7. Kết cấu luận văn
3.1.4.2. Mục tiêu cụ thể
Cụ thể hóa mục tiêu tổng quát, trong báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn Tiền Giang, đề ra các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 nhƣ sau:
- “Giá trị tăng thêm (GDP) tăng 1,37 lần so với năm 2010, đạt nhịp độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2010 – 2020 là 3,22 %/năm. Trong đó, trồng trọt tăng 2,4%, chăn nuôi tăng 6,5%” [53, tr. 23]
- Các chỉ tiêu cần đạt đƣợc là giữ sản lƣợng lúa từ 0,8 0,85 triệu tấn/năm. Sản lƣợng trái cây đạt từ 1.000.000 – 1.100.000 tấn/năm, tổng đàn heo 1.000.000 con và 8 triệu gia cầm. Riêng gạo xuất khẩu đạt mức 150.000 – 200.000 tấn/năm gạo chất lƣợng cao và an toàn” [53, tr. 23]
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, đƣa tỷ trọng sản phẩm qua chế biến và sơ chế đạt 65 – 70 % so với sản lƣợng.
- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn bằng các giải pháp phát triển mạnh về chăn nuôi và dịch vụ, phấn đấu
87
đến năm 2020 đƣa tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 31,4% tổng giá trị sản lƣợng nông nghiệp. Các dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn đƣợc đầu tƣ phát triển đồng bộ gắn với vùng nguyên liệu chế biến.
- Đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và dịch vụ ngành nghề để tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo.
- Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng nông thôn để đảm bảo an toàn cho 100% diện tích canh tác, đảm bảo trên 95% hộ ở nông thôn có nƣớc sạch sử dụng, 100% hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia, hoàn chỉnh các điểm và tuyến dân cƣ vƣợt lũ.
- Bảo vệ tốt môi trƣờng sinh thái bằng cách xã hội hóa việc trồng cây và bảo vệ rừng. Nâng cao độ che phủ rừng và cây ăn trái chiếm 41% diện tích tự nhiên.
3.2 Những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tƣ tƣởng Hồ