THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƢ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
2.1.3 Nguồn tin điện tử
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, đặc biệt việc sử dụng kỹ thuật số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến việc ra đời một nguồn thông tin mới, đó là nguồn tin điện tử (Electronic Informarmation Resources).
Nguồn tin điện tử bao gồm các tài liệu như sách điện tử, báo điện tử, CSDL, các CD-ROM, các file multimedia, các trang Web,…
Các cơ sở dữ liệu do đơn vị thông tin xây dựng là thông tin điện tử quan trọng có thể truy cập trực tiếp trên máy tính. Nhưng nguồn thông tin điện tử dồi dào nhất là nguồn thông tin trực tuyến được truy cập trên máy tính thông qua mạng Internet hoặc các mạng máy tính khác.
Có thể phân loại nguồn tin điện tử tại Thư viện Đại học Hà Nội như sau:
Nguồn tin miễn phí: đó là các nguồn tin trên mạng do các cơ quan thuộc chính phủ hay các cơ quan lợi nhuận xuất bản cung cấp. Tuy nhiên, vì tính miễn phí nên không phải nguồn tin nào cũng có giá trị và tính chính xác, còn cần phải kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng.
Nguồn tin ngoại sinh: Đây là nguồn có giá trị thông tin cao, độ chính xác tin cậy. Năm 2009, Thư viện trường Đại học Hà Nội đã mua CSDL toàn văn Proquest Central.. Đây là CSDL toàn văn tổng hợp lớn nhất hiện nay.
Địa chỉ truy cập: http://proquest.umi.com/pqdweb
ID : T4TVHANU09 Password : hanoiu
Hình 2.1 : Giao diện của cơ sở dữ liệu Proquest
Bên cạnh đó Thư viện còn có nguồn tin điện tử là các CD-ROM, nhưng hiện nay Thư viện đã chuyển các đĩa CD-ROM này sang dạng lưu trữ MP3 để phục vụ bạn đọc một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Nguồn tin nội sinh: Nguồn tin nội sinh hay tài liệu xám là các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hội nghị, hội thảo... Đây là nguồn thông tin rất có giá trị, phục vụ đắc lực cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. Bên cạnh việc tổ chức và phát triển nguồn tin nội sinh thông qua việc củng cố, tăng cường công tác thu thập, lưu giữ, xử lý và phổ biến thông tin, Thư viện cũng đã tiến hành số hoá tài liệu đưa vào nguồn tài nguyên.
Số hoá tài liệu là một công nghệ phức hợp đòi hỏi đầu tư nhiều tiền bạc, công sức cho việc trang bị các thiết bị và phần mềm tương thích, xử lý tài liệu trong quá trình số hoá. Vì vậy, Thư viện đã chọn lọc kỹ các tài liệu cần ưu tiên số hoá. Đó là các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các giáo trình, bài giảng, sách và tài liệu tham khảo quý hiếm. Bên cạnh đó còn có các tài liệu sưu tầm ngoài thư viện. Chủ yếu là các tài liệu download về từ các CSDL thư viện mua hoặc tự khai thác trên mạng Internet. Đối với các tài liệu này đòi hỏi cán bộ phải có trình độ ngoại ngữ tốt, biết chọn lọc về nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của người sử dụng.
Phân hệ quản lý tài liệu số của phần mềm Libol 6.0 mà Thư viện đang sử dụng cho phép quản lý đa dạng các đối tượng số khác nhau (text, hình ảnh, âm thanh, video,…); đồng thời có khả năng phân quyền truy cập theo nhóm người dùng hoặc mức độ mật của tài liệu để đảm bảo tính bản quyền của tài liệu; giao diện tra cứu (OPAC) có khả năng hỗ trợ tra tìm theo các điểm truy cập cơ bản như tác giả, nhan đề, chủ đề, từ khoa, nơi lưu giữ, cất giữ,… hoặc có thể trình duyệt theo chủ đề, tác giả và nhan đề theo từng bộ sưu tập. Đây là yếu tố quan trọng để hỗ trợ người sử dụng trong việc tìm kiếm tài liệu.
Để tạo điều kiện cho người dùng tin có thể truy cập các nguồn tin từ mọi lúc, mọi nơi. Thư viện đã đưa toàn bộ nguồn tin điện tử trên website của
Thư viện. Người dùng có thể tìm kiếm và khai thác nhiều nguồn thông tin qua địa chỉ: http://lic.hanu.vn.
Website của Thư viện:
Website của Thư viện được các cán bộ của Thư viện đầu tư xây dựng với nhiều nội dung phong phú và thường xuyên được cập nhật thông tin. Nhiều bài viết của các cán bộ thư viện trên Website thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng tin của Thư viện, đưa Thư viện gần gũi hơn với người dùng tin.
Website của Thư viện được tích hợp với phần mềm Libol, bạn đọc có thể truy cập trực tuyến tới vốn tài liệu của Thư viện ở bất kỳ địa điểm nào, chỉ cần truy cập vào địa chỉ Website của Thư viện, kích vào phần tra cứu mục lục của phần mềm Libol.
Bạn đọc có thể truy cập vào công cụ tra cứu thư viện bằng bất cứ máy tính nối mạng nào trong toà nhà Thư viện. Việc tìm kiếm bằng công cụ tra cứu thư viện có thể tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Trên màn hình chờ sẵn chọn loại ấn phẩm cần tìm kiếm (sách, bài trích).
Bước 2: Chọn chế độ tìm kiếm phù hợp (đơn giản, chi tiết, nâng cao). Bước 3: Nhập các thông tin liên quan đến tài liệu cần tìm kiếm.
Tiêu đề: Nhập một phần hoặc toàn bộ tiêu đề ấn phẩm.
Với một số trường thông tin khác như Tác giả, Từ khoá, bạn đọc có thể sử dụng các liên kết và Từ điển tương ứng.
Bước 4: Chọn chế độ hiển thị (ISBD - kết quả tìm có đầy đủ các yếu tố, hay chế độ hiển thị đơn giản). Tiếp đó giới hạn kết quả tìm bằng hộp danh sách Giới hạn.
Hình 2.2 : Giao diện Website của Thư viện
2.2 Thực trạng ứng dụng các phân hệ của Libol 6.0