Nhận dạng và phân tích TOWS chiến lược của các công ty kinh doanh thép thuộc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thép xây dựng của các công ty kinh doanh thép thuộc khu công nghiệp Mả Ông trên thị trường các tỉnh phía Bắc nước ta (Trang 91)

thép thuộc khu công nghiệp Mả Ông đến năm 2020

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích cho thấy từ trước tới nay, các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Mả Ông mới chỉ tập trung tới nhận dạng và phân tích điểm mạnh và cơ hội nhiều hơn là điểm yếu và thách thức. Nhưng với thị trường luôn biến động về nhu cầu và nguồn cung ứng cũng như các yếu tố khác đòi hỏi các doanh nghiệp ngành thép xây dựng nói chung và các công ty kinh doanh thép xây dựng thuộc khu công nghiệp Mả Ông nói riêng đều phải có chiến lược phát triển thị trường tốt hơn thông qua việc nhận dạng và phân tích TOWS cho những giai đoạn kinh doanh sau (năm 2020). Các doanh nghiệp nhận dạng và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài để phát triển chiến lược trong việc mở rộng thị trường.

Các cơ hội:

Giai đoạn 2020-2025, môi trường kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định và dự đoán năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 6,9%/ năm và lạm phát sẽ xuống trong năm 2025 GDP bình quân là 6,5%/ năm. Đến năm 2025, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị- xã hội ổn định.

Giai đoạn đến năm 2020, ngành thép xây dựng cần khoảng 9-11 triệu tấn phôi thép và khoảng 12-15 triệu tấn phôi thép vào năm 2025.

Năm 2020, các nhóm người mua cần 7,5- 8,0 triệu tấn và 9-10 triệu tấn vào năm 2025.

Trong giai đoạn 2020-2025, sẽ khó có thể có sản phẩm nào có thể thay thế cho thép xây dựng khi mà hiện giờ chưa có công trình nghiên cứu nào công bố là sẽ có một sản phẩm tương lai có thể thay thế cho thép xây dựng.

Các nguy cơ

Trên trường quốc tế, hiện vẫn còn tồn tại nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể trở lại suy thoái do khả năng phá sản của một số nước thành viên khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

Từ năm 2011 trở đi tiêu chuẩn quy định về quy mô nhà máy mới như sau: dây chuyền cán thép phải chuẩn công suất từ 500 000 tấn/năm trở lên.. là hoàn toàn mới và lớn hơn gấp đôi so với quy mô nhà máy như hiện nay khi mà công suất trung bình của một nhà máy mới chỉ đạt khoảng 200 000 tấn/năm.

Từ năm 2015 trở đi, thuế suất nhập khẩu thép xây dựng từ các quốc gia Đông Nam Á là từ: 0%-5% với điều kiện hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ xuất xứ hay tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa nhập khẩu, cụ thể ít nhất phải có 40% nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa đó có nguồn gốc từ quốc gia nhập khẩu. Bên cạnh đó, theo cam kết hội nhập WTO từ năm 2014, thuế suất nhập khẩu sẽ ổn định( trung bình mặt hàng thép là 13%)

Nguyên nhiên vật liệu sản xuất thép xây dựng trong nước lại phụ thuộc rất nhiều vào giá phôi thép, sắt- thép phế liệu, than đá, dầu mỏ…trên thế giới

Trong thời gian tới, có nhiều dự án sản xuất thép quy mô lớn trong nước và các tỉnh phía Bắc đi vào hoạt động, tạo nhiều áp lực trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Mả Ông.

Các thế mạnh

Các doanh nghiệp khu công nghiệp Mả Ông có vị trí nằm trên phía Bắc nước ta nên cũng thuận lợi cho việc cung ứng và thu mua phế liệu từ Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang….rồi tự sản xuất ra phôi thép hoặc mua các doanh nghiệp khác tại khu công nghiệp Mả Ông. Bên cạnh đó, cũng thuận lợi cho việc đầu tư các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến.

Khả năng vận dụng năng lực, nguồn lực cho phát triển thị trường được đánh giá lớn: tài chính, nguồn nhân lực, kinh nghiệm sản xuất làng nghề, công nghệ,…

Hệ thống kênh phân phối đã có mối quan hệ từ trước trên khắp các tỉnh phía Bắc.

Các điểm yếu

Mức độ tích hợp công suất năng lực sản xuất của các công ty thuộc khu công nghiệp Mả Ông về giai đoạn thượng nguồn, như khai thác mỏ quăng sắt, vật liệu phụ trợ còn thấp, chưa phát huy được hết chuỗi giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất.

Quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ do hoạt động theo công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nhưng vẫn hoạt động theo gia đình là chính làm giảm khả năng cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm so với những sản phẩm của các công ty lớn như: VNSTEEL, Hòa Phát…

Để cạnh tranh trên thị trường các tỉnh phía Bắc, các công ty thuộc khu công nghiệp Mả Ông thường chú trọng tới giá cả điều này sẽ tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn các yếu tố đầu vào tăng cao.

Công tác marketing đặc biệt trong quản lý bán hàng, kênh phân phối và mạng lưới phân phối hiện còn một số bất cập, cần có giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn tới.

Thị trường hiện hữu của các doanh nghiệp này thường là có quy mô nhỏ và vừa, khách hàng thường là người dân dụng nên có khả năng bị hạn chế khi tác nghiệp trên các thị trường có quy mô lớn, với khách hàng theo dự án, công trình lớn.

Hoạt động marketing hoạt động vẫn còn đơn điệu và do ban lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo.

3.2. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường các tỉnh phía Bắc của các công ty kinh doanh thép thuộc khu công nghiệp Mả Ông đến năm 2020, tầm nhìn 2025

3.2.1. Định hướng quan điểm hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường thép xây dựng các tỉnh phía Bắc nước ta của các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Mả Ông đến năm 2020, tầm nhìn 2025

Phát huy hiệu quả KCN Mả Ông và đẩy mạnh phát triển các DN trong KCN theo nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp có quy mô lớn có điều kiện áp dụng và triển khai các thành tựu khoa học công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh từng bước tạo lợi thế về quy mô trong sản xuất kinh doanh sản phẩm thép xây dựng mang lại hiệu quả cao.

Các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Mả Ông luôn mong muốn giữ một vai trò quan trọng trong ngành thép phía Bắc nói riêng và ngành thép nội địa nói chung, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm giúp cho nền kinh tế tại khu vực sản xuất

được phát triển đồng thời cung ứng nguồn sắt thép xây dựng cho các tỉnh phía Bắc và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia, quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về kế hoạch phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm chú trọng các hoạt động giữ vững và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với các nhà phân phối truyền thống và mở rộng thêm kênh phân phối tại các tỉnh đã có mặt và các tỉnh chưa xuất hiện để thu hút khách hàng đa dạng hơn và đặc biệt là khách hàng có quy mô lớn. Với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể, các công ty kinh doanh thuộc khu công nghiệp Mả Ông đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trong các năm 2013-2017 ở mức khoảng 14%/năm

Các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Mả Ông không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành một trong những khu công nghiệp sản xuất và kinh doanh thép lớn trên thị trường các tỉnh phía Bắc. Các định hướng đầu tư phát triển sản xuất tập trung vào công nghệ sản xuất tiên tiến và phát triển thị trường, đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc khu vực này theo đuổi được tầm nhìn và định hướng phát triển dài hạn của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, đánh giá chung là các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Mả Ông theo đuổi chiến lược tăng trưởng và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm bằng cách thâm nhập thị trường thông qua phát triển các nhà phân phối và đại lý, mối quan hệ với khách hàng cũ, chú ý hơn đối với khách hàng lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp này còn theo đuổi chiến lược phát triển thị trường thông qua việc duy trì mức giá cạnh tranh để thu hút khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thỏa mãn nhu cầu thị trường. Vì trong ngành thép nói chung và thép xây dựng nói riêng các sản phẩm đòi hỏi có tính tiêu chuẩn kỹ thuật, do đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép xây dựng có rất ít cơ hội để theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa. Nên các doanh nghiệp trong ngành thường theo đuổi chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí thấp, cạnh tranh thông qua giá bán rẻ hơn. Bên cạnh đó, thị trường thép xây dựng đang bước dần vào trạng thái bão hòa khi một loạt các công ty thép lớn đều thực hiện đầu tư mở rộng công suất, do đó, cạnh tranh trong ngành thép xây dựng đang trở nên ngày càng khó khăn, khốc liệt hơn.

Trong ngành sản xuất, kinh doanh thép có được lợi thế về chi phí trong cạnh tranh, công nghệ sử dụng để sản xuất của các công ty thép đóng vai trò rất quan trọng. Công nghệ hiện đại thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn và nhập khẩu từ các nước phát triển như Đức, Ý, Nhật… Nếu có được nhiều công nghệ này, sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được các chi phí, tiêu hao ít năng lượng. Các

công nghệ này thường được các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh ưu tiên đầu tư. Công nghệ hiện đại và các giải pháp công nghệ giúp các doanh nghiệp thép phát huy được tính kinh tế nhờ quy mô và tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Về định hướng quản trị dựa trên tri thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp thuộc KCN Mả Ông chưa tập trung nhiều vào hoạt động quản trị chiến lược sản xuất, kinh doanh dựa trên tri thức. Các doanh nghiệp có tiềm lực đã vận dụng tri thức về công nghệ sản xuất để phát triển sản phẩm đáp ứng với nhu cầu thị trường (Công ty Cổ Phần Tuấn Cường, Công ty TNHH Thép Hoàng Việt). Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc KCN Mả Ông là những công ty có truyền thống, có một cơ sở khách hàng quen thuộc có mối quan hệ lâu dài, nhưng những năm qua chưa tập trung phát triển tri thức về thị trường để phát triển tạo lợi thế cạnh tranh trong đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thép xây dựng của các công ty kinh doanh thép thuộc khu công nghiệp Mả Ông trên thị trường các tỉnh phía Bắc nước ta (Trang 91)