Miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa (Trang 39)

B. NỘI DUNG CHÍNH

1.2.1.Miêu tả ngoại hình

Miêu tả ngoại hình nhân vật là một thủ pháp quan trọng và quen thuộc, được nhiều nhà văn quan tâm sử dụng và thu gặt được những thành công nhất định. Nghiên cứu về nhân vật của Ma Văn Kháng trong ba tiểu thuyết kể trên chúng tôi thấy nhà văn đặc biệt quan tâm tới ngoại hình nhân vật. Ông coi đây như một phương thức để phán ánh tính cách nhân vật một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Cũng giống như Tô Hoài hay nhiều nhà văn thành công ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật khác, Ma Văn Kháng chú ý tới việc lựa chọn chi tiết đặc tả.

Chúng ta cùng theo dõi bảng thống kê các nhân vật được miêu tả ngoại hình trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của ông để thấy được những nét đặc sắc trong bút pháp xây dựng nhân vật này.

Nhân vật Ngoại hình được miêu tả

dưới hai ống quần đen xắn cao cùng một gương mặt trái xoan phụ nữ tươi thuần. Một chiếc khăn lụa đỏ mỏng như làm đỏm, hai dầu thít hờ hững dưới một cái cằm xẻ đôi trắng mịn. Hai con mắt ướt rờ rỡ với hàng mi rợp dầy rậm. Và một vùng ngực eo hông thắt hở bồng bềnh trong chiếc áo cổ thêu ren hình qua tim, may rất kít người. (trang 8) Khuôn mặt cân phân. Sắc da tươi nhuần. Nhãn cầu sáng tươi. Mắt phượng, môi hồng (193)

Tình Mặt tròn trịa, múp míp như cái hạt mít (17)

Duyễn Tóc hoa râm. Tầm thước. Vai Xuôi. Miệng rộng. Có tiếng cười hề hề xuê xoa vui vẻ. Bắt tay Toàn, mắt hấp háy... (16) Muôi Người to lớn, da ngăm đen, môi dày, miệng loe. (18)

Cặp mắt ti hí (21)

Kiến Mặt dài, lông mày xếch chéo, đầu tóc rậm rì (19)

Căn Tuổi chừng sáu mươi, tóc gọng kính, gò má cao, quai hàm bành bạnh (24)

Hiến Trạc năm mươi. Thấp bé. Còi cọc. Đầu to. Mặt kênh kênh. Mắt trái có lẹo lại hơi ngưỡng thiên (27)

Ké Lanh Dong dỏng cao, mặt dài, mày rậm. (33) Đình

Trắng như cục bột (34)

Mặt tròn phính, trắng hồng, hai vệt lông mày đen nhánh như bôi mực tàu. (58)

Quyết Định

Gương mặt vuông vức. Hai con mắt một mí đối nghịch với khuôn miệng rộng có cái cười thậ hiền. Một đôi vai rộng quen gánh vác hòa hợp với đôi cánh tay căng nở từng cơ bắp.

Gia Thấp mập. Đầu húi cua. Mày rậm. Mắt dài. Lỗ mũi rộng hoác. (55)

Đồng Nước da hun khói cao gầy, hom hem, lom khom như người đau thận.(60)

Thân Mặt trái xoan, có mấy nốt rỗ huê ở gồ mũi (62) Quàn

Đầu củ kiệu. Trán lõm. Mõm dô. Tai bẹp. Thái dương hóp. Vóc dáng khuôn mặt thì tướng hầu. Nhưng bước đi lại vặn mình xà, như rắn lượn vậy. (164)

Phiêu Vóc hình cân đối, đẹp khỏe khoắn, mặt tròn, hàm răng trắng bóng, có nụ cười rất tươi (253)

Bà cụ Dư Bé nhỏ, sắt seo (273)

Hưng Vóc cao ráo. Da ngăm, thân hình lỏng khỏng, xương xẩu, nhưng rắn chắc. (285)

Cô Đồng Mắt một mí, mày tỉa. Mũi tẹt, mồn dô. Má trái có nốt ruồi to bẹt như đồng xu (328)

Hai người công an

Một cao kều, đầu nhọn. Một thấp tè đầu tròn như quả bóng (347)

Bảng 2: Thống kê các nhân vật đƣợc miêu tả ngoại hình trong Một mình một ngựa

Nhìn vào bảng thống kê qua tiểu thuyết Một mình một ngựa, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm trong cách miêu tả ngoại hình nhân vật của Ma Văn Kháng. Thứ nhất, ông rất chú ý tới việc miêu tả ngoại hình nhân vật. Hầu hết các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đều được nhà văn vẽ lại bức chân dung bằng một số nét chính, thậm chí có những nhân vật được vẽ nhiều lần ở những lần xuất hiện khác nhau. Ví dụ như ngoại hình của Yên hay đôi mắt ngưỡng thiên rất đặc biệt của ông Hiến được miêu tả khá nhiều lần. Thứ hai, Ma Văn Kháng miêu tả ngoại hình nhân vật theo đúng tiêu chí của dân

gian là "trông mặt mà bắt hình dong". Dưới ngòi bút của nhà văn, ngoại hình nhân vật luôn thống nhất với tính cách, góp phần thể hiện tính cách. Nhân vật chính diện thì ngoại hình cũng thể hiện rõ phẩm cách tốt đẹp, ngược lại nhân vật phản diện thì khó coi ngay từ bề ngoài. Cách miêu tả này khiến ta nhớ tới quy tắc trang điểm cho các diễn viên Tuồng. Người mặt đỏ là cương trực, người mặt trắng là gian thần... Thứ ba, trong các nét chân dung ông đặc biệt chú ý tới đôi mắt coi đó như cửa sổ tâm hồn, mở ra những điều cơ bản nhất về đặc trưng của nhân vật. Dù có chú ý miêu tả nước da, vóc dáng và nhiều chi tiết khác nhau của ngoại hình nhưng có thể thấy đôi mắt là chi tiết mà Ma Văn Kháng chú ý hơn cả. Điểm này cũng không quá mới mẻ. Bởi đôi mắt chính là điểm kết nội nối tâm hồn và hình thức, là yếu tố hình thức phản ánh nội dung sâu sắc nhất. Rất nhiều nhà văn đã khai thác đôi mắt nhân vật như một cách hé mở về tính cách con người. Thứ tư, Ma Văn Kháng thể hiện rất rõ tình cảm của mình với nhân vật ngay từ cách miêu tả ngoại hình (ví dụ những người ông ưu ái như Yên, Quyết Định, Phiêu, Đồng, Đình; hay những người ông không mấy thiện cảm như Quàn, Hiến...)

Không chỉ trong Một mình một ngựa mà trong hai tác phẩm còn lại cũng như trong hầu hết các tiểu thuyết khác của Ma Văn Kháng ông đều rất chú tâm xây dựng ngoại hình nhân vật. Với nhóm nhân vật “chính diện”, nhà văn miêu tả nét mặt đầy thiện cảm như: “mặt trái xoan” của Tự; “mặt vuông vức, nét mắt thẳng như kẻ của Kha; “gương mặt đầy đặn ở tuổi bốn mươi trắng hồng” của Hoan, cái “mặt to, miệng vuông” của Thịnh... Với những nhân vật lòng dạ đen tối, khuôn mặt thường xấu xí và phản cảm như: “mặt hẹp như mặt chim, hai mắt sắc lạnh” của Thuật; mặt là một khối dày nặng,môi dầy bóng, đầy vẻ thèm thuồng” của Cẩm; “tai bẹp, mắt gườm gườm, đôi mắt dày như đắp nặn” cuả ông Lại; “mặt thô lạnh, tròn như cái

dưới mũi” của Đúc, “mặt hẹp, mắt sâu, cằm nhọn” của Hiến... Ở đây chúng tôi chỉ liệt kê các chi tiết miêu tả ngoại hình ở một tác phẩm để làm dẫn chứng cho những đặc điểm trong xây dựng ngoại hình nhân vật của nhà văn. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy Ma Văn Kháng rất kỹ lương, tỷ mỷ trong việc tạo tướng hình cho nhân vật.Việc miêu tả ngoại hình nhân vật giống như kim chỉ nam định hướng người đọc về cách tiếp cận nhân vật, hé mở tính cách nhân vật. Điều ấy giúp nhân vật hiện lên chân thực dễ gây ấn tượng với người đọc. Nhưng mặt khác do miêu tả ngoại hình cho hầu hết các nhân vật nên cũng dễ dẫn tới cảm giác trùng lặp, làm giảm sự hấp dẫn, mới mẻ.

Chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật là một nét rất khác biệt ở Ma Văn Kháng so với các nhà văn hiện đại bây giờ. Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng vẫn là dạng nhân vật đầy đặn, hiện lên sống động và gần gũi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa (Trang 39)