8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
* Quan niệm
Có những cách hiểu khác nhau về khái niệm giải pháp. Theo từ điển tiếng Việt- Viện Ngôn ngữ học: “giải pháp được quan niệm là phuơng
pháp giải quyết một công việc, một vấn đề cụ thể; với quan niệm này giải pháp được hiểu là tập hợp các biện pháp”.[7]
Trong phạm trù hoạt động thực tiễn, giải pháp được quan niệm là yếu tố hợp thành phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. Ví dụ, để thực hiện các phương pháp quản lý người ta xác định các giải pháp khác nhau như: giải pháp về hành chính tổ chức (giải pháp thực hiện phương pháp hành chính tổ chức trong quản lý); giải pháp về kinh tế (giải pháp thực hiện phương pháp kinh tế trong quản lý)…..với ý nghĩa đó đôi khi giải pháp được dùng thay vai trò của biện pháp.
Như vậy, có thể hiểu giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể.
Giải pháp được đánh giá theo các tiêu chí như:
- Tính hiệu lực: Giải pháp phải giải quyết được vấn đặt ra.
- Tính hiệu quả: Giải pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp hơn.
- Tính khả thi: Giải pháp không bị các yếu tố chi phối nó ràng buộc ở mức độ cao.
Các yếu tố ràng buộc giải pháp bao gồm: quyền lực, văn hoá, đạo đức, tài chính, thời gian, con người, chính sách pháp luật,...
Từ phân tích trên, chúng tôi quan niệm: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở là hoạt động cụ thể (gắn với các biện pháp cụ thể) được chủ thể quản lý sử dụng để tác động đến các thành tố cấu trúc của đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại của đội ngũ này, phát triển nó theo mục tiêu đã xác định.
Kết luận chƣơng 1
Giáo viên là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường Phổ thông.Trong hệ thống các thành tố giáo dục: mục
tiêu, nội dung, phương pháp, thầy, trò, điều kiện... thì yếu tố thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng.Chất lượng đào tạo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, song nếu không giải quyết tốt đội ngũ giáo viên thì những yếu tố trên không thể biến đổi thành chất của Giáo dục- Đào tạo. Mối quan hệ giữa các thành tố của Giáo dục- Đào tạo là mối quan hệ biện chứng mà trong đó yếu tố thầy đóng vai trò quyết định.
Giáo viên Trung học cơ sở là giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong các trường Trung học cơ sở thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục theo chương trình đào tạo, trong và bằng quá trình đó thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh theo nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của trường Trung học cơ sở.
Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học- giáo dục tại các trường Phổ thông Trung học, Trung học cơ sở được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó, tổ chức đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ qui định của pháp luật, thể chế xã hội. Họ chính là nguồn lực quan trọng trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia.
Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở là tạo ra một đội ngũ giáo viên ở trường Trung học cơ sở có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; có trình độ, được đào tạo đúng qui định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, trên cơ sở đó, đội ngũ này đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của chương trình đào tạo của ngành giáo dục.
Có thể xác định các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở theo các phương pháp quản lý hoặc theo nội dung của công tác phát
triển đội ngũ. Việc sử dụng các giải pháp đòi hỏi phải xem xét và vận dụng tốt các mối quan hệ của chúng trong tương tác chung với giải pháp và phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung học cơ sở.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HẠ
LONG VÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG HẢI