ngày của các cư dân miền núi và tính chất địa phương mang tính thổ nhưỡng đặc trưng thể hiện qua các công việc như lấy mật ong rừng, bẫy gà rừng, bẫy cáo... Trong khi kể lại các câu chuyện hài hước về đời sống lao động hàng ngày của mình, những truyện cười Văn Lang cũng chứa đựng nhiều mã văn hóa về cách thức làm ăn sinh sống của cộng đồng Văn Lang suốt quá trình lịch sử. Chẳng hạn như trong truyện Chuyện rủi, ta có thể thấy được những phương thức sản xuất rất cổ khi con người còn ở thời kỳ săn bắt hái lượm.

Ngoài những công việc lao động gắn với đặc trưng về thổ nhưỡng là vùng trung du thì cư dân Văn Lang, cũng như cư dân Việt ở các vùng khác, còn gắn bó với việc trồng lúa và nền văn minh lúa nước. Rất nhiều chi tiết liên quan đến việc cấy cầy và những sản vật, thành tựu lao động từ việc canh tác lúa gạo mang lại cho con người đã được cộng đồng Văn Lang miêu tả lại một cách hào hứng.

Trong cuộc sống lao động của mình, không những chỉ phải khuất phục tự nhiên để làm chủ nó mà những người dân làng Văn Lang nói riêng cũng như những cư dân nông nghiệp nói chung còn phải biết cách tiêu diệt những thành phần tự nhiên gây hại tới đời sống sản xuất để bảo vệ những

thành quả lao động của mình. Họ sẵn sàng tiêu diệt hết những thứ đã gây hại tới thành quả lao động mà họ phải vất vả để có được. Điều này đã cho thấy tâm lý rất quyết liệt và tinh thần đấu tranh triệt để của cộng đồng làng cười Văn Lang.

Truyện cười Văn Lang có một nhóm truyện rất dồi dào, ấy là nhóm truyện nói về các sản vật của quê hương, những thành quả của quá trình lao động, sản xuất. Là một vùng trung du nên ngoài những sản vật thường có như ở những vùng trồng lúa nước khác, người dân Văn Lang còn có nhiều sản vật đặc trưng của núi rừng quê hương. Nhìn vào nội dung của các truyện cười trong nhóm này, ta có thể thấy rõ sự phong phú của các sản vật của cộng đồng cư dân làng Văn Lang. Và có lẽ tinh thần lạc quan trong tâm lý của cộng đồng làng cười Văn Lang thể hiện rõ nét hơn qua chùm truyện cười này.

Bên cạnh nhóm truyện cười về đời sống lao động sản xuất, trong không gian văn hóa sinh hoạt lao động của làng cười Văn Lang, ta còn bắt gặp những nét sinh hoạt đời sống hàng ngày rất đặc trưng của cộng đồng cư dân nơi đây. Nếu như cảm hứng chủ đạo của nhóm truyện về đời sống lao động sản xuất là hài hước, lạc quan thì ở nhóm truyện về đời sống sinh hoạt, người dân Văn Lang lại có cái nhìn trào phúng mang tính phê phán, đả kích nhiều hơn và có tinh thần đấu tranh rất quyết liệt.

Đối tượng phê phán, đả kích đầu tiên mà truyện cười Văn Lang nhắm vào là bọn vua quan phong kiến. Dưới cái nhìn châm biếm của họ, các thế lực này đã bị “hạ bệ” một cách nhục nhã. Về mặt này, chúng ta lại thấy được sự quyết liệt và táo bạo trong tâm lý dân gian của cộng đồng Văn Lang.

Ngoài ra, người dân Văn Lang còn hướng tiếng cười mỉa mai châm biếm của mình đến những thói hư tật xấu tồn tại trong xã hội, trong cộng

nhiều thứ tệ nạn nhưng nhiều hơn cả là thói “đào tường khoét vách”. Bên cạnh đó là những rất thói tật rất xấu trong đời sống hàng ngày. Đó có thể là những thói xấu mang tính phổ quát như thói keo kiệt, bủn xỉn, tham ăn, ngu ngốc... hoặc cũng có thể là những thói xấu cụ thể như tật phóng uế bậy bạ, chửi bậy quen mồm... Những tật xấu này phản ánh một một giai đoạn lịch sử trong đó cuộc sống của những người nông dân Văn Lang còn nhiều sự lạc hậu, bừa bộn, hoang dã tự nhiên.

Tuy nhiên ở mảng đề tài về cuộc sống sinh hoạt của cư dân Văn Lang cũng có những truyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người Văn Lang, ca ngợi sự cần cù chịu thương chịu khó của con người Văn Lang, ca

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)