Chƣơng trình phát triển chăn nuôi

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 79)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3.5.Chƣơng trình phát triển chăn nuôi

Tỉnh luôn có sự quân tâm đặc biệt và đầu tƣ thích đáng để phát triển lĩnh vực này. Do đó, trong quá trình tổ chức sản xuất, ngành nông nghiệp đã xác định chăn nuôi là một trong những chƣơng trình lớn của tỉnh nhà. Trong những năm qua tỉnh luôn có sự quan tâm thích đáng tới chăn nuôi, nhƣ thiết lập hệ thống trại giống, cung cấp con giống có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu nâng cao đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh v.v... Khuyến khích nông dân đầu tƣ, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Dƣới sự quan tâm của tỉnh nhà nhiều hộ đã mở rộng quy mô, không ít hộ đầu tƣ cho chuồng trại kiên cố, đa dạng hóa các loại vật nuôi.

Heo là loại gia súc đƣợc nuôi nhiều nhất. Hầu hết hộ nông dân đều nuôi heo ít nhiều phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, vừa tận dụng đƣợc phụ phẩm nông nghiệp và giải quyết đƣợc việc làm. Đó là một trong những nguồn thu nhập chính của nông dân.

Trâu, bò giảm sút mạnh, do sức kéo của hai loại gia súc này đƣợc thay thế bằng máy móc vừa có năng suất cao vừa ít rủi ro, do điều kiện chăn thả trâu, bò ngày càng thu hẹp vì hệ số sử dụng đất nông nghiệp không ngừng đƣợc nâng lên.

Ngoài ra nông dân còn chăn nuôi dê, thỏ với quy mô ngày càng ở rộng, bởi vì đầu ra của hai loại đầy hứa hẹn đầy triển vọng.

Nhƣ vậy, chăn nuôi liên tục tăng trƣởng “Năm 2000, giá trị sản lƣợng chăn nuôi đạt đến mức cao nhất từ sau năm 1975 đến nay là 890,41 tỷ đồng, nhƣng mới chỉ chiếm 14,43 % trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp” [47, tr. 609]

72

Chăn nuôi gia cầm nhƣ gà, vịt rất đƣợc chú trọng. Với sự tiến bộ của ngành thú y, ngành sản xuất thức ăn hổn hợp cho gia súc, gia cầm, công nghệ lai tạo giống cùng với sự khuyến khích, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và vốn của Nhà nƣớc, nên ngày nay chăn nuôi đƣợc tiến hành theo quy ô nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Nhiều hộ nông dân đã đầu tƣ xây dựng chuồng trại nuôi hàng chục ngàn con gà, có hộ vƣợt 100.000 con. Bên cạnh đó nông dân còn chăn nuôi chim, bồ câu.

Thực hiện kế hoạch khuyến nông chăn nuôi năm 2011, trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngƣ Tiền Giang đã xây dựng và triển khai các chƣơng trình, dự án khuyến nông chăn nuôi nhƣ cải thiện chất lƣợng giống bằng phƣơng pháp gieo tinh nhân tạo, kỹ thuật trồng – chế biến và sử dụng các giống cỏ đạt năng suất cao, chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và áp dụng theo quy trình VietGap v.v.... mang lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất, đƣa nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững.

Nhƣ vậy, dƣới sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền về phát triển chăn nuôi đã từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu giống, cải thiện tầm vóc. Mở rộng quy mô chăn nuôi. Từ đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu ở địa phƣơng, mà còn vƣơn xa ra khu vực, toàn quốc và hƣớng đến xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 79)