8. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Biện pháp 6: Biện pháp sử dụng đội ngũ
Ý nghĩa của biện pháp:
Theo lý luận quản lý nhân sự nếu không có chiến lược sử dụng đội ngũ hợp lý thì khó phát huy hết tiềm năng của đội ngũ nói chung và của từng cá nhân nói riêng.
Nội dung của biện pháp:
- Xác định các “Ô nhân sự” (ô nhân sự được hiểu là vị trí công việc với những yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn đáp ứng được vị trí đó) từ đó cho phép các nhân viên, giáo viên của trường xem khả năng đáp ứng “Ô nhân sự” của bản thân để thấy được sự phân công của các nhà quản lý nhà trường đối với mình là xác đáng, từ đó chia sẻ với lãnh đạo và tự giác thực hiện.
- Quan tâm đến mặt bằng lao động và tính cân đối trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một người giáo viên: Lên lớp; thực hiện các công tác hành chính Sư phạm và các hoạt động nghĩa vụ khác.
- Đánh giá khách quan, theo các tiêu chí để nhận diện những cá nhân làm tốt, làm chưa tốt công việc được phân công để điều chỉnh hoặc phân công lại cho hợp lý.
- Công khai hoá tiêu chí đánh giá để mọi giáo viên tự đánh giá mức độ thực hiện của mình và cho phép họ phát biểu ý kiến của mình về công việc được giao và khả năng đáp ứng của họ: Đánh giá qua quan sát hoạt động và kết quả công việc, đánh giá qua sản phẩm giáo dục của người giáo viên
Việc nhận diện cho đúng mặt mạnh mặt yếu của từng cá nhân để phân công, phân nhiệm đúng người, đúng việc để từng người cảm thấy đã được phát huy khả năng của bản thân cho tập thể. Tuy nhiên cũng có những trường hợp phải có biện pháp tình thế mà trước khi thực hiện cần làm cho mọi thành viên cùng chia sẻ. Chẳng hạn, biện pháp tổ chức hành chính khi sử dụng để bố trị đội ngũ giáo viên trường Trung học cở sở đối với tình huống thiếu giáo viên dạy một môn học cụ thể nào đó (ví dụ môn Giáo dục Công dân chẳng hạn) sẽ được thực hiện cách điều động nội bộ trong tổ chức để điều động giáo viên dạy các môn học có nội dung gần với môn Giáo dục Công dân thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục Công dân khi chưa có giáo viên môn học này được.