Các mục tiêu hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường thép xây dựng các tỉnh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thép xây dựng của các công ty kinh doanh thép thuộc khu công nghiệp Mả Ông trên thị trường các tỉnh phía Bắc nước ta (Trang 95)

tỉnh phía Bắc đến năm 2016-2020, tầm nhìn chiến lược 2025

Mục tiêu tổng quát: phát triển ngành thép Việt Nam nói chung và ngành thép phía Bắc nói riêng nhanh chóng trở thành một ngành phát triển hoàn chỉnh theo công nghệ truyền thống, sử dụng nguồn quặng sẵn có trong nước, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép/ năm, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong nước, áp dụng các công nghệ mới hiện đại đang được sử dụng trên thế giới, cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nước về thép cán (cả về số lượng, chủng loại, quy cách và chất lượng sản phẩm). Từ đó, thay thế nhập khẩu tiến tới xuất khẩu sản phẩm thép. Phấn đấu đấn năm 2025 sẽ có một ngành thép phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao, đảm bảo tốt về chất lượng, đầy đủ về số lượng và chủng loại sản phẩm thép, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy, nhu cầu thép vào năm 2020 là 7,5-8 triệu tấn/năm.

Từ mục tiêu tổng quát trên các doanh nghiệp KCN Mả Ông đặt ra các mục tiêu phát triển riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường thép xây dựng các tỉnh phía Bắc và phù hợp với phát triển tổng thể của ngành cụ thể:

Một là, các doanh nghiệp thuộc KCN Mả Ông phấn đấu sản lượng thép cán tăng trưởng bình quân 10-15%/năm; phôi thép cơ bản đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trong KCN. Đầu tư đổi mới công nghệ, đưa trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức tiên tiến trong cả KCN, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép tại thị trường các tỉnh phía Bắc và trong nước.

Hai là, bám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp để kịp điều chỉnh, bổ sung cơ chế kinh doanh- tài chính của mình cho phù hợp. Trong đó đặc biệt chú ý đến công tác bán hàng nhằm giải phóng hàng tồn kho và thu hồi vốn nhanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Ba là, tổ chức tốt công tác dự báo thị trường để xây dựng kế hoạch, phương pháp kinh doanh sát thực, hiệu quả. Việc tổ chức kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và an toàn vốn.

Bốn là, các doanh nghiệp thuộc KCN tiếp tục nghiên cứu, phân tích, triển khai công tác đổi mới tại các doanh nghiệp của mình trong đó trọng tâm là việc sắp xếp lại mạng lưới tổ chức và cán bộ, đổi mới doanh nghiệp để tập trung quản lý và tiến hành huy động vốn từ các nguồn đóng góp của các cổ đông, thành viên và nguồn vốn vay.

Năm là, sản xuất phôi thép: năm 2020 đạt 15.000 tấn/ năm; năm 2025 đạt 20.000tấn/ năm

Sáu là, sản xuất thép thành phẩm: năm 2020 đạt 20.000 tấn/năm; năm 2025 đạt 30.000 tấn/năm

Bảy là, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư mới nhằm hiện đại hóa và mở rộng sản xuất thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại theo dây chuyền.

Từ những mục tiêu trên của các doanh nghiệp thuộc KCN Mả Ông ta có thể rút ra kết luận về mục tiêu của các doanh nghiệp này năm 2020, tầm nhìn năm 2025 như sau:

Giữ vững thị phần về sản phẩm thép xây dựng (khoảng 50% trên thị trường các tỉnh phía Bắc).

Đổi mới công nghệ sản xuất. Đầu tư dự báo thị trường.

Tăng cường huy động nguồn lực.

Tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Mở rộng quy mô sản xuất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thép xây dựng của các công ty kinh doanh thép thuộc khu công nghiệp Mả Ông trên thị trường các tỉnh phía Bắc nước ta (Trang 95)