Điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa (Trang 66)

B. NỘI DUNG CHÍNH

2.2.1.Điểm nhìn bên trong

Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn được đặt vào bên trong nhân vật, giúp cho nhân vật tự nói lên những tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của mình. Điểm nhìn bên trong có ba loại: Điểm nhìn cố định (mọi sự việc được kể qua điểm nhìn của một nhân vật. Đây là cách tổ chức điểm nhìn truyền thống); Điểm nhìn di chuyển (sự di chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác); Điểm nhìn đa bội (hay là sự gấp bội điểm nhìn, là cách tổ chức điểm nhìn đầy sáng tạo của tiểu thuyết hiện đại, trong đó sự việc được soi dưới điểm nhìn của nhiều nhân vật).

Ma Văn Kháng lựa chọn cho mình cách kể truyền thống khi trần thuật theo điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ ba với người kể toàn tri. Tuy nhiên, điểm nhìn trong ba tác phẩm của Ma Văn Kháng lại thường xuyên được di chuyển vào các nhân vật đặc biệt là nhân vật trung tâm. Qua lời phát ngôn của các nhân vật trung tâm, tác giả bao giờ cũng gửi gắm vào đó một quan niệm, một thái độ nào đó. Trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật là việc kể lại câu chuyện dưới lập trường của nhân vật.

Câu chuyện trong những tác phẩm thường được kể từ cách nhìn của các nhân vật trí thức như Toàn, Tự, Khiêm. Từ điểm nhìn này, người kể chuyện vừa kể câu chuyện vừa phản ánh nội tâm và tình cảm của các nhân vật trung tâm nói trên.

Suốt dọc tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thúNgược dòng nước lũ là dòng ý thức của Tự, Khiêm và Hoan

“Tự phải chấp nhận Xuyến, dẫu có buồn. Mặt khác, anh rất muốn ghé vai chung gánh nặng với Xuyến. Nhưng có cách gì để sinh lợi bây giờ? Dạy bổ túc văn hóa chăng? Trớ trêu, môn văn là mọt mặt hàng luôn ế ẩm. Dẫu rằng anh là một thầy giáo dạy giỏi nổi tiếng, đã được cả báo và ti vi ca ngợi.

Dạy thêm cho học trò để kiếm tiền ư? Khốn nỗi chỉ nguyên nghĩ tới các mục đích kiếm tiền anh đã tự xỉ vả mình rồi” [34, tr. 26].

Trong Đám cưới không có giấy giá thú thì chủ yếu điểm nhìn bên trong là được đặt vào Tự - nhân vật trung tâm câu chuyện. Do đó dòng ý thức của Tư, những kí ức của Tự chính là mạch ngầm để kể câu chuyện, kết nối các nhân vật và chi tiết còn lại.

Còn đến Ngược dòng nước lũ thì điểm nhìn được đặt từ nhiều nhân vật, lúc là Khiêm, khi là Hoan, thậm chí nhiều khi còn di chuyển vào các nhân vật khác như Liệu và Tý Hợi. Song chủ yếu vẫn là được kể từ cái nhìn của Khiêm (mà thực chất ẩn đằng sau đó là hình ảnh của chính tác giả):

“Người tiền sử cầm hòn đá ném con thú để săn mồi như thế nào thì việc viết văn đối với Khiêm cũng tất yếu, tự nhiên như thế. Trong tiềm thức anh muốn nói với bác sĩ Thịnh, bạn anh. “Bến bờ” là một cuốn tiểu thuyết dùng ngôn ngữ thế tục thể hiện cái khí khái và tâm hồn nồng nàn của Khiêm, trong tình thế tất cả còn đang ở giữa thời khai nguyên, Khiêm viết trong tự do nội tại và vì tin yêu cuộc sống hết lòng” [35, tr. 166].

“Trở về buồng giam Hoan không tiết lộ một chi tiết nào của buổi đi cung này cho các bạn tù biết. Nàng nghĩ: tất nhiên họ đã nắm được hành tung của ta rồi, nhưng họ không đủ chứng lý. Và anh chàng công an này, xem ra cũng có vẻ thấu tình. Và như họ cũng thấy việc cơ quan cũ thuê gã mang tải sắn khô làm tên chỉ đểm chỉ là xuất phát từ một động cơ cá nhân là chính. Hoan nhớ, khi nói về việc này anh chàng trẻ tuổi nọ đã nhếch mép và có ý mai mỉa” [35, tr. 438].

Trong Một mình một ngựa, mặc dù lối trần thuật là khách quan, nhưng điểm nhìn chủ yếu được đặt vào nhân vật Toàn. Trước cái nhìn của Toàn, không gian của Hoàng Liên - một tỉnh miền núi cùng cuộc sống, tính cách của một loạt những con người nơi đây được hiện ra, rồi không gian của thủ

đô Hà Nội - cùng hình ảnh của vợ con anh cũng lần lượt xuất hiện trược mắt người đọc. Lần đầu tiên chứng kiến tài lãnh đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quyết Định, Toàn nhận ra rằng: “Chính trị là thủ đoạn, là quyền biến, là sự từng trải, là một thái độ khẳng định và khéo léo. Hơn nữa còn là sự mê hoặc...”

[35, tr. 44]. Toàn ý thức cao độ về lợi ích cá nhân:“Con người ta, đúng như Toàn nói, trước hết là một cá thể. Làm gì thì làm cũng không thể quên điều ấy. Nói rộng ra thì một cuộc cách mạng càng không thể quên điều ấy, không thể triệt tiêu lợi ích cá nhân được. Vấn đề của cách mạng là giải phóng sức lao động cá nhân” [34, tr. 103]. Những khi rảnh rỗi, nhân vật thường dành cho mình một không gian riêng để chìm vào những dòng suy tư về sự đời; về khát khao đoàn tụ với mái ấm gia đình; về tình yêu anh dành cho nghề dạy học, về nỗi xót xa khi không được sống đúng với mong ước của mình; về nỗi đau đớn, tủi hổ khi bị vu oan, cáo buộc... Không ít lần, vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng Hoàng Liên đã hiện lên qua tâm hồn đầy nhạy cảm, tinh tế của người trí thức Hà Thành: “Thu đã về thật rồi! Thu đã chậm rãi về như một lời hẹn không đơn sai. Gió heo lạnh và thi thoảng lại như giật mình, quạt lồng lên một hơi dài hoang vắng. Nắng mỏng manh như thủy tinh” [35, tr. 15],

“trưa mùa thu, nắng mỏng manh như tơ lụa phơi giăng” [35, tr. 48].

Cũng giống như Ngược dòng nước lũĐám cưới không có giấy giá thú, điểm nhìn bên trong ở Một mình một ngựa không chỉ được đặt ở một nhân vật, mà được tác giả di chuyển một cách khéo léo. Qua những dòng độc thoại và ý thức sâu kín của vị Bí thư Tỉnh ủy này, ta thấy những trăn trở, dằn vặt của nhân vật trong công việc chính trị vốn đòi hỏi sự khôn khéo và trong cả mối quan hệ gia đình.

Khi đặt điểm nhìn vào từng nhân vật, Ma Văn Kháng đã khiến cho sự trần thuật trở nên phức hợp, đa tuyến, giúp mở rộng nhận thức hiện thực, đồng thời

Dưới hình thưc những trang nhật kí, hoặc những bức thư, điểm nhìn bên trong trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng càng được thể hiện rõ nét. Trong những trang nhật kí của Toàn trong Một mình một ngựa, với sự giãi bày của “cái tôi” ở ngôi thứ nhất, tác giả đã đặt điểm nhìn vào bên trong, tái hiện cuộc sống của anh tại Hoàng Liên cũng như nỗi nhớ và sự phấp phỏng lo lắng cho sự anh nguy của vợ con trong những ngày bom Mỹ hoành hành oanh tạc. Nét đặc sắc trong Đám cưới không có giây giá thú là: từ những bức thư mà anh học trò cũ gửi cho Tự, ta có thể thấy một phần quá khứ của nhân vật được soi sáng, đó là những kỉ niệm ngọt ngào của mối tình đầu giữa Tự với Phượng, là nỗi hàm oan không gì rửa nổi mà Tự phải gánh chịu, là niềm kính yêu vô bờ mà những thế hệ học sinh dành cho người thầy tài năng và tâm huyết này. Vui có, buồn có, đau đớn, hạnh phúc cũng có, nhưng tâm trạng và những biến cố trong cuộc đời nhân vật lại được nhìn qua lăng kính chủ quan của người học trò cũ kia: “Ở đầu phố, em nhận ra một dấu hiệu nháo nhác, bất yên trên nét mặt nhiều người dân (...). Tiếng xiđơca rú ga lên dốc khiến chúng em thất thần lo sợ. Nhưng, tất cả chúng em đều tắc nghẽn tiếng reo và lao tới. Thầy Tự! Thầy ngồi trên thùng chiếc xe ba bánh từ đâu mới về có dáng vẻ một kẻ bị áp điệu tới hiện trường. Kinh khiếp quá!”

[34, tr. 225-226].

Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn được đặt vào nhân vật có thể gắn với người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Đây là điểm nhìn có tiêu cự bằng zero, do đó nó rất có giá trị trong việc gợi mở về nhân vật với người đọc. Điểm nhìn trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã được khai thác tuy nhiên nó chưa linh hoạt, chưa được nhân rộng. Do đó cũng thiếu đi tính dân chủ giữa các nhân vật, và giữa nhân vật với người kể chuyện.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa (Trang 66)