Nhân vật đám đông

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa (Trang 35)

B. NỘI DUNG CHÍNH

1.1.3.Nhân vật đám đông

Nhân vật đám đông mà chúng tôi muốn tìm hiểu ở đây là đám quan chức trí thức “rởm” xuất hiện ở cả ba tiểu thuyết. Đây là những con người mang danh trí thức, mang danh cán bộ nhưng lại có trình độ văn hóa thấp, thể hiện thói đạo đức giả và cơ hội, thể hiện sự thoái hóa về nhân hình nhân tính. Đặc biệt ở họ luôn có sự bon chen, ganh ghét kèn cựa lật đổ lẫn nhau. Dưới đây là bảng thông kê những con người này trong ba tiểu thuyết kể trên.

Tác phẩm Nhân vật Đặc điểm Một mình một ngựa - Hiến, Đình, Gia, Ké Lanh, Kiến, Bình, Căn,.... - Đồng, Duyễn, Hưng,... Là những cán bộ cấp cao của tỉnh ủy, những người có xuất thân khác nhau, nhưng phần lớn là tầng lớp lao động đã tham gia cách mạng nhiều năm, học thức văn hóa hạn chế, tài năng không có gì nổi bật. Phần đông là đua chen, cơ hội, không mạnh mẽ bảo vệ cái đúng. Nổi bật là Hiến, và một nhóm bị tha hóa về mặt đạo đức như Trần Quàn. Bên cạnh đó vẫn có những người có hiểu

biết, khí phách như Đồng, kỹ sư Hưng.

Đám cưới không giấy giá thú - Lợi,... - Cẩm, Dương, Thảnh, Thuật,... - Là người lợi dụng chức quyền để trả thù cá nhân, chống lại những gì tiến bộ và tốt đẹp, hủy hoại cuộc sống của người khác. Mang danh cán bộ cách mạng nhưng lại phản cách mạng, phản con người.

- Là những thầy cô giáo trong trường học nhưng đạo đức nhân cách đã bị danh lợi, chức quyền và đồng tiền làm cho biến dạng. Ngoài Thuật thì những người còn lại đều có trình độ hạn chế. Chính những người như Dương, Cẩm đã đẩy Tự vào chỗ bất hạnh.

Ngược dòng nước lũ

- Phô, Khoái, Quanh, Liệu,...

Tham lam, bạc bẽo, tráo trở. Họ đều vì danh lợi mà gió chiều nào che chiều ấy, vô ơn bạc nghĩa, ích kỉ hẹp hòi.

Bảng 1: Tổng hợp các nhân vật thuộc kiểu đám đông trong 3 tiểu thuyết Một mình một ngựa, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng

Thực chất nhân vật đám đông có thể là đám đông quần chúng những thị dân, những người nông dân... Nhưng ở đây chúng tôi chỉ xét hình ảnh đám đông là giới quan chức, trí thức có trong tay quyền lực nhưng lại thiếu lương tâm nhân cách. Chính những con người này đã mang lại đau khổ cho biết bao con người như Toàn, Tự và Khiêm. Cả trong ba tiểu thuyết kể trên, Ma Văn Kháng đều miêu tả rất kĩ những hành vi của nhóm nhân vật này.

Trong Một mình một ngựa là cả một tập hợp cán bộ đứng đầu một tỉnh nhưng có người còn chưa đọc thông viết thạo. Nếu chỉ kém về tài năng, kiến thức họ có thể trau dồi nhưng điều quan trong nhất là họ có dấu hiệu của sự xuống cấp về đạo đức. Tiêu biểu cho nhóm này trước hết là Hiến - xuất phát điểm chỉ là một tên chăn ngựa, không có ý thức trau dồi kiến thức chỉ muốn kiếm lợi cho bản thân. Tài năng đâu thì chưa thấy, chỉ biết Hiến lúc nào cũng thích thể hiện vai trò của mình chèn ép những người xung quanh, quan hệ bờm xơm với cô Tình, luôn tìm cách thay thế vị trí của ông Quyết Định. Ông ta chính là người đã ra quyết định kỉ luật với Hưng, với Đồng.

Độc ác và ngu dốt nhất phải kể đến Lợi, Cẩm và Dương trong Đám cưới không có giấy giá thú. Chúng người trước kẻ sau biến cuộc đời của Tự thành những trang bi ai não nề. Cẩm và Dương là những thầy giáo "rỗng tuếch và cằn cỗi". Hai ông - hiệu trưởng và bí thư - bằng cái thói tham lam và bảo thủ, độc quyền đã biến trường học thành chốn ô tạp, thành cái chợ. Những con người này góp phần nào biến dạng Thuật và đẩy Tự vào bi kịch. Kể cả Thuật, người thầy giáo vốn có tài những bị xô lệch bởi hoàn cảnh, tự đánh mất mình rồi hóa điên hóa dại cũng là một hình ảnh của giới trí thức rởm làm đau đớn lòng người. Anh có biệt danh là “Thuật chó” bởi cái nghề nuôi chó cảnh của mình. Điều ấy cũng chưa có gì đáng buồn lắm nếu con người biết lao động chân chính để làm giàu cho bản thân. Nhưng ở những trường đoạn miêu tả Thuật ngồi bên cạnh hai con cho giống đang giao phối để

nói chuyện dạy dỗ thi cử làm người ta chạnh lòng biết bao. Xuất phát điểm Thuật cũng giống như Tự, anh cũng từng một thời say mê học thuật, chịu khó tìm hiểu, tự nâng cao mình. Nhưng trước những đòi hỏi của đời sống vật chất, trước những chèn ép của Cẩm và Dương, Thuật đã trở nên méo mó để cuối cùng hóa điên.

Liệu, Phô, Quánh, Khoái... trong Ngược dòng nước lũ cũng mang chung bộ mặt của những con người ham thích quyền lực, địa vị và đồng tiền sẵn sàng chà đạp lên người khác, chà đạp lên danh dự và nhân phẩm của chính mình để đạt được thứ mình muốn. Chúng mang danh là trí thức mà khác gì đám thị dân ít học. Chúng chính là đại diện cho thói ích kỉ và xấu xa ở con người.

Điều đáng nói là đám đông lưu manh đạo đức giả này lại là người nắm quyền lực có sức mạnh để quyết định vận mệnh của những người trí thức như Tự, như Khiêm. Qua đó Ma Văn Kháng muốn gửi gắm điều gì đến xã hội đương thời? Bằng cách miêu tả chân thực và sinh động thế giới nhân vật đám đông, nhà văn đã thể hiện trách nhiệm của người cầm bút đối với cuộc đời. Ngòi bút phê phán đầy sắc nhọn của ông khi đề cập đến con người ngăn trở bước tiến của xã hội cũng là nhằm góp phần cải tạo hiện thực, hướng đến chân - thiện - mỹ, để mỗi con người được sống đích thực hơn.

Qua việc tìm hiểu ba kiểu nhân vật nói trên chúng ta thấy nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chủ yếu là nhân vât loại hình tức là những nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chẩm tính cách nào đó của con người, hoặc một loại người nhất định của thời đại. Nhân vật trong tiểu thuyết của ông mang tính liên văn bản, gắn với nhau một cách chặt chẽ, có những chi tiết có thể tìm thấy ở cả ba cuốn tiểu thuyết. Các nhân vật loại hình vừa đa dạng phong phú, mang những sắc màu riêng và thống nhất trong đặc

trong việc tạo dựng thế giới nhân vật như sử dụng nhân vật kỳ ảo, nhân vật bị xóa trắng, bị làm dẹt về mặt tính cách. Ông vẫn rất chú tâm tới việc xây dựng một nhân vật hoàn chỉnh với ngoại hình, tính cách, tiểu sử lai lịch, đặt nhân vật vào những tình huống nóng bỏng, kịch tính để nhân vật thể hiện mình đầy rõ hình, rõ nét. Thành công lớn nhất của Ma Văn Kháng là đặt trong bối cảnh tác phẩm của ông ra đời, hình ảnh nhân vật từ trong trang văn của ông đã lay động đánh thức tâm hồn bạn đọc về nỗi bi thương của con người trong hoàn cảnh mới. Nó là lời nhắn nhủ tới xã hội về giá trị của nhân cách, phẩm giá, đạo đức con người. Nó cho thấy tấm lòng của nhà văn cũng như quan niệm của ông về những người xung quanh. Có thể khẳng định rằng Ma Văn Kháng tiếp cận con người từ góc độ đạo đức, nhân văn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa (Trang 35)