8. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Biện pháp 5: Biện pháp quy họạch đội ngũ
Ý nghĩa của biện pháp:
Quy hoạch đội ngũ giáo viên cho một trường để đội ngũ đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển là rất quan trọng. Chỉ trên cơ sở quy hoạch tốt về số lượng, cơ cấu (cơ cấu giới, tuổi, trình độ, chuẩn loại chuyên môn….), yêu cầu về chất lượng…việc phát triển đội ngũ giáo viên sẽ chủ động theo lộ trình được tính toán khoa học.
Nội dung biện pháp:
- Điều tra khảo sát số lượng học sinh trong độ tuổi gắn với “đầu vào” của trường ở địa phương trong từng giai đoạn để dự báo số lượng học sinh của trường.
- Xem xét định mức giáo viên/số học sinh của bậc học được nhà nước quy định và việc đổi mới nội dung, chương trình của bậc học để tính toán số lượng giáo viên nói chung.
- Dự báo cơ cấu đội ngũ giáo viên phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường. Cơ cấu đội ngũ giáo viên liên quan đến cơ cấu về giới tính, độ tuổi nhưng quan trọng nhất là cơ cấu chuyên môn của đội ngũ giáo viên:
với xu thế giáo dục toàn diện và tổ chức học hai buổi một ngày ở trường Trung học cơ sở. Vấn đề cơ cấu giáo viên cho các môn học trước đây chưa được quan tâm như giáo viên Tin học, giáo viên các môn Nghệ thuật hay giáo viên Hướng nghiệp.... thì ngày càng được nhà trường chú ý và ngành giáo dục đưa vào qui định về cải tiến nội dung chương trình và phải có kế hoạch triển khai ở nhà trường. Từ vấn đề nêu trên việc dự báo và qui hoạch đội ngũ giáo viên cần phải tính tới “Chuẩn hoá” giáo viên mới.
- Lập kế hoạch hoàn thiện cơ cấu đội ngũ. Để hoàn thiện cơ cấu đội ngũ theo tư tưởng nêu trên cần có biện pháp: Bồi dưỡng, chuyển đổi, có giải pháp lâu dài: Xin chỉ tiêu giáo viên các môn học mới....