Khái quát thị trường ngành thép xây dựng các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thép xây dựng của các công ty kinh doanh thép thuộc khu công nghiệp Mả Ông trên thị trường các tỉnh phía Bắc nước ta (Trang 52)

Thị trường ngành thép xây dựng phía Bắc Việt Nam là một thị trường có quy mô tương đối lớn, nhiều yếu tố cấu thành và thường xuyên biến đổi trong thị trường này. Trong quá trình nghiên cứu tác giả chỉ tập trung vào một số yếu tố mang tính đặc trưng, tổng quát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua cũng có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường này.

Có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là tương đối ổn định qua các năm so với quy mô kinh tế, mặc dù năm 2012 khủng khoảng tài chính và suy thoái thế giới. Bên cạnh đó, giai đoạn 2007-2011 thì lạm phát ở mức cao do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, với ổn định chính trị, xã hội và sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay có thể đây chính là cơ hội cho thị trường sản phẩm thép xây dựng các tỉnh phía Bắc nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung.

Các yếu tố đầu vào được đánh giá là tương đối yếu và bị động, hàng năm các doanh nghiệp ngành thép phía Bắc cũng như các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu từ 40-60% nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, trong khi đó chưa đẩy mạnh việc khai thác nguyên vật liệu sẵn có trong nước để có thể đáp ứng thêm được từ 25-35% nhu cầu. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh lượng nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào của thị trường thép Việt Nam qua các năm.

Có thể nói trong 2 năm qua (năm 2011 và 2012), thị trường sắt thép nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh bởi tình hình kinh tế khó khăn, các dự án có vốn ngân sách bị cắt giảm, thị trường bất động sản đóng băng nên lượng sắt thép nhập khẩu trong hai năm này đã giảm mạnh so với hai năm trước đó. Số liệu được chi tiết trong Bảng 2.1 dưới đây.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì thời điểm lượng nhập khẩu sắt thép ở mức lớn nhất trong năm 2012 là tháng 10 với 728 nghìn tấn, nhưng chỉ bằng 2/3 so với mức kỷ lục ghi nhận vào tháng 8/2009 và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của năm 2009 (812 nghìn tấn) và năm 2010 (757 nghìn tấn).

Bảng 2.1: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 -2012 Năm Phôi thép Sắt thép các loại Tổng cộng Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) 2008 2.393 1.636 5.872 5.085 8.265 6.721 2009 2.417 1.032 7.332 4.329 9.749 5.361 2010 1.986 1.076 7.096 5.079 9.082 6.155 2011 878 576 6.509 5.857 7.387 6.434 2012 444 278 7.159 5.688 7.603 5.966

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Kết thúc quý I/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 2,1 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 20,05% về lượng và tăng 7,11% về trị giá so với cùng kỳ năm

Biểu đồ 1: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của Việt Nam theo tháng trong năm 2012

2012. Tính riêng tháng 3/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 828,1 nghìn tấn, trị giá 601,6 triệu USD, tăng 50,3% về lượng và tăng 50,6% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.

Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 3 là 36,3 nghìn tấn, trị giá là 20,8 triệu USD, tăng 23,5% về lượng và tăng 25,1% về trị giá so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu trong quý I/2013 lên 83,5 nghìn tấn, trị giá là 47,3 triệu USD, giảm 25,3% về lượng và giảm 34,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, điều 42.2.b trong luật bảo vệ môi trường quy định rõ cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ có nghĩa là chỉ được nhập khẩu phần sắt, thép phế liệu của các máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã được phá dỡ ở nước ngoài. Một yếu tố nữa là chi phí phế liệu trong quá trình sản xuất như: dầu mỏ, than đá, điện sản xuất…tương đối cao. Về công nghệ máy móc, thiết bị tại các nhà máy cán thép của Việt Nam nói chung ở mức trung bình so với mặt bằng chung của thế giới, nhà máy là cao nhất ở Việt Nam mới chỉ 500cm3, công suất trung bình vào khoảng 200 nghìn tấn/ năm. Nhưng từ năm 2011 trở đi quy định về quy mô nhà máy mới bao gồm dây chuyền cán thép phải chuẩn công suất từ 500 nghìn tấn/ năm trở lên; lò cao BF có dung tích hữu ích lớn hơn 700m3; lò điện có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ; lò thổi oxy có công suất tối thiểu 120 tấn/mẻ… sẽ làm thay đổi nhiều biến số trong thị trường cung.

Trong thời gian gần đây có nhiều ý kiến cho rằng thị trường sản phẩm thép xây dựng đang trong tình trạng dư thừa nguồn cung hay khủng khoảng thừa về cung thép xây dựng. Số liệu về sản lượng sản xuất và khối lượng tiêu thụ của sản phẩm thép xây dựng trong thời gian gần đây (Bảng 2.2 và hình 2).

Bảng 2.2: Sản lượng sản xuất và khối lượng tiêu thụ thép xây dựng

Đơn vị tính: triệu tấn

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012

Tổng công suất tối đa ngành có thể đạt 5,8 7,83 9 11 Tổng công suất sản xuất thép thực tế 4,1 5,7 5,4 5

Tiêu thụ toàn ngành 4,1 4,9 4,6 4,5

Nguồn: Hiệp hội thép VSA

Qua bảng số liệu và trực quan bằng đồ thị cho thấy sản lượng thép xây dựng của các nhà sản xuất thép nội địa trong năm 2010 đạt 5,7 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2009 và chiếm 65% tổng sản lượng thép trong nước, và tiêu thụ đạt 4,9 triệu tấn.Năm 2012 lượng thép xây dựng tiêu thụ chỉ đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với

2011. Qua bảng trên, cho thấy rằng khả năng tiêu thụ thép năm 2010 là tăng hơn so với 2009, còn từ năm 2010 thì khả năng tiêu thụ giảm qua từng năm đến năm 2012. Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, tiêu thụ năm 2013 không đoán trước được sản lượng, bán đến đâu, biết đến đó. So với cùng kỳ năm ngoái, mức tiêu thụ giảm xấp xỉ 10%.Điều này làm cho các DN sẽ điều chỉnh sản xuất để giảm tồn kho.

Do sức mua kém, các đơn vị sản xuất, nhà phân phối và các đại lý liên tục phải đưa ra chương trình khuyến mãi và chiết khấu để kích cầu. Thế nhưng, do thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thép xây dựng nói riêng phụ thuộc thị trường bất động sản, trong khi ngành này đang gặp khó khăn nên thị trường thép xây dựng cũng khốn đốn.

Bảng 2.3: Số liệu về sản lượng thiết kế và sản lượng tiêu thụ thép xây dựng ước tính

Đơn vị: triệu tấn

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012

Tổng công suất thép xây dựng thiết kế

4,7 5,7 6,2 7,0

Tiêu thụ thép xây dựng (nội địa và xuất khẩu)

5,9 6,9 7,3 8,8

Nguồn: VSA, VCSC ước tính

Đầu năm 2013, Thép xây dựng sản xuất tháng 4 đạt khoảng 420.000 tấn, giảm

28.000 tấn (-6,2%) so với tháng 3 nhưng tăng 6.000 tấn (+1,4%) so với cùng kỳ năm ngoái; 4 tháng đầu năm đạt 1,47 triệu tấn, giảm 40.000 tấn (-2,6%) so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó, lượng thép tiêu thụ tháng 4 đạt khoảng 400.000 tấn, giảm 50.000 tấn (-11%) so với tháng 3 và giảm 43.000 tấn (-9,7%) so với cùng kỳ năm ngoái; 4 tháng đầu năm đạt 1,5 triệu tấn, giảm 81.000 tấn (-7,7%) so với cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh đó ngành thép đối mặt với thách thức lớn là cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN trở lên gay gắt, cũng như yêu cầu đầu tư đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp ngày càng lớn. Trong các năm qua, nhà nước vẫn bảo hộ doanh nghiệp ngành thép thông qua điều chỉnh tăng giảm thuế xuất nhập khẩu sắt thép và các nguyên liệu khi biến động của ngành thép bất lợi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo cam kết hội nhập WTO từ năm 2014, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ ổn định (trung bình mặt hàng sắt thép là: 13%).

Khi đó các doanh nghiệp trong nước phải thực sự lớn mạnh cả về tiềm lực tài chính lẫn công nghệ và chất lượng sản phẩm mới có thể cạnh tranh được với thép nhập ngoại, đặc biệt là thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thép xây dựng của các công ty kinh doanh thép thuộc khu công nghiệp Mả Ông trên thị trường các tỉnh phía Bắc nước ta (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w