8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hoá việc nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên
Ý nghĩa của biện pháp:
Lập kế hoạch chuẩn hoá và tổ chức thực hiện kế hoạch đó cũng như đánh giá kết quả thực hiện là những nội dung chính của kế hoạch hoá. Việc kế hoạch hoá nâng chuẩn đối ngũ giáo viên của nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng làm cho việc phát triển đội ngũ giáo viên chủ động và khoa học.
Nội dung của biện pháp:
Theo đúng lý luận quản lý, thực hiện công việc này thông qua 4 bước:
- Xác định mục tiêu của công tác chuẩn hoá giáo viên của nhà trường trong giai đoạn hiện hành
Mục tiêu của công tác chuẩn hoá là 100% được đào trình độ chuẩn, phấn đấu 80% đạt trình độ đào tạo trên chuẩn (Tốt nghiệp đại học). Bên cạnh đạt và vượt chuẩn về bằng cấp tiến tới đạt chuẩn về khả năng thực hiện theo các tiêu chí tiêu chuẩn của qui định chuẩn hoá của ngành giáo dục, của nhà nước.
Kế hoạch chuẩn hoá đội ngũ bắt đầu từ việc quán triệt các tiêu chí, tiêu chuẩn để chuẩn hoá. Tiếp đó cần biết về các công việc phải làm và cách làm, các nguồn lực để thực hiện cũng như phân công phân nhiệm rõ ràng, lộ trình thực hiện và tiến độ thực hiện và kết quả cần đạt.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong các điều kiện cụ thể của nhà trường.
Từ bản kế hoạch đến việc thực hiện kế hoạch luôn đòi hỏi công tác tổ chức thực hiện nghiêm túc và đánh giá mức độ thực hiện từng nội dung đã đề ra trong kế hoạch.
Đánh giá cái được,chưa được, điều chỉnh nếu cần hoặc khẳng định kết quả đã đạt được đồng thời phát huy tác dụng của chúng trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
Không phải mọi dự định đều có thể thực hiện toàn vẹn việc đánh giá cái được để phát huy cái chưa được để khắc phục là rất quan trọng trong kế hoạch hoá.Mục đích của chuẩn hoá đội ngũ để nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao ý thức về vai trò người giáo viên Phổ thông
trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Ý nghĩa của biện pháp:
Vai trò của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay, khi mà loài người đang sống trong thế kỷ 21 và chịu tác động của bùng nổ thông tin; vai trò của người giáo viên đã có những thay đổi đáng kể. Người giáo viên từ chỗ là nguồn kiến thức duy nhất đối với học sinh trở thành đầu mối kiến thức và kích thích tư duy của người học, hướng dẫn họ cách cùng đi đến đích đã xác đinh cho đối tượng học sinh cụ thể của bậc học Trung học cơ sở. Trên cơ sở nhận thức này các giáo viên phải ý thức được vai trò của
Nội dung của biện pháp:
- Xác định vai trò đổi mới cho từng giáo viên trong bối cảnh mới hiện nay đó là chuyển từ người áp đặt kiến thức sang người hướng dẫn nhận thức và điều khiển hoạt động học.
Hiện nay đang thịnh hành quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm nhiều giáo viên quan niệm sai lầm rằng họ sẽ bị “Đẩy ra ngoài trung tâm” vì học sinh đã tự học được nhiều: Tự học tự đánh giá, tự tư duy và tích cực chủ động trong học tập nên người giáo viên ít việc hơn. Đây là một quan niệm sai lầm vì để học sinh làm được những điều trên người giáo viên phải cố gắng rất nhiều và phải làm tốt vai trò “Chủ đạo” của mình để học sinh “Chủ động” để làm được điều này người giáo viên phải được bồi dưỡng năng lực Sư phạm và tâm huyết với nghề dạy học.
- Chỉ rõ cho từng giáo viên các đặc trưng của người giáo viên ở thế kỷ 21 là nhà giáo dục, là nhà quản lý lớp học, là nhà hoạt động xã hội,….
Những yêu cầu về nghề nghiệp của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay:
Sự hiểu biết về nội dung môn học Tri thức Sư phạm
Tri thức về sự phát triển của học sinh Hiểu biết về sự khác biệt của học sinh
Hiểu biết về động cơ học tập, đến trường của học sinh Có tri thức về việc học tập
Làm chủ được chiến lược dạy học Có hiểu biết về việc đánh giá học sinh
Có hiểu biết về cội nguồn của chương trình và hiểu biết về công nghệ hiện đại.
Am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác trong dạy và học
Có khả năng phân tích và phản xạ trong thực tiễn dạy học-giáo dục
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để họ có thể thực hiện được vai trò mới của mình. Kế hoạch nâng cao nhận thức của người giáo viên về vai trò của mình phải thông qua việc tự bồi dưỡng, thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.
Có thể nói rằng, trong quản lý đội ngũ hiện nay vấn đề nâng cao nhận thức và có biện pháp biến nhận thức thành hành động là một việc làm cần được quan tâm và đầu tư nguồn lực thích đáng.