tỉnh phía Bắc đến năm 2020
Môi trường kinh tế
Theo các nhà dự báo cho rằng với môi trường kinh tế lành mạnh hơn từ năm 2014 cả trong nước và phạm vi toàn cầu, sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng lên bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2014-2016. Mặc dù vậy, hiện có một số nguy cơ khiến Việt Nam có thể không đạt được mức tăng trưởng như dự báo. Theo các nhà dự báo thì Việt Nam vẫn tiếp tục chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô và kìm hãm lạm phát, khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư. Không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu, nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể trở lại suy thoái do khả năng vỡ nợ của một số nước thành viên khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
Nhìn chung giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025 môi trường kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và dự đoán vào năm 2025 GDP của Việt Nam ước đạt trên 436 tỷ USD (theo báo cáo tháng 12/2005 của tập đoàn Goldman-Sachs là một trong những công ty tài chính lớn nhất thể giới). Điều này là một trong những yếu tố vĩ mô quan trọng nhất khi thực hiện các chiến lược phát triển thị trường thép xây dựng trong nước nói chung và thị trường các tỉnh phía Bắc nói riêng, khi mà tốc độ phát triển của thị trường thép xây dựng phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Môi trường chính trị- pháp luật
Môi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường thép xây dựng nói riêng
Nền tảng chính trị- pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được thể hiện rõ nét trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng là: Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại: chính trị- xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn nữa trong giai đoạn sau.
Môi trường văn hóa- xã hội
Theo số liệu mà Tổng cục thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, tăng 1,04%; dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu người, tăng 3,3% so với năm 2011; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, tăng 0,02%. Dự báo trong năm 2013, dân số Việt Nam sẽ vượt qua 90 triệu người và quy mô dân số sẽ vượt qua 96,2 triệu người vào năm 2020 với số người tham gia vào lực lượng lao động vào năm đó là 63 triệu người.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011.
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 khu vực Nhà nước chiếm 10,4% tổng lực lượng lao động; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 86,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,3%.
Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đang được xây dựng. Mục tiêu dự thảo đưa ra là tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%. Tỉ lệ thanh niên dưới 24 tuổi không tham gia việc làm, giáo dục, đào tạo giảm xuống ít nhất 5%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm. Tỉ lệ tăng trưởng việc làm bình quân 2%/năm. Tốc độ tăng số lượng việc làm trong khu vực phi nông nghiệp từ 4-5%/năm. Giảm tỉ lệ lao động phi chính thức trong khu vực phi nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2020. Năng suất lao động hằng năm tăng 4%. Tốc độ tăng tiền lương thực tế bình quân 5%/năm. Tỉ trọng việc làm trong nông nghiệp giảm còn 40% trên tổng số việc làm năm 2015 và 30% năm 2020...
Qua số liệu trên ta thấy đến năm 2020 nước ta cơ bản có quy mô dân số khá ổn định và tương đối lớn so với các khu vực Châu Á, bên cạnh đó có thể thấy sự dịch chuyển cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp gia
tăng khiến cho khả năng phát triển thị trường thép xây dựng trong nước cũng như các tỉnh phía Bắc được mở rộng.
Môi trường khoa học- công nghệ
Bắt đầu từ năm 2011 trở đi tiêu chuẩn quy định về quy mô nhà máy mới như sau: dây chuyền cán thép phải chuẩn công suất từ 500 000 tấn/năm trở lên; lò cao BF có dung tích hữu ích lớn hơn 700m3; lò điện có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ; lò thổi ôxy có công suất tối thiểu 120m3/mẻ…là hoàn toàn mới và lớn hơn gấp đôi so với quy mô nhà máy như hiện nay khi mà công suất trung bình của một nhà máy mới chỉ đạt khoảng 200 000 tấn/năm. Điều này có thể coi là sự thúc đẩy cũng như là ràng buộc đối với các doanh nghiệp thép xây dựng khi muốn đổi mới công nghệ, nâng cao quy mô, thay đổi chất lượng sản phẩm… tất nhiên là khi đưa ra tiêu chuẩn này Chính phủ chắc cũng đã tính đến năng lực, nguồn lực của các doanh nghiệp để hiện đại hóa môi trường khoa học- công nghệ cho ngành thép xây dựng.
Dưới đây là bảng tóm tắt một số yếu tố môi trường vĩ mô giai đoạn 2020-2025
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt một số yếu tố môi trường vĩ mô giai đoạn 2020-2025
Chỉ tiêu Kinh tế Chính trị Xã hội Công nghệ
Đến năm 2020 GDP tăng
6,9%/năm
ổn định Dân số trên 96,2 triệu người
Chuẩn công suất từ 500 000 tấn/năm Đến năm 2025 GDP tăng 6,4%/năm ổn định Dân số trên 106,4 triệu người -
Nguồn: tổng hợp và phân tích của tác giả
Những công ty có khả năng gia nhập thị trường
Ngành thép đến năm 2015 sẽ không còn sự bảo hộ của Nhà nước bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan do đó các doanh nghiệp trong nước phải tự cạnh tranh và đứng vững trên thị trường nội địa nói chung và các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Mả Ông phát triển thị trường của mình trên các tỉnh phía Bắc. Với cam kết gia nhập WTO, Nhà nước sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường thép xây dựng. Khi đó các doanh nghiệp thép xây dựng trong nước sẽ phải đối mặt với các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh và rất mạnh từ các nước khu vực Đông Bắc Á, ASEAN, thậm chí ngay cả các doanh nghiệp hiện đang liên doanh với nước ngoài. Khi theo cam kết gia nhập khu vực mậu dịch tự do trong khuôn khổ hiệp định ưu đãi thuế quan đối với việc mua- bán hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có hiệu lực chung (CEPT/AFTA), từ năm 2015 trở đi, thuế xuất nhập khẩu thép xây dựng
là từ: 0%-5% với điều kiện hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ xuất xứ hay tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa nhập khẩu, cụ thể ít nhất phải có 40% nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa đó có nguồn gốc từ quốc gia nhập khẩu.
Nhu cầu về thép xây dựng rất khó dự đoán, phụ thuộc vào nền kinh tế và thị trường xây dựng cũng như thị trường bất động sản. Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới và các nhà đầu tư nước ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng dư thừa thép xây dựng. Thép xây dựng sẽ chịu áp lực tăng cung trong thời gian ngắn khá lớn do nhiều dự án đầu tư đi vào hoạt động giai đoạn 2015 tuy nhiên nguồn cung này sẽ ổn định xung quanh mức cân bằng từ năm 2025.
Nhà cung ứng
Có rất nhiều nhà cung ứng nguyên nhiên vật liệu (phôi thép, than đá, dầu mỏ…) cho các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng đồng thời Nhà nước có nhiều chính sách điều chỉnh do đó các nhà cung cấp khó có thể liên kết nâng chi phí đầu vào trên thị trường nguyên nhiên vật liệu thép xây dựng. Tuy nhiên giá thép xây dựng trong nước lại phụ thuộc rất nhiều giá phôi thép trên thế giới do lượng phôi thép nhập khẩu chiếm hơn 60% lượng phôi dùng trong sản xuất, các doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro tỷ giá rất lớn nhưng các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp liên doanh lại có cơ hội tiếp tiếp cận nguồn phôi thép từ phía đối tác nước ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, Chính phủ đang có nhiều dự án cũng như chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để tham gia luyện phôi nhằm hạn chế sự khan hiếm phôi và sự phụ thuộc vào giá phôi thế giới.
Trong chiến lược quy hoạch ngành thép Việt Nam hiện nay và giai đoạn 2020- 2025, Chính phủ rất chú trọng tới việc phát triển ngành thép theo hướng sản xuất thép từ quặng đầu nguồn, tăng tính khép kín trong quy trình sản xuất thép, nâng cao chất lượng thép, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu từ nước ngoài thông qua triển khai lộ trình thăm dò và khai thác quặng tại các mỏ sắt ở miền Bắc, miền Trung hoặc tìm kiếm nguồn quặng từ nước Lào, Cawmpuchia. Do vậy, đây là lợi thế cho các doanh nghiệp thép phía Bắc cũng như các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Mả Ông vừa có được nguồn đầu vào vừa cung ứng ra thị trường tại các tỉnh phía Bắc.
Giai đoạn đến năm 2020, ngành thép xây dựng cần khoảng 9-11 triệu tấn phôi thép và khoảng 12-15 triệu tấn phôi thép vào năm 2025.
Khách hàng
Khách hàng trên thị trường thép xây dựng có đặc điểm là bị phân tán lớn theo khu vực địa lý nhưng theo thời gian thì nhóm người mua sẽ tập trung hơn do đó các
đại lý phân phối dễ dàng hơn trong việc nắm giữ quyền phân phối thép xây dựng từ đó tác động ngược trở lại điều khiển quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, khách hàng tổ chức thường có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, do đó khả năng đàm phán cao, cũng như việc lựa chọn và thay đổi nhà cung cấp dễ dàng. Khối lượng đặt hàng lớn và việc ký được hợp cung cấp dài hạn với khách hàng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn điều này đồng nghĩa với việc sức mạnh mặc cả của người mua sẽ tăng dần theo thời gian. Năm 2020, các nhóm người mua cần 7,5- 8,0 triệu tấn và 9-10 triệu tấn vào năm 2025.
Những công ty cùng một ngành nghề cạnh tranh với nhau
Giai đoạn đến năm 2020 có thể là giai đoạn chuẩn bị cho các cuộc cạnh tranh mới khi mà số lượng các công ty trên thị trường thép xây dựng nội địa nói chung và các tỉnh phía Bắc nói riêng có thể gia tăng nhanh với quá trình các rào cản thâm nhập dần dần được nới lỏng. Nếu như tìn hình thị trường từ năm 2020 đến năm 2025 không có biến động đột biến thì có thể từ giai đoạn 2025 trở đi bắt đầu cho cuộc cạnh tranh mới. Khi đó, những quan điểm, triết lý của các chiến lược phát triển thị trường sẽ trở nên đa dạng hơn so với thời điểm hiện tại cùng với nguồn lực dành cho phát triển thị trường có thể tăng nhanh nhằm tìm kiếm và tranh giành thị phần. Trong giai đoạn này có thể nổi bật lên là thời kỳ của: chuyên sâu công đoạn, nghiên cứu- phát triển, công nghệ, Marketing…
Các tiến trình trên chỉ là những ước lượng tương đối về mặt thời gian điều này có khả năng sẽ xảy ra nhưng cũng cần có một khoảng thời gian và một số biến cố nổi bật để tạo nên thời kỳ đó. Nhìn chung các doanh nghiệp ngành thép xây dựng cũng cần lưu tâm đến vấn đề này khi thị trường xuất hiện những tín hiệu có thể chưa được rõ ràng nhưng việc chuẩn bị là cần thiết.
Sản phẩm thay thế
Khó có thể có sản phẩm nào có thể thay thế cho thép xây dựng trong giai đoạn 2020-2025 khi mà hiện giờ chưa có công trình nghiên cứu nào công bố là sẽ có một sản phẩm tương lai có thể thay thế cho thép xây dựng. Mặt khác, với đặc tính chịu lực, chịu nhiệt độ cao, kết cấu bền vững nên thép xây dựng ngày càng được sử dụng nhiều trên thị trường do đó các nguyên liệu thay thế khác như gỗ, nhựa sẽ khó thay thế cho thép xây dựng trong các công trình nếu có thì chỉ có thể giảm được một vài chi tiết ở một công đoạn nào đó của công trình.
Bảng 3.2: Bảng tóm tắt một số nhân tố thị trường thép xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2025
Đến năm 2020 Đến năm 2025
Rào cản xâm nhập Nới lỏng từng phần Nới lỏng đa phần
Nhà cung ứng Xuất hiện nhiều nhà cung ứng
Sự ổn định của nhà cung ứng
Khách hàng Bắt đầu thời kỳ của người mua
Thời kỳ của người mua
Công ty cùng ngành nghề cạnh tranh với nhau
Bắt đầu thời kỳ cạnh tranh mới
Thời kỳ của các chiến lược mới
Sản phẩm thay thế Khó có thể xảy ra Khó có thể xảy ra