Nhân vật nữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa (Trang 27)

B. NỘI DUNG CHÍNH

1.1.2.Nhân vật nữ

Có một điều khá đặc biệt là Ma Văn Kháng luôn thể hiện sự ưu ái với các nhân vật nữ trong cách miêu tả nhưng hầu như ở các tiểu thuyết của ông, nhân vật trung tâm lại không phải là nhân vật nữ. Thường các nhân vật nữ xuất hiện cùng nhân vật trung tâm là người trí thức giúp người đọc hiểu hơn bi kịch của hình tượng nhân vật trung tâm, hoặc làm đẹp thêm cho tâm hồn của nhân vật trung tâm. Tuy vậy, thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng vẫn rất phong phú. Nhân vật nữ trong văn xuôi Ma Văn Kháng được tạo nên bởi nhiều sắc màu khác nhau. Nhưng nổi bật hơn cả là hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, có cá tính, tràn đầy sức sống, bản năng, với số phận bất hạnh, éo le, trắc trở. Dường như, ở những người phụ nữ này, tình yêu và hôn nhân gia đình chính là cội nguồn của mọi hạnh phúc và khổ đau. Các nhân vật nữ của tác giả ngày một cá tính hơn, phức tạp hơn. Bên cạnh những mẫu hình quen thuộc mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam thì là những người phụ nữ của một giai đoạn xã hội mới với sự phức điệu của tính cách.

Chúng tôi tạm chia các nhân vật nữ của Ma Văn Kháng trong ba tiểu thuyết trên thành hai nhóm. Một nhóm là những người phụ nữ cá tính thông minh tạm gọi là “chính diện” và một nhóm là những người phụ nữ xinh đẹp,

tràn đầy sức sống và bản năng có đôi chút tiêu cực. Sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối để chúng ta khi khảo sát có thể nhìn rõ hơn đặc điểm của từng loại nhân vật này.

Ở nhóm thứ nhất, những người phụ nữ được xây dựng với những nét đẹp cả về ngoại hình và tâm hồn, đặc biệt là họ có một tâm hồn cao đẹp và tình yêu thủy chung. Tiêu biểu cho nhóm này là hình ảnh Phong vợ Toàn trong Một mình một ngựa, Phượng - mối tình đầu của Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú, và Hoan - tri kỉ của Khiêm trong Ngược dòng nước lũ.

Các nhân vật thuộc nhóm này là tình yêu say đắm của nhân vật trí thức. Họ là một mảnh ghép để ta hiểu hơn tâm hồn Tự, Toàn hay Khiêm. Nhân vật nữ “chính diện” hiện nên với nhiều nét phác họa khác nhau nhưng có một đặc điểm chung: họ đều là những người con gái chung thủy, dám yêu, dám sống cho tình yêu của mình, hi sinh hết mình cho tình yêu. Dường như tình yêu đẹp đẽ thăng hoa với người đàn ông của đời mình khiến họ ngập tràn trong hạnh phúc, khám phá ra những điều tiềm ẩn trong con người mình mà cũng là nguyên nhân của bất hạnh và khổ đau trong cuộc đời họ.

Điều đặc biệt là cả Phong và Phượng đều không hiện lên trực tiếp trong tác phẩm. Họ chỉ giống như một mảnh kí ức tồn tại trong trí nhớ của Toàn và Tự mà thôi. Phong gợi nên cho người đọc hình ảnh một cô gái dũng cảm, đảm đang và mạnh mẽ. Một mình Phong vừa học vừa lo cho hai đứa con, phải theo trường đi sơ tán nhưng vẫn rất chu đáo quan tâm tới chồng. Qua kí ức của Toàn, Phong hiện lên gắn với những kỉ niệm về mối tình đầu tươi đẹp giữa hai người. Và cũng chính sức mạnh và tình yêu đó đã giúp Toàn vượt qua những cám dỗ của nhục dục để bảo toàn tình yêu, danh dự của bản thân. Hình ảnh Phong không được Ma Văn Kháng miêu tả nhiều nhưng mỗi chi tiết nhắc tới Phong đều là thái độ trân trọng, tin yêu.

Phượng là mối tình đầu của Tự. Nhưng cuộc tình của họ đã gặp phải quá nhiều trắc trở khổ đau. Phượng giống như nguồn sống tươi mát giúp Tự vượt qua những năm tháng khó khăn. Cô là tình yêu, là những gì tươi đẹp để Tự tin hơn vào cuộc đời.

“Ôi, Phượng, cái khuôn mặt thiên thần đêm Noen năm ấy!

Phượng, cái tinh hoa chắt lọc qua hỗn độn, tầm phào, điểm tận cùng của một hành trình khổ ải, buổi giáng sinh ra đời một thiên chúa mới muôn thuở vình hằng!

Phượng, cái mộng ước tuổi xuân không hiện hữu, cái hạnh phúc đứt đoạn của đời Tự!” [34, tr. 98-99].

Để rồi cả khi tình yêu không thành, chia xa theo năm tháng. Tự đã có vợ có con và sống một cuộc sống khác, Phượng vẫn lặng lẽ ở một nơi xa chờ đợi. Cuối tác phẩm là một trạng thái để ngỏ về cái kết. Người đọc có thể dự cảm đó là một cái kết có hậu khi Tự đi tìm Phượng hoặc vẫn tiếp tục là chặng đường gian nan của họ. Cũng giống như cái kết mang tính chất mở, hình ảnh nhân vật Phượng tồn tại mơ hồ trong tác phẩm, xuất hiện ở không nhiều trang văn, ngoài một đoạn Tự nhớ về thời thanh niên và trong bức thư của cậu học trò gửi thầy nhưng người ta có thể thấy giá trị của Phượng. Phượng không chỉ hiện thân cho những gì tốt đẹp mà còn là hiện thân của tình yêu vĩnh cửu. Chị dành cho Tự tình yêu thánh thiện, nó giúp những người như Tự không cô đơn. Vẫn có những người tri kỉ tri âm thấu hiểu tâm hồn và giá trị của Tự.

Nhân vật Hoan trong Ngược dòng nước lũ có lẽ là hình ảnh đẹp nhất trong nhóm những phụ nữ này.

“Hoan hiện dần lên, từ gương mặt đầy đặn ở tuổi bốn mươi trắng hồng, cái cổ cao trẻ trung, vồng ngực tròn còn trinh nữ và làn áo tắm đen tuyền bó khuôn một thân hình óng ả, những đường nét căng mở, thật hiếm thấy vì nữ tính tràn trề. Hoan đẹp thực thể như một chân lý, lại nhiễm vẻ

hoang đường. Chị luôn gây cho Khiêm ảo giác và ảo giác là tố chất vĩnh viễn là đặc điểm nuôi dưỡng mối tình của họ. Hai người luôn ở giữa làn ranh của hiện tồn và hư ảnh trong cảm nhận của nhau; họ có cảm giác suốt đời sẽ là tình nhân của nhau, say đắm nhưng trân trọng, không suồng sã ít nhất thì cũng đã mười năm qua là vậy…” [35, tr. 29-30].

Hoan là người phụ nữ quá lứa lỡ thì nhưng vẫn xinh đẹp mặn mà ở tuổi 40. Cô nổi bật trước các đồng nghiệp bởi vẻ tự tin đến kiêu ngao, bởi sự thông minh và cá tính, bởi khả năng tự ý thức bản thân sâu sắc. Vì thế đồng nghiệp không thích cô. Nhưng cô lại là người duy nhất hiểu được Khiêm:

“Từ lâu Khiêm muốn rời bỏ chức vụ này. Và ngỏ ý thăm dò Thoa, vợ anh điều này, anh nhận ngay được lời sỉ vả là ngu xuẩn, ngốc nghếch. Có họa là chó chê phân người mới chê chức vụ. Thoa nói. Còn khi tâm sự với Hoan thì Hoan nhìn anh rưng rưng “Em thấy từ rất lâu rồi, anh rất cô đơn”. Hoan đã nhìn thấu anh. Hơn tất cả bạn bè anh, chị cảm nhận được ở chiều sâu của tâm hồn, cá tính” [35, tr. 31].

Mối quan hệ của Hoan và Khiêm không xuất phát từ sự thèm khát xác thịt như Thoa và những người đàn ông khác mà nó xuất phát từ sự đồng điệu của tâm hồn giống như Đam Thiềm tri âm với Vũ Như Tô, như Thúy Kiều tri âm với Đạm Tiên vậy. Đó là sự tri kỉ của những người “cùng hội cùng thuyền” cũng mang chung nỗi oan của trời đất.

Cho dù bị “xẻ mặt, bị ruồng bỏ, bị lừa dối, bị xỉ nhục, bị đẩy đến trạng thái phẫn khích, điên rồ”, trước những biến cố giáng xuống đời mình, Hoan vẫn thể hiện được bản lĩnh và cá tính của mình. Dù là ở quãng đời trước hay sau, cô vẫn luôn là cô gái cứng cỏi, thông minh và vững vàng. Ngay cả khi bị công an bắt tạm giam và trả hỏi hàng ngày cô vẫn giữ được sự bình tĩnh để tìm cách thoát khỏi nguy hiểm trở về với Khiêm. Ở Hoan hội tụ những sức

sống tràn trề của thể xác và tinh thần, với ý chí kiên cường mà dịu dàng, mang đầy thiên tính nữ.

Trong nhóm các nhân vật nữ này, Hoan là nhân vật kết tinh, là nhân vật được miêu tả kĩ càng hiện diện trực tiếp trên từng trang văn. Cả Phong, Phượng hay Hoan đều là chỗ dựa cho những người trí thức mạnh mẽ ý thức tự tôn nhưng không quyết đoán trong hành động có xu hướng yếm thế. Chính họ và sự tồn tại của họ giúp những người đàn ông ấy có chút nước mát giữa sa mạc khát cháy, khiến những người đàn ông ấy còn được trân trọng, thấy mình giá trị và cao cả hơn. Bên cạnh những Phượng, những Phong, những Hoan, ta thấy môtíp nhân vật nữ “chính diện” còn xuất hiện trong một số tác phẩm khác của Ma Văn Kháng như: Phượng với trong Mùa lá rụng trong vườn với vẻ đẹp “mạnh mẽ, bình dị và tự nhiên”; bà cụ Lãng với bản lĩnh cứng cỏi và phẩm chất tuyệt vời trong Côi cút giữa cảnh đời... Những người phụ nữ này tuy nhỏ bé nhưng họ khẳng định một chân lý cái đẹp ở nơi đâu cũng cần được trân trọng.

Nhóm thứ hai là những người phụ nữ bị “phố phường hóa”, “thị thành hóa” họ có chút tính cách của nhân vật tiêu cực. Đó là Xuyến, Trinh trong

Đám cưới không có giấy giá thú, là Thoa, Tý Hợi trong Ngược dòng nước lũ, và thấp thoáng đôi chút hình ảnh cô Tình trong Một mình một ngựa. Mức độ tiêu cực của họ tăng dần từ Tình đến Xuyến rồi cao nhất là ở Thoa, Tý Hợi. Nhóm nhân vật này được Ma Văn Kháng miêu tả khá sắc nét với một số đặc điểm chung. Họ là những người phụ nữ có bản năng tình dục cao, có sức sống mãnh liệt. Họ thèm khát dục vọng, mong muốn được thỏa mãn xác thịt đến cuồng nhiệt (đặc biệt là ở Thoa), họ luôn là người chủ động trong quan hệ tình dục với người đàn ông, thể hiện sự mạnh mẽ và mang tính bản năng rất mạnh. Ma Văn Kháng không ngại miêu tả những cảnh "nóng" để bộc lộ rõ bản chất này trong họ. Bên cạnh đó họ còn là những người phụ nữ bị cuộc

sống kinh tế cuốn đi, nên tâm tính có nhiều thay đổi, nặng về vật chất, không còn coi trọng các giá trị thiêng liêng của con người. Đặt bên cạnh những người trí thức thì họ đời hơn nhưng cũng tha hóa hơn, khiến cho nhân tính có phần bị méo mó.

Xuyến và Thoa có nhiều điểm tương đồng. Hai người phụ nữ này đều xuất thân trong một gia đình lao động bình dân, khác với hai người chồng là những trí thức sinh ra trong gia đình nề nếp, gia giáo. Họ cùng là người phải đảm đang quán xuyến gánh nặng kinh tế gia đình, cùng có những giây phút nông nổi, vụng dại, lỗi lầm, cùng coi trọng đời sống tình dục và cũng không được thỏa nguyện bởi hai ông chồng có tài, có tâm, có nhân cách nhưng không có đủ sức lực mạnh mẽ, không có khả năng kiếm tiền và không coi trọng những suy nghĩ thực tế, thực dụng. Để rồi Xuyến thì dan díu với gã Quỳnh - hàng xóm, đĩ bợm vừa để thỏa mãn bản thân vừa để kiếm tiền. Sự nhẫn tâm của Xuyến cùng sự chanh chua của cô đã đẩy Tự vào con đường cùng quẫn, khiến anh mất đi niềm vui, hạnh phúc và cả niềm tin vào chính mình, và cuộc sống. Trơ trẽn hơn, tồi tệ hơn, Thoa còn làm tình với người đàn ông khác ngay ở nhà mình, ngay ở phòng khách, khi chồng đang ốm nằm ở phòng bên, không ít lần cô phải xin chồng chữ ký để đi phá thai, dù đã lâu Khiêm không động vào người vợ. Thoa sẵn sàng rạch mặt Hoan vì ghen tuông, nhưng thực chất là vì sự độc ác, ích kỉ nhỏ nhen trong con người cô. Chính Thoa với lối sống phóng thoáng, bệnh hoan, vô sỉ đã đẩy Khiêm và cả gia đình vào vòng xoáy bất hạnh của cuộc đời. Và rồi cô phải gánh những kết cục bi thương. Trong Mùa lá rụng trong vườn, ta cũng bắt gặp Lý - một nhân vật có tính cách tương đồng như Xuyến và Thoa. Cuộc đời không may mắn khiến Lý sớm có bản lĩnh. Trước khi hòa vào cơ chế thị trường, chị gan dạ trong chiến đấu, đảm đang khi chăm sóc gia đình. Thế nhưng, cũng giống như

chị, “đời chỉ có một chữ T thôi”. Chị trở nên chanh chua, “bốp chát, ăn miếng, trả miếng”, chị sẵn sàng “chửi vỗ mặt nhau, đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện, vu khống đê tiện một cách nanh ác, trơ tráo”

[35, tr. 239]. Nhưng, khác với Thoa, Xuyến hay Tí Hợi, độ tha hóa của Lý còn có điểm dừng. Khi không làm chủ được bản thân, bước sang một địa hạt đen tối thì Lí đã nhận ra những sai lầm của mình: “Thà em chịu cái khổ, cái buồn ở nhà còn hơn sống như hiện nay” [35, tr. 337]. Tuy xây dựng nhân vật theo một mô típ chung, nhưng với những trang viết chân thực, linh hoạt của mình, Ma Văn Kháng đã xây dựng nên những nhân vật vô cùng sống động, từ đó lột tả hết tính cách nhân vật ở nhóm này.

Bên cạnh Xuyếm và Thoa, Tý Hợi và Trinh lại mang cái xấu ở một góc độ khác. Coi như ông trời cũng thương những con người khuyết tật như Tý Hợi, như Trinh, bù lại cho họ những nét đẹp trong tâm hồn hay sự hóm hỉnh, tươi mới. Vậy mà hoàn cảnh đã tha hóa họ đến bất ngờ. Tý Hợi - từ một người chịu ơn Khiêm, đã hòa nhập rất nhanh vào cái đám người hại anh. Khiêm vốn thương nó như con, tình thương dành cho một đứa con khuyết tật, thiệt thòi. Đến cái tên nó anh cũng thêm chữ Tý vào thể hiện sự yêu thương của mình với nó khác gì một người cha. Khi hết hạn hợp đồng, người trong cơ quan đều muốn đuổi Tý Hợi, Khiêm đã bảo vệ nó bằng chính sự yêu thương bao dung của mình. Mấy ngày trước nó còn bênh vực Khiêm, vậy mà mấy ngày sau, không những nó theo đuôi người khác mà chính nó còn làm ầm ĩ lên rằng Khiêm lợi dụng nó... Sự trơ tráo, vô ơn của Tý Hợi khiến người ta đau xót và mất lòng tin vào con người. Trinh vốn là một cô gái tốt, nhưng phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, lại bị an chị ruột thịt của mình bỏ rơi, Trinh đã hoàn toàn thay đổi. Từ một cô gái dịu dàng, nền nã, cô trở thành một con buôn lọc lõi, chanh chua, to tiếng cãi cọ với đủ mọi người. Hành động của cô như là để trả thù đời.

Yên trong Một mình một ngựa là người nằm giữa hai nhóm nhân vật này. Cô vừa mang nét đẹp của các nhân vật ở nhóm một vừa có những lúc tưởng chừng như sẽ bị rơi sang nhóm thứ hai. Yên là một cô gái xinh xắn, mang vẻ đẹp thanh tân và tràn trề sức sống:

“Thoáng qua mắt Toàn là hình nét đôi bắp chân trắng hau dưới hai ống quần đen xắn cao cùng một gương mặt trái xoan phụ nữ tươi thuần. Một chiếc khăn lựa đỏ mỏng như làm đỏm, hai dầu thít hờ hững dưới một cái cằm xẻ đôi trắng mịn. Hai con mắt ướt rờ rỡ với hàng mi rợp dầy dậm. Và một vùng ngực eo hông thắt hở bồng bềnh trong chiếc áo cổ thêu ren hình qua tim, may rất xít người” [37, tr. 8].

Yên cũng là một người phụ nữ chịu thương chịu khó thay chồng chăm sóc gia đình, quán xuyến công việc. Ở Yên là nét đẹp mặn mòi của một người phụ nữ đang ở độ chín của tuổi thanh xuân. Nhưng cô cũng có những khát khao tình dục mãnh liệt mà ông Quyết Định không thể thỏa mãn được.

Xuất phát điểm trong những bất hạnh và khúc mắc trong cuộc sống gia đình của Tự - Xuyến, Thoa - Khiêm và phần nào ở Yên - Quyết Định là bởi họ không thực sự hòa hợp cả về tâm hồn và thể xác. Nền tảng cho hạnh phúc gia đình là sự yêu thương và hòa hợp của vợ chồng. Nhưng họ đã thiếu những thứ căn bản nhất để xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Ma Văn Kháng không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa (Trang 27)