B. NỘI DUNG CHÍNH
1.2.2. Miêu tả tâm lý
Chú ý đến sự cách tân về nghệ thuật viết tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã đi sâu vào phân tích đời sống nội tâm phong phú của nhân vật. Với ba kiểu hình nhân vật mà chúng tôi đã khảo sát ở trên chúng ta có thể nhận thấy nhân vật nhà văn - nhà giáo là kiểu nhân vật xuất hiện trong hầu hết các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Những nhân vật này có đời sống tinh thần sâu sắc, nhạy cảm được đặt vào những biến cố của hoàn cảnh, những mối quan hệ phức tạp xung quanh, khiến họ bộc lộ đến cùng phẩm chất cũng như những giới hạn của mình.
Có thể nói từ đầu đến cuối trong Đám cưới không có giấy giá thú là một dòng thác của độc thoại nội tâm với bao cung bậc tình cảm, bao trạng thái vui buồn của nhân vật Tự. Chúng tôi đã làm phép thống kê lại những biến cố xảy đến với Tự trong một quãng đời để thấy được những diễn biến tâm lý trong anh. Đầu tiên là hành động “nanh nọc chửi bới bóng gió một kẻ ăn tàn
phá" hoại của Xuyến khiến anh phải chạy trốn lên gác xép và thiết lập một thế giới riêng; Vợ chồng họ ly thân sau cả một tháng trời, cái rét thúc đẩy anh đến cầu xin “tình yêu của vợ, đang độ nồng nàn, oái oăm thay cái thang giường cùng gãy đánh rắc. Thuyền tình tan vỡ” [34, tr. 368], Tự trở lại gác xép trong sự đay nghiến của Xuyến. Anh quyết định bán cuốn Từ điển Bồ Đào Nha - An Nam, hy vọng hòa giải được với vợ thì không may cuốn từ điển bị đánh cắp; Xuyến ngoại tình với Quỳnh; Tự chứng kiến sự tồi tệ của những người đồng nghiệp xung quanh như Cẩm, Dương, Thuật; Nhận được những lá thư của học trò cũ gợi nhớ về những kỉ niệm; Kỳ thi với những trò gian lận bỉ ổi tới mức ông Thống và Thuật phải vào viện; Tự từ giã nhà trường sau khi bị kết tội; Từ giã gia đình, anh trở về Thịnh Lương tìm Phượng... Ngần ấy sự kiện trong một quãng thời gian không phải là dài mà sự kiện nào, biến cố nào cũng nặng nề làm nghiêng lệch cả con người khiến Tự khó mà gượng dậy. Dồn nhân vật vào hoàn cảnh éo le cùng quẫn, bế tắc đầy bi kịch là cách Ma Văn Kháng để nhân vật của mình suy nghĩ hành động mà qua đó bộc lộ tính cách tâm trạng. Mỗi sự kiện xảy đến kéo theo sau nó những suy tư dằn vặt, đau xót của Tự. Những đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật Tự trong dằn vặt đấu tranh nội tâm khiến ta liên tưởng tới những trang văn của Nam Cao. Đó cũng là những đau đớn dai dẳng của người trí thức nghèo xuất phát từ sự ý thức rất sâu sắc rõ ràng về "cái ái tình chênh lệch và trục trặc liên tục giữa anh và Xuyến", "biết mình kém cỏi trong mưu sinh", "những cảm xúc lộn xộn mà bất lực" của anh trước thực tại của ngôi trường nơi anh đang dạy học. Qua dòng ý thức của Tự ta thấy rõ anh hiểu rất đúng, rất sâu sắc về hoàn cảnh của mình, về con người mình vì thế mà bi kịch với anh càng nặng nề hơn.
Đọc những trang văn trong Đám cưới không có giấy giá thú, độc giả cảm thấy thật nặng nề. Không chỉ bởi Tự luôn có những dằn vặt nội tâm, với
ngẫm kĩ càng mọi vấn đề và có xu hướng trầm trọng hóa. Như đã phân tích ở trên, Tự ít hành động mà thiên về suy nghĩ, chiêm nghiệm nhưng lại không biết tìm ra hành động cụ thể. Người đọc dễ có cảm giác rơi vào trạng thái bế tắc giống nhân vật. Thậm chí nhiều lúc ta thấy bực mình với cách cư xử yếm thế của Tự. Anh luôn chọn cách giải quyết vấn đề "dĩ hòa vi quý" để duy trì sự yên ổn cho mình mà không dám hành động đến cùng để giải quyết vấn đề triệt để. Tự tìm cách an ủi cho sự hèn kém của mình hơn là cải tiến thực tế cuộc sống của anh. Anh tìm cách lấy lại tình yêu của Xuyến, hàn gắn gia đình bằng cách bán dần những cuốn sách. Ma Văn Kháng đã xây dựng một hình ảnh người trí thức nghèo khó, hèn kém bị vợ chê cười, từ bỏ dù có tài năng tâm huyết. Người đọc khi bắt gặp hình ảnh Tự dễ có những băn khoăn rằng có thật Tự yêu Xuyến không? Muốn hàn gắn gia đình không? Hay thực chất Tự đang tìm cách mua sự bình yên cho bản thân? Cả khi vợ ngoại tình Tự cũng tìm cách an ủi ban thân mình. Một mặt anh ý thức được rằng "nỗi đau đớn thứ hai trong đời của anh là lúc này đây" nhưng anh cũng lại tự an ủi mình rằng “Anh nghĩ ra rồi. Không! Anh không bị phản bội. Không có tình yêu trong ngoại tình. Xuyến và Quỳnh chỉ có quan hệ xác thịt. Chúng chỉ ham muốn nhục dục. Chúng trao cho nhau thể xác kiểu mua bán một thứ hàng hóa, theo thói quen mua bán của chúng thôi (...). Không ngay cả cái xác thân ô trọc của Xuyến anh cũng phải được quyền chiếm hữu” [34, tr. 637]. Tự khác với Thứ, với Hộ với Điền bởi anh không có ước mơ lớn lao dù anh có tài năng và tâm huyết. Như đã từng nói ở phần trên những bi kịch Tự chịu một phần cũng đến từ chính tính cách con người anh. Qua hình ảnh nhân vật Tự với những trăn trở, dằn vặt, người đọc vừa thấy cái đau đớn của một con người bị áo cơm ghì sát đất vừa thấy đau xót trước sự hèn kém của nhân vật. Tự giống như một cuốn sách quý bị đặt nhầm chỗ. Tự của Ma Văn Kháng đã phản ánh rất đúng hình ảnh người trí thức đương thời. Con người có tài, có tâm thôi là chưa đủ,
cuộc sống hiện đại đòi hỏi họ phải không ngừng nỗ lực tự vươn lên khắc phục bản thân, tự cứu cuộc đời mình để mưu cầu tìm kiếm hạnh phúc cho mình. Cuộc hôn nhân giữa Tự và lý tưởng sống của anh không có giấy giá thú, không được xã hội thừa nhận? Bởi cái xấu xa, điều tồi tệ đang ngày một lây lan. Bởi sự dối trá của con người ngày một phổ biến. Thành tích thì nhiều, huân chương thì tăng mà những điều tốt đẹp cứ giảm dần, thân phận còn người cứ nhỏ bé, mong manh dần. Với chủ đề như vậy, Ma Văn Kháng đã gửi gắm tất cả suy nghĩ của mình vào Tự. Khiến cho Tự gần với mẫu nhân vật tư tưởng, luận đề chuyên chở những suy nghĩ của tác giả hơn là sống đời sống thực của mình. Do đó người đọc mới có cảm nhận diễn biến nội tâm của Tự đôi khi chưa phù hợp với tính cách của anh.
Tương tự như hình ảnh Tự, Khiêm trong Ngược dòng nước lũ cũng được Ma Văn Kháng rất chú ý trong việc miêu tả tâm lý, diễn biến nội tâm. Là một trí thức có tâm, có tài nhưng Khiêm lại gặp bi kịch lớn trong cuộc đời. Bị cấp dưới phản bội, vu oan; bị vợ coi thường; thậm chí đứa con tinh thần của anh - cuốn Bến bờ cũng bị cấm phát hành. Đau đớn, nhân vật nhận ra rằng mình đã “hoàn toàn bị cô lập” bởi một số đông. Mà “tính chất của số đông là dựa dẫm, ỷ lại, là triệt tiêu năng lực cái tôi” [35, tr. 170]. Cái tôi của Khiêm bị chà đạp phũ phàng. Tuy vậy, trong hoàn cảnh bi đát nhất, nhân vật vẫn luôn đề cao vẻ đẹp của tình người “yêu người ta xấu với người” và sẵn sàng đương đầu với cuộc sống: “Hỡi cuộc sống kia, ta chấp mi hết thẩy đó! Ừ thì mi cứ tráo trở, lừa lọc đi! Ừ thì mi cứ việc giở đủ các thói đê hèn, bỉ tiện đi. Ta chấp nhận cuộc đối mặt với tất cả bọn mi” [35, tr. 301]. Sự tha hóa của Thoa - vợ Khiêm cùng sự nhu nhược của anh đã biến tổ ấm hai người từng vun đắp thành địa ngục đối với Khiêm. Nhân vật gục ngã trong cơn đau ốm và tiếp tục bị hành hạ bởi thói hoang dâm vô độ của vợ mình: “Đó là những
thành cái đối tượng để kẻ khác rủa xả, vần vò, hành hạ và đùa nghịch độc ác nữa thì ngoài tủi hổ còn thêm nhục nhã, cay đắng” [35, tr. 225]. Nhìn chung, tất cả những diễn biến tâm lí của Khiêm trong Ngược dòng nước lũ góp phần soi sáng phẩm chất tốt đẹp, tâm hồn thanh cao và một tính cách có phần nhu nhược của nhân vật.
Giống như là Khiêm và Tự, Toàn trong Một mình một ngựa cũng có một đời sống nội tâm phong phú. Toàn nhận ra kẻ thù của cái tôi tài năng, cái tôi cá tính là những định kiến hẹp hòi của xã hội: “Chính trị nơi môi trường tỉnh lẻ xưa nay vốn là nơi sinh ra thói ái kỷ, nó tự yêu mình quá và do vậy hóa thành định kiến, hẹp hòi, khắt khe, không chấp nhận nổi những tư tưởng ngoài hệ thống, khác lạ với quan niệm của nó. Nó chỉ yêu những người trong nội giới của nó thôi, nó bài ngoại” [37, tr. 356]. Những điều trên khiến Toàn không được chọn cuộc sống như ý mình, anh không tránh khỏi tâm trạng bùi ngùi, xót xa “bỗng thấy mình mới chỉ ao ước sống chứ đâu đã được sống (...). Ôi, nghề thầy! Cái công việc dạy dỗ đào tạo con người. Cái nghệ thuật lớn nhất của cuộc đời! Sao Toàn lại bỗng dưng xa cách nó!” [37, tr. 250-251]. Không những thế , nhân vật đề cao ý thức về giá trị riêng của bản thân mình cũng như những con người tài đức như Bí thư Tỉnh ủy Quyết Định: “Một mình một ngựa, một mình một con đường, một ý tưởng, hình tượng đầy cảm hứng oai hùng kiêu hãnh này cũng đồng thời hàm chứa bên trong nó mặc cảm cô đơn rồi. Ông Quyết Định là thế, Toàn cũng vậy và những cá thể có ý thức về giá trị riêng của mình cũng không khác” [37, tr. 357].
Nhìn chung, qua thế giới nội tâm của những trí thức nhà văn - nhà giáo của Ma Văn Kháng, ta đã phần nào hiểu được những oái oăm, nghiệt ngã của cuộc sống; tâm hồn trong sáng, lương thiện; những ước mơ, khát vọng cùng những gian nan, thử thách mà nhân vật phải đối mặt... Từ đây, ta cảm nhận
sâu sắc hơn về cách nhìn nhận cuộc đời cũng như quan niệm nhân sinh của tác giả.
Bên cạnh việc đi sâu vào miêu tả tâm lý những nhân vật trí thức, ta thấy, trong tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng còn trao cho những nhân vật còn lại như Quyết Định, Yên, Hoan một đời sống nội tâm phong phú. Những suy tư của Quyết Định cho thấy ông là một nhà lãnh đạo có tài đức, là một vị anh hùng lập nên chiến công hiển hách “khắc điêu túy tu ma xông khẩn” nhưng lại vô cùng cô đơn - cô đơn so với mọi người ở tầm vóc, cô đơn với đồng nghiệp, cô đơn trong mối quan hệ với chính người vợ của mình. Những diễn biến tâm lý trong Hoan lại cho thấy sự cá tính, bản lĩnh của Hoan cũng như tình yêu mãnh liêt mà cô dành cho Khiêm. Còn diễn biến trong tâm can của Yên lại tố cáo nét đa tình cũng như bản năng tình dục mạnh mẽ của nhân vật. Có thể nói, Ma Văn Kháng rất chú ý tới biện pháp nghệ thuật này, đã có cách miêu tả linh hoạt, phong phú và hiệu quả để tạo dựng lên những chân dung nhân vật hoàn chỉnh từ diện mạo đến tính cách. Và cũng trong quá trình diễn biến nội tâm nhân vật, ta thấy nổi bật lên sự nhu nhược của hình ảnh những nhân vật nam đại diện cho tính thiện. Xếp theo thứ tự tăng dần, từ Quyết Định cho đến Tự cho rồi Khiêm đều thể hiện nét tính cách ấy. Đây là một nét riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Ma Văn Kháng. Ông đã trung thực phơi bày hình ảnh con người với tất cả những ưu, khuyết điểm một cách khách quan và thành thực. Còn nhớ, khi nhận xét về tiểu thuyết đầu tay Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng, Trần Đăng Suyền đã cho rằng phương thức xây dựng nhân vật Ma Văn Kháng chưa thực sự nổi trội, bởi “nhiều nhân vật trong Đồng bạc hoa trắng xòe có hiện tượng hành động lấn át tâm lý. Cái mà ai đó gọi là khám phá con người trong con người, là phép biện chứng tâm hồn, anh chưa làm được bao nhiêu”. Những tiểu thuyết về sau của nhà văn đã
tính cách, phẩm chất cũng như thế giới quan, nhân sinh quan của nhân vật cũng như những triết lí về cuộc đời của nhà văn.