Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 85)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh cũng gặp không ít khó khăn, thử thách và những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết:

Trong những qua, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất luôn biến động tăng, thiên tai xảy ra liên tiếp, mƣa, bão, lũ lụt v.v.... Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn diễn biến phức tạp, bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh trên heo, dịch cúm gia cầm, bệnh trên tôm, nghêu v.v... liên tục xảy ra. Điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng, chất lƣợng của sản xuất nông nghiệp.

“Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [52. Tr. 19]. Trong những năm vừa qua máy móc, cơ giới hóa đã đƣợc áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, các công đoạn của quá trình sản xuất vẫn còn mang tính thủ công. Một mặt, những ứng dụng này chƣa đƣợc áp dụng một cách triệt để.

Sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, rủi ro cao nên sức hấp dẫn đầu tƣ của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế, giá nông sản và tiêu thụ nông sản biến động bất thƣờng.

Mặc khác, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn chậm, đầu tƣ khoa học công nghệ còn dàn trãi, sản phẩm nông nghiệp tính cạnh tranh chƣa cao, chƣa an toàn và chỉ mới bắt đầu xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái.

Do ảnh hƣởng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm, các doanh nghiệp tƣ nhân trong và ngoài nƣớc với thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt đã thu hút một số cán bộ có năng lực, kinh nghiệm ra khỏi ngành. Lực lao động trong nông nghiệp cần phải có trình độ, tay nghề, chuyên môn và phải đƣợc đào tạo tập huấn v.v... Nhìn chung lực lƣợng này vẫn chƣa nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc

78

yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, đạt năng suất, chất lƣợng cao v.v... lao động chủ yếu theo kinh nghiệm, còn mang tính “cha truyền, con nối”.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong nông nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, đúng mức. Hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu bức xúc của nền nông nghiệp hàng hóa, chƣa gắn kết chặt chẽ trong quy hoạch ngành và các quy hoạch chi tiết trên vùng lãnh thổ, chất lƣợng tăng trƣởng và hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp phát triển chƣa đúng tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chƣa mạnh mẽ và vững chắc.

Công nghệ chế biến hàng thủy sản tuy phát triển nhƣng chƣa giải quyết tốt mối quan hệ cân đối giữa nhu cầu và khả năng cung cấp nguyên liệu chế biến, còn xảy ra khủng hoảng thừa hoặc thiếu nguyên liệu theo từng thời vụ. Kinh tế tập thể vẫn còn một số hạn chế, tồn tại nhƣ: “một số ít hợp tác xã hoạt động hiệu quả không cao, chậm đổi mới phƣơng thức sản xuất kinh doanh, chƣa thích nghi với cơ chế thị trƣờng nên có nguy cơ giải thể, còn nhiều hợp tác xã chƣa có văn phòng làm việc (hơn 20% hợp tác xã hoặc văn phòng thuê mƣớn không ổn định gây khó khăn trong hoạt động và phát triển hợp tác xã” [54, tr. 19]

- Nguyên nhân hạn chế

Trong báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn Tiền Giang nhận định “Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp kéo dài trong nhiều năm, khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có nhiều phát sinh mới phải xử lý: dự báo về thị trƣờng tiêu thụ nông sản hàng hóa thiếu chính xác nên việc xác định quy hoạch, kế hoạch “trồng cây gì, nuôi con gì” để nông dân yên tâm sản xuất ổn định, lâu dài còn lúng túng” [52, tr. 20]

Nền nông nghiệp của tỉnh thời gian qua đƣợc đầu tƣ phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tiềm năng phát triển trên cả hai mặt không còn nhiều, đặc biệt đối với sản xuất lúa sau một thời gian dài thâm canh, độc canh,

79

tăng vụ, năng suất sản lƣợng đều đạt đến ngƣỡng, độ phì nhiêu cảu đất canh tác và môi trƣờng sinh thái trong nông nghiệp có biểu hiện suy thoái và giảm năng suất, sản lƣợng.

Một số loại nông thủy sản của tỉnh đƣợc xếp vào loại đặc sản nhƣng sản lƣợng còn phấn tán, thiếu vùng chuyên canh mang tính sản xuất hàng hóa, giá thành cao, quy cách, chủng loại phục vụ cho chế biến, xuất khẩu v.v... còn nhiều bất cập, sản phẩm thƣờng xuyên ứ đọng, không tiêu thụ kịp vào màu thu hoạch rộ giá cả xuống thấp.

Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân có bƣớc cải thiện, song về lợi ích, nông dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi, trong thời gian dài nhiều nông sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn, giá cả chƣa thỏa đáng, nhất là vùng sâu. Các chƣơng trình kinh tế trọng điểm của ngành đƣợc xác định là đúng đắn, là thế mạnh và bƣớc đi trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Nhƣng đầu tƣ trong những năm qua chƣa đúng mức nên tốc độ phát triển còn chậm.

Từ những thách thức của ngành nông nghiệp, do đó trong thời gian tới sắp tới cần có sự tác động của nhiều chƣơng trình với các giải pháp hỗ trợ thiết thực của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Tiền Giang để khắc phục những tồn tại thiếu sót, tạo ra khâu đột phá quyết định để đạt sự phát triển vƣợt bậc trong nông nghiệp và nông thôn.

Tóm lại, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, phát triển các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Tiền Giang là tuân theo di huấn của Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện sự nhận thức sâu sắc, vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng về kinh tế nông nghiệp của Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể địa phƣơng để phát triển nông nghiệp Tiền Giang – vùng có nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực này. Với những thành tựu đã đƣợc đƣợc chúng ta hoàn toàn tin tƣởng nông nghiệp Tiền Giang sẽ ngày càng phát triển và xứng tầm là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam.

80

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN CƠ SỞ QUÁN TRIỆT TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp nhằm vạch ra phƣơng hƣớng cho Đảng, Nhà nƣớc ta trên con đƣờng xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh”. Quán triệt tƣ tƣởng phát triển kinh tế nông nghiệp của Ngƣời và cụ thể hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, tỉnh Tiền Giang luôn xác định phát triển nông nghiệp theo hƣớng toàn diện, bền vững bao gồm nông – lâm – ngƣ nghiệp, thực hiện cơ giới hóa, áp dụng khoa hoc kỹ thuật vào quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất, cải thiện đời sống nhân dân. Và đây đƣợc xác định là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1 Những phƣơng hƣớng chủ yếu để phát triển nông nghiệp tỉnh Tiền Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tƣ tƣởng Hồ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)